Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh đái tháo đường, những điều cần biết

Thứ sáu, 02:04 10/11/2006 | Sống khỏe

Tôi cần thông tin đầy đủ về bệnh tiểu đường, ăn uống kiêng cữ như thế nào? Xin hãy cho tôi thông tin về bệnh này. Cảm ơn! (Huỳnh Thị Bích Huyền, thuquan@)

- Tiểu đường hay đái tháo đường là một vấn đề lớn của xã hội và y học ngày nay, do đó trong khuôn khổ một cuộc trả lời nhanh, chúng tôi chỉ giúp bạn một số thông tin cơ bản mà thôi.

Đái tháo đường là một bệnh về nội tiết trong đó cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin do tuyến tụy tiết ra. Insulin có chức năng giúp cho tế bào hấp thu glucose để tạo ra năng lượng, đồng thời insulin còn giúp cho gan dự trữ glucose. Nếu thiếu insulin sẽ làm nồng độ glucose trong máu tăng cao, cơ thể sẽ bài tiết glucose ra ngoài theo đường tiểu gây ra tiểu nhiều, khát nước nhiều, sụt cân, mau đói, mệt mỏi.

Người ta chia đái tháo đường ra làm 2 loại chính là:

1. Đái tháo đường type I: là loại đái tháo đường phụ thuộc insulin, thường gặp ở người trẻ tuổi < 35 tuổi, lứa tuổi hay gặp nhất là 10 - 16 tuổi. Đây là một dạng bệnh nặng trong đó các tế bào của tuyến tụy có nhiệm vụ tiết insulin bị phá hủy nên cơ thể hoàn toàn không có insulin để sử dụng. Nếu không điều trị bằng cách tiêm insulin, bệnh nhân sẽ hôn mê và tử vong.

2. Đái tháo đường type II: là loại đái tháo đường không phụ thuộc insulin, bệnh thường gặp ở người > 40 tuổi, người béo phì, trong đó cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ cho nhu cầu. Bệnh diễn tiến từ từ, có khi không có triệu chứng gì cả và bệnh nhân phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ có thử đường trong máu và nước tiểu.   

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường:

Người ta nhận thấy bệnh đái tháo đường có tính di truyền, tuy nhiên chỉ có một số trường hợp người mang gen di truyền bệnh đái tháo đường phát triển thành bệnh, có thể là do các yếu tố thuận lợi làm khởi phát bệnh như: nhiễm virus, nhiễm trùng, viêm tụy, bệnh lý tuyến giáp, sử dụng thuốc corticoid, có thai, béo phì...

Để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người ta cho thử nồng độ đường trong máu và nước tiểu khi đói, làm nghiệm pháp dung nạp glucose.

Điều trị: mục tiêu của điều trị là giữ mức glucose trong máu càng ở mức bình thường càng tốt (bình thường nồng độ glucose trong máu từ 0,7 - 1,2 g/ lít ở người trẻ và 0,8 - 1,5g/ lít ở người > 60 tuổi)

- Đối với đái tháo đường type I: điều trị chủ yếu là tiêm insulin mỗi ngày 2- 4 lần, đồng thời điều chỉnh việc ăn uống các chất bột đường về số lượng, thời gian giữa các bữa ăn cho phù hợp với sự đáp của từng người. Bệnh nhân trong khi điều trị có thể có những cơn hạ đường huyết do rối loạn sự cân bằng giữa glucose và insulin được đưa vào (chóng mặt, đổ mồ hôi, hôn mê…) nên đề phòng bằng cách lúc nào trong túi cũng có đường hoặc kẹo glucose.

- Đối với đái tháo đường type II: do tuyến tụy chỉ giảm sản xuất insulin nên việc điều trị chủ yếu dựa vào chế độ ăn phù hợp bằng cách kiểm soát lượng bột đường đưa vào cơ thể hàng ngày tùy thuộc vào cân nặng, chiều cao, tính chất công việc và độ dung nạp của bệnh nhân, giảm trọng lượng cơ thể, vận động thường xuyên. Nếu áp dụng các phương pháp trên mà đường máu vẫn còn cao thì có thể dùng thuốc hạ đường huyết dạng uống để kích thích tuyến tụy sản xuất insulin nhiều hơn (phải điều trị thử sau đó mới gia giảm liều lượng, thời điểm uống trong ngày sao cho đạt kết quả tối ưu nhất).

Ngoài ra, đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng như: bong võng mạc, đục thủy tinh thể, xơ vữa động mạch, viêm dây thần kinh ngoại biên, loét chân, suy thận... nên bạn phải tái khám thường xuyên mỗi tháng để được theo dõi các biến chứng.

Bệnh đái tháo đường là một bệnh mạn tính, tuy nhiên bệnh nhân vẫn có một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa nếu bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu thông qua kiểm soát việc ăn uống chất bột đường, vận động cơ thể, không để béo phì và dùng thuốc hạ đường huyết, đề phòng và phát hiện các biến chứng (nhiều người vẫn chung sống  với bệnh đái tháo đường vài chục năm).

Bạn nên đến chuyên khoa nội tiết ở các cơ sở y tế để được hướng dẫn đầy đủ và cụ thể hơn.                                                                                                  

(theo Tuổi trẻ online)

son
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 7 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 7 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Y tế - 12 giờ trước

12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Y tế - 15 giờ trước

Trong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị viêm da?

Làm gì khi trẻ bị viêm da?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Làn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

Top