Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa vì các thói quen xấu nhiều người mắc

Thứ năm, 19:00 01/04/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet – Đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do lối sống không lành mạnh, thường xuyên bị stress, thói quen ăn uống chưa hợp lý, hút thuốc lá, uống rượu bia…Tuy nhiên, phần lớn những người trẻ bị đột quỵ lại nhập viện muộn vì chủ quan không nghĩ rằng mình mắc căn bệnh này.


Bệnh có xu hướng gia tăng ở người trẻ

Đang đi chợ cùng chồng, chị Đinh Thị H (38 tuổi, ở Thanh Thủy, Phú Thọ) đột nhiên bị đau đầu, chóng mặt, nôn nhiều, sau đó, suy giảm ý thức, ngã gục tại chợ và rơi vào hôn mê. Chị H được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện sau đó chuyển lên Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng rối loạn ý thức, liệt nửa người trái, cơ lực yếu.

Tại bệnh viện, hình ảnh chụp số hóa cho thấy, bệnh nhân bị nhồi máu não tắc động mạch thân nền. Nhận định tiên lượng nặng, các bác sĩ lập tức tiến hành can thiệp lấy huyết khối. Ngay sau khi kết thúc thủ thuật, người bệnh đã qua cơn nguy kịch, dần hồi phục cơ lực và cải thiện ý thức hơn.

Bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa vì các thói quen xấu nhiều người mắc - Ảnh 2.

Bác sĩ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho người bệnh bị đột quỵ. Ảnh BV


Không chỉ bệnh nhân H, thực tế, tại các bệnh viện trên cả nước ngày càng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ nhập viện. Nhiều trường hợp may mắn được cứu sống vì được phát hiện sớm, cấp cứu trong "giờ vàng". Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp đã không qua khỏi do vào viện muộn, không còn cơ hội điều trị.

Điều đáng nói, theo các bác sĩ, không chỉ người cao tuổi, số bệnh nhân là người trẻ bị đột quỵ ngày càng có xu hướng gia tăng, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Thông tin từ Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy, trong năm 2020, đơn vị này đã ghi nhận và điều trị cho nhiều trường hợp trong độ tuổi thanh thiếu niên bị đột quỵ não.

Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ cho biết, số bệnh nhân trẻ chiếm gần 10% số bệnh nhân đột quỵ nói chung tại Trung tâm. "Đây là con số không nhỏ và có xu hướng ngày càng gia tăng", PGS.TS Mai Duy Tôn nói.

Theo Giám đốc Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai, phần lớn những người trẻ bị đột quỵ lại nhập viện muộn vì chủ quan không nghĩ rằng mình bị đột quỵ. Điều này khiến bản thân người bệnh mất đi cơ hội hồi phục trong giờ vàng và để lại hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Tại sao còn trẻ đã bị đột quỵ?

Nói về căn bệnh đột quỵ, BS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết: Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe mà không hề có những dấu hiệu báo trước.

Với thực tế đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, theo BS Khiêm, điều này có thể do thực trạng lối sống không lành mạnh, thường xuyên bị stress, thói quen ăn uống chưa hợp lý (ăn nhiều muối, chất béo), hút thuốc lá, uống rượu bia…

Bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa vì các thói quen xấu nhiều người mắc - Ảnh 3.

Hút thuốc lá, uống rượu bia và tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh là các thói quen xấu khiến người trẻ dễ mắc bệnh. Ảnh minh họa


Bên cạnh đó, đột quỵ ở người trẻ cũng có thể là do bệnh lý tim mạch, dị dạng mạch máu não, một số trường hợp phụ nữ bị đột quỵ do uống thuốc tránh thai, thuốc kích thích gây viêm hoặc vỡ mạch máu.

Đề cập cụ thể hơn đến lý do người trẻ có nguy cơ bị đột quỵ, theo BS Phạm Văn Cường, Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viên Trung ương Quân đội 108, có 6 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. 

Một là, bệnh lý dị dạng mạch máu não. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên đột quỵ chảy máu não ở những người trẻ tuổi.

"Sự phát triển bất thường của mạch máu não có thể gây nên những túi phình – với thành mạch máu mỏng, là nguyên nhân có thể gây xuất huyết não. Hoặc mạch máu có thể bị bóc tách gây hẹp, tắc mạch – nhồi máu não", BS Cường thông tin.

"Thủ phạm" thứ hai là do tình trạng hút thuốc lá. Theo đó, có khoảng 50% số bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có tiền sử hút thuốc lá. Thực tế, thời gian qua, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận không ít trường hợp bị đột quỵ vì có tiền sử hút thuốc lá lâu năm, có người sử dụng 1,5 bao thuốc/ngày.

Nguyên nhân thứ ba được BS Cường chỉ ra đó là tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Cụ thể, người trẻ hiện nay với thói quen ăn uống có hại sức khỏe như ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn…nên ngày càng đối diện với các bệnh lý mạch máu lớn và nhỏ sớm hơn (bệnh lý đột quỵ, tim mạch …)

Cũng theo BS Cường, các nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy khoảng 10% các bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có thừa cân. Tại Việt Nam, dù chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, tuy nhiên có một thực trạng là trong những năm qua (từ 2014 đến 2020), tỷ lệ người béo phì tại Việt Nam đã tăng 33%, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Đây là hệ lụy của chế độ ăn uống không khoa học, ngồi máy tính, sử dụng điện thoại quá nhiều hơn là tham gia các hoạt động thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe.

Một nguyên nhân khác khiến tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ gia tăng là do bệnh lý tăng huyết áp. Theo số liệu của Hội Tim mạch Việt Nam thì cứ 4 người từ 25 - 49 tuổi thì có một người tăng huyết áp và đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ.

Cùng với đó, đái tháo đường gặp ở 30% bệnh nhân đột quỵ trẻ. Theo đó, nhiều ca bệnh được ghi nhận ở trẻ nhỏ từ 9 đến 13 tuổi, thanh niên từ 20 đến dưới 30 tuổi. Thói quen ăn uống thay đổi, lối sống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường khiến độ tuổi mắc tiểu đường càng trẻ.

Ngoài ra, uống rượu bia, đặc biệt là rượu nặng cũng có liên quan chặt chẽ đến sự tăng lên của bệnh lý chảy máu não ở bệnh nhân trẻ tuổi.

Để giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ khi còn trẻ, các chuyên gia khuyến cáo, việc quan trọng là đẩy lùi các yếu tố nguy cơ, tức là tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, tích cực vận động thể dục thể thao, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn, nói không với thuốc lá, hạn chế bia rượu… Đồng thời, khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ (nếu có), từ đó, có biện pháp can thiệp kịp thời.

Mai Thùy

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 11 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 13 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 14 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top