Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh Hansen là bệnh gì?

Thứ năm, 07:15 11/01/2018 | Sống khỏe

Tôi là công nhân, chúng tôi có thuê phòng ở chung, bạn tôi có người thân cùng ở bị bệnh Hansen, đã điều trị ổn định.

Vậy tôi xin hỏi bệnh trên là bệnh gì, bệnh có lây không, đường lây truyền và phòng bệnh Hansen như thế nào?

Lý Thanh Công Trường - Đồng Nai

Bệnh Hansen, theo thuật ngữ y khoa Việt Nam gọi là bệnh phong, còn có tên khác ở miền bắc gọi là bệnh hủi, miền Nam gọi là bệnh cùi, miền Trung gọi là bệnh phung. Để tránh thành kiến sai lầm nên được gọi với tên chung là bệnh Hansen.
Bệnh Hansen, theo thuật ngữ y khoa Việt Nam gọi là bệnh phong, còn có tên khác ở miền bắc gọi là bệnh hủi, miền Nam gọi là bệnh cùi, miền Trung gọi là bệnh phung. Để tránh thành kiến sai lầm nên được gọi với tên chung là bệnh Hansen.

Bệnh Hansen được phát hiện từ lâu, nhưng mãi đến năm 1873 được bác sĩ người Na Uy tên là Armauer Hansen tìm ra tác nhân gây bệnh, là một loại trực khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium Leprae hay còn được gọi là trực khuẩn Hansen, viết tắt là BH (Bacille Hansen), là bệnh lây truyền chứ không phải là bệnh di truyền. Bệnh rất khó lây. Qua nhiều cuộc nghiên cứu, người ta thấy rằng tỉ lệ lây lan trong các cặp vợ chồng hoặc trong gia đình có người bệnh Hansen chỉ lây từ 2 - 5%. Nguồn lây chủ yếu hầu như chỉ có bệnh nhân Hansen, thể nhiều khuẩn chưa điều trị, trực khuẩn được bài tiết ra ngoài từ người bệnh qua 2 đường chính là đường hô hấp và đường da bị lở loét, trong đó chủ yếu là đường hô hấp từ chất nhầy mũi. Trực khuẩn Hansen có thể sống ở môi trường ngoài cơ thể khoảng 1 - 2 tuần. Người lành bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, qua đường đường hô hấp và qua da bị trầy xước do chấn thương, trong đó đường hô hấp là chủ yếu, khả năng mắc bệnh còn tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể người tiếp xúc. Ngoài đường lây nhiễm trực tiếp, lây nhiễm gián tiếp trong bệnh Hansen không giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển của bệnh, tuy nhiên bệnh có thể lây qua vật dụng dùng chung như mặc chung quần áo, chung giường nằm, vật dụng dùng chung hằng ngày vì trực khuẩn Hansen có thể tồn tại nhiều ngày ở môi trường bên ngoài, việc lây nhiễm qua côn trùng đốt hiện nay còn tiếp tục nghiên cứu.

Về phòng bệnh, biện pháp phòng bệnh chủ yếu hiện nay là phát hiện sớm, điều trị kịp thời, trong đó việc giáo dục sức khỏe phải được thực hiện thường xuyên và rộng khắp nhằm giúp cho mọi người dân có kiến thức căn bản về bệnh Hansen, có quan niệm đúng đắn về bệnh Hansen: không còn là bệnh nan y và bệnh không đáng sợ nữa, là một bệnh nhiễm trùng, có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Mọi người cần có nếp sống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh thân thể, vệ sinh nơi ở, đồng thời ăn uống đầy đủ, hợp lý để nâng cao sức đề kháng chống đỡ với bệnh tật, biết các dấu hiệu sớm của bệnh như: xuất hiện trên da một đốm bất thường kèm theo rối loạn cảm giác cần được khám sớm chuyên khoa da liễu để phát hiện và điều trị kịp thời .

Tóm lại, bệnh Hansen ngày nay không còn là bệnh nan y. Ngành y tế đã đề ra chương trình thanh toán bệnh Hansen, bệnh được điều trị tại nhà bằng ngân sách nhà nước và viện trợ quốc tế, bệnh nhân luôn được cộng đồng và xã hội quan tâm động viên, giúp đỡ, theo dõi và điều trị tại y tế địa phương.

Theo BS.CKI. Trần Quốc Long/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Sau khi dọn bùn đất sau lũ không sử dụng đồ bảo hộ, người đàn ông 52 tuổi tại Lào Cai đã phải nhập viện do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore nguy hiểm.

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

Sống khỏe - 4 giờ trước

Ăn nhiều thịt không phải là cách tốt nhất để cung cấp protein cho cơ thể. Có rất nhiều thực phẩm giàu protein lành mạnh khác tốt cho sức khỏe và tốt cho tim hơn.

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Sống khỏe - 4 giờ trước

Bác sĩ Trung nén đau thương hiến giác mạc theo di nguyện lúc sinh thời của mẹ. Khi hoàn thành thủ tục, vị bác sĩ quân y ôm mẹ khóc.

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Phụ nữ uống 7 ly rượu mỗi tuần, nam giới uống 14 ly sẽ đối mặt với nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 20 giờ trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Một số loại trà có tác dụng làm dịu, tốt cho người viêm loét đại tràng. Tham khảo 4 loại trà dưới đây để biết về tác dụng của chúng.

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Đầu gối yếu, lỏng lẻo hay thoái hóa khiến nhiều người lo ngại không chạy bộ. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện một số bài tập tăng cường sức mạnh cho đầu gối thì hoàn toàn có thể thực hiện chạy bộ mỗi ngày.

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nếu mang nhóm máu O, bạn sẽ có khả năng sống lâu hơn người mang nhóm máu khác, trong khi nguy cơ bị đông máu sẽ cao hơn nếu bạn mang nhóm máu AB. Hãy cùng tìm hiểu nhóm máu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ dưới đây.

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Lá nếp được ghi nhận có công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Các chiết xuất hóa học từ lá nếp chứa nhiều hợp chất phenol và có tác dụng hạ đường huyết...

Điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đi bộ mỗi ngày trở thành thói quen của nhiều người, nhất là người muốn giảm cân, người cao tuổi, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Top