Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh rối loạn lưỡng cực khiến Britney Spears phải chịu 12 năm giám hộ: Nhiều người trẻ cũng có thể mắc nếu thấy bản thân có những dấu hiệu này

Thứ sáu, 18:37 25/06/2021 | Sống khỏe

Nhiều người thắc mắc rằng căn bệnh rối loạn lưỡng cực mà Britney Spears mắc thực sự là gì, nó nguy hiểm như thế nào mà cần đến sự giám hộ, liệu căn bệnh này có thể điều trị khỏi được không, và dấu hiệu mắc bệnh là gì?.

Câu chuyện Britney Spears phải chịu 12 năm giám hộ từ bố đang là tâm điểm chú ý của người hâm mộ trên khắp thế giới. Tại phiên tòa ngày 23/6, Britney Spears đã nói về những điều khốn khổ cô phải chịu đựng và xin tòa xóa bỏ quyền giám hộ của bố đẻ, trả cô về cuộc sống tự do.

Vì sao Britney Spears phải chịu 12 năm giám hộ là điều nhiều người thắc mắc. Vào năm 2006-2008, một loạt biến cố trong hôn nhân đã khiến Britney Spears bỏ bê sự nghiệp, ăn chơi sa đọa và dùng cả chất kích thích, kể từ đó, nữ ca sĩ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực.

Bệnh rối loạn lưỡng cực khiến Britney Spears phải chịu 12 năm giám hộ: Nhiều người trẻ cũng có thể mắc nếu thấy bản thân có những dấu hiệu này - Ảnh 1.
Bệnh rối loạn lưỡng cực khiến Britney Spears phải chịu 12 năm giám hộ: Nhiều người trẻ cũng có thể mắc nếu thấy bản thân có những dấu hiệu này - Ảnh 2.

Sau khi phát hiện ra bệnh, Britney Spears tự nhốt mình trong phòng cùng 2 con trai tới 72 giờ khiến cảnh sát phải can thiệp để đưa cả 3 ra ngoài. Chính vụ việc khiến cô phải chịu sự giám hộ của bố từ năm 2008 đến nay.

Cũng liên quan đến căn bệnh này, trong phiên tòa ngày 23/6, "công chúa nhạc pop" cũng cho biết, bác sĩ riêng đã kê đơn để cô uống lithium khiến đầu óc tôi không thể tỉnh táo và không thể nói chuyện với ai.

Lithium là một loại dược phẩm được sử dụng như một chất ổn định tâm trạng. Nó được sử dụng để điều trị các rối loạn như rối loạn lưỡng cực. Nếu người bệnh dùng quá liều thuốc Lithium và có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, ù tai, mờ mắt, khó đi lại, buồn ngủ bất thường, co giật, run rẩy, mất ý thức... hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

Đến nay, nhiều người vẫn thắc mắc không biết căm bệnh rối loạn lưỡng cục mà Britney Spears mắc thực sự là gì, nó nguy hiểm như thế nào mà cần đến sự giám hộ, liệu căn bệnh này có thể điều trị khỏi được không, và dấu hiệu mắc bệnh là gì.

Rối loạn lưỡng cực là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm).

Bệnh có tính chất chu kỳ, người bệnh biểu hiện tâm trạng từ lạc quan, bay bổng xen giữa bi quan, chán ghét cuộc sống. Người mắc chứng bệnh này khó duy trì quan hệ xã hội, có đôi khi bị mọi người xa lánh.

Bệnh rối loạn lưỡng cực khiến Britney Spears phải chịu 12 năm giám hộ: Nhiều người trẻ cũng có thể mắc nếu thấy bản thân có những dấu hiệu này - Ảnh 3.

Có 3 nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cựcc phổ biến nhất:

- Di truyền: Nếu trong nhà từng có người mắc bệnh này thì chắc chắn sẽ di truyền lại cho con cháu đời sau.

- Tâm lý xã hội tác động: Người bệnh này sẽ bị một số thứ trong cuộc sống tác động như bị chỉ trích, thất vọng trong tình cảm, công việc, học vấn...

- Yếu tố tâm lý cá nhân: Người đã từng mắc bệnh trầm cảm thì rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra.

Theo các chuyên gia, chứng bệnh này rất nguy hiểm. Nó gây ảo giác cùng suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bệnh nhân chán nản, muốn chết hoặc tự tử theo nhiều cách khác nhau.

Triệu chứng của rối loạn lưỡng cực là gì?

Chứng rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thông thường được chẩn đoán ở tuổi vị thành niên hoặc lứa tuổi đầu những năm 20, nhất là ở lứa tuổi 25. Các triệu chứng có thể thay đổi từ người này sang người khác, và các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian.

Bệnh rối loạn lưỡng cực khiến Britney Spears phải chịu 12 năm giám hộ: Nhiều người trẻ cũng có thể mắc nếu thấy bản thân có những dấu hiệu này - Ảnh 4.

Triệu chứng của rối loạn lưỡng cực khá đơn giản nên rất dễ bị bỏ qua. Cụ thể là:

* Giai đoạn hưng cảm

- Thái độ lạc quan bất thường

- Năng lượng tăng vọt

- Dễ bị kích động

- Cường điệu về hạnh phúc và tự tin (hưng phấn)

- Giảm nhu cầu ngủ

- Nói nhiều

- Có những ý nghĩ hoang tưởng

- Dễ bị phân tâm

* Giai đoạn trầm cảm

- Chán nản

- Mất hứng thú trong hầu hết các hoạt động

- Tăng hoặc giảm cân đáng kể

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

- Luôn có cảm giác bồn chồn

- Mất năng lượng

- Luôn cảm thấy bản thân không có giá trị và mang cảm giác tội lỗi

- Thiếu tập trung

- Suy nghĩ, lên kế hoạch tự tử

- Lo lắng, đau khổ

- U sầu

- Rối loạn tâm thần

Rối loạn lưỡng cực có thể điều trị được không?

Nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực thường không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể làm giảm triệu chứng bằng các loại thuốc hướng tâm thần và liệu pháp tâm thần.

Nếu điều trị sớm và đúng phác đồ, người bệnh sẽ thuyên giảm triệu chứng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ để người bệnh tiếp xúc với một vài liệu pháp tâm lý để điều trị rối loạn hành vi và cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được yêu cầu phải ngủ đủ giấc, tránh xa các chất kích thích, có lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân bằng...

Để phòng tránh rối loạn lưỡng cực, tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi cần thông báo với bác sĩ khi nghi ngờ bản thân có những triệu chứng của rối loạn lưỡng cực. Trong cuộc sống, cần giữ vững tinh thần lạc quan, sống hòa đồng với gia đình, bạn bè.

Đỗ Đỗ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 6 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 8 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Top