Bệnh tăng huyết áp: Hiểu đúng để phòng ngừa tốt hơn
Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến trên toàn cầu với hơn 1,6 tỷ người mắc và ngày một tăng lên, tỷ lệ kiểm soát bệnh chưa cao. Đây là một chứng bệnh nguy hiểm và có tính chất lâu dài nên việc phòng ngừa hết sức quan trọng.
Thực tế cho thấy nhiều trường hợp chỉ phát hiện tăng huyết áp lúc biến chứng đã xảy ra, để lại di chứng nặng nề đến sức khỏe người bệnh.
Hiểu đúng về bệnh tăng huyết áp
Huyết áp là áp lực của dòng máu trong lòng động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Thông thường, huyết áp không phải luôn ổn định hay giữ cùng một chỉ số mà sẽ thay đổi tùy theo hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Huyết áp tăng cao làm áp lực dòng máu trong lòng động mạch quá lớn sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến cố tim mạch. Nguy hiểm nhất là vỡ mạch máu; nếu tại não thì gây ra xuất huyết não, bệnh nhân bị yếu liệt, nói khó hay nặng hơn là lú lẫn, hôn mê.
Tăng huyết áp – "Kẻ giết người thầm lặng"
Phần lớn những người bị tăng huyết áp thường không biết bản thân mình có bệnh cho đến khi những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp là nhồi máu cơ tim và đột quỵ xảy ra. Cũng chính vì điều này mà bệnh tăng huyết áp được ví von như một "Kẻ giết người thầm lặng". Trên thực tế có nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không hề hay biết bởi tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng báo trước. Đến khi người bệnh ý thức được thì đã bị mắc các biến chứng không những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống mà còn có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Các tác động điển hình nhất với bệnh nhân tăng huyết áp thường là:
Tác động đến tim: Tăng huyết áp làm tăng gánh nặng cho tim và hệ thống động mạch của bạn. Khi tim phải hoạt động quá sức trong một thời gian dài, nó sẽ có xu hướng phình to ra, thành tim cũng bị dày lên lâu dần sẽ dẫn đến suy tim.
Ảnh hưởng đến động mạch: Tăng huyết áp cũng thúc đẩy và góp phần gây ra xơ vữa động mạch. Đây là bệnh lý nguy hiểm dẫn tới nhiều biến chứng tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành mạn tính, bệnh động mạch chủ hoặc động mạch ngoại vi... Người bị huyết áp tăng nếu không kiểm soát được thì dễ dẫn tới các nguy cơ: tăng bệnh mạch vành gấp 3 lần, suy tim tăng 6 lần, đột quỵ tăng 7 lần...
Gây tổn thương thận và mắt: Các nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp còn có thể gây tổn thương thận và mắt.

Phòng ngừa tăng huyết áp hiệu quả
Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Trong khẩu phần ăn hàng ngày, hãy bổ sung thêm rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và chế phẩm sữa ít béo. Các thực phẩm trên rất giàu kali, canxi, magie và axit béo omega-3, được chứng minh là giúp phòng ngừa tăng huyết áp hiệu quả. Nên cắt giảm tối đa lượng muối hấp thụ hàng ngày. Càng ăn nhạt, càng tiêu thụ ít muối (dưới 5g/ngày) thì càng tốt cho người bị huyết áp cao.
Nên ăn: Hoa quả, rau, ngũ cốc thô như gạo lứt, các loại đậu..., thực phẩm nhiều xơ (vì chất xơ có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp). Nên ăn thức ăn không có mỡ và rất ít mỡ, tiêu thụ chất béo có nguồn gốc thực vật, dầu thực vật, dầu cá; ăn các loại hải sản giàu Omega 3 như cá hồi, cá trích..và mỗi ngày nên ăn khoảng 55 - 95g các chế phẩm từ sữa như sữa chua.
Không nên ăn: các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò..., lòng đỏ trứng, nội tạng, tiết động vật, các loại thức ăn nhanh (mì tôm...) và thực phẩm ăn sẵn chiên rán. Hạn chế các loại nước ngọt có ga, các loại bia, bột nở, các loại bột làm sủi bọt...
Tăng cường tập luyện thể lực: Cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống thì tập luyện thể lực là một phần không thể thiếu của chương trình điều trị hàng ngày. Luyện tập thể dục thường xuyên có tác dụng làm giảm huyết áp và giảm cân nặng, duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng. Nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần.

Điều chỉnh lối sống lành mạnh: Từ bỏ những thói quen không tốt như uống rượu bia quá mức, hút thuốc lá, thức khuya sẽ khiến nguy cơ tăng huyết áp giảm đáng kể. Các nghiên cứu chỉ rõ các thói quen trên làm gia tăng nguy cơ tim mạch gấp nhiều lần ở người cao huyết áp. Ngưng hút thuốc, hạn chế uống rượu, không nên thức khuya, làm việc quá căng thẳng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
Quan trọng nhất là kiên trì, tuân thủ
Điều trị tăng huyết áp không phải như điều trị các bệnh nhiễm trùng khác. Điều trị phải lâu dài, không được bỏ giữa chừng và cần tuân thủ uống thuốc đều đặn.. Nhiều người sau một thời gian uống thuốc, thấy huyết áp xuống là bỏ không uống thuốc nữa hoặc uống thuốc không đều. Như vậy, khi ngừng uống thuốc, huyết áp sẽ tăng trở lại.
Bệnh nhân tăng huyết áp thường có kèm theo nhiều bệnh khác như: rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, béo phì, suy thận, bệnh mạch vành, bệnh mạch não…. Do vậy thuốc trong điều trị cần phải phối hợp nhiều loại, tuy nhiên phải điều trị tăng huyết áp đạt huyết áp mục tiêu cộng với điều trị khống chế tất cả các yếu tố nguy cơ khác.
Theo BS Nguyễn Loan/Sức khỏe & Đời sống

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 6 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 21 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.