Bệnh tiểu đường nặng hơn do kiêng sai cách
Thay toàn bộ loại sữa thường uống bằng sữa dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường, ông Hoàng không hiểu nổi khi thấy đường huyết tăng vọt.
![]() |
Càng “kiêng” càng bệnh
Từng sống nhiều năm ở phương Tây nên ông Hoàng có thói quen uống sữa thường xuyên, ngày nào cũng phải 3 cốc. Thường ông uống sữa tươi, tự pha thêm đường, và sữa bột do các con mua cho. Khi thấy mình đường huyết cao, ông quyết định không uống sữa thường nữa mà chuyển sang loại dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường cho yên tâm. Sáng, ông làm một cốc trước khi ăn sáng, khoảng 4 giờ chiều một cốc và 9 giờ tối một cốc nữa.
Uống sữa thế nào cho đúng?
Ngay trên nhãn sữa dành cho người tiểu đường cũng thường ghi rõ trong phần hướng dẫn sử dụng: Có thể dùng thế hoàn toàn bữa ăn chính hoặc để làm bữa ăn phụ. Dù sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn các loại sữa và thực phẩm khác nhưng nó vẫn cung cấp một lượng đáng kể chất bột – đường. Vì thế, nếu mệt và không muốn ăn khi đến bữa, bạn có thể thay thế bằng một cốc sữa này. Nếu bạn vẫn ăn uống bình thường, bữa ăn đã cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng thì không cần và không nên uống thêm.
Nhiều bệnh nhân không uống được sữa dành cho người tiểu đường, trong trường hợp đó họ vẫn có thể dùng sữa tươi không đường đã tách béo. Tuy nhiên, lượng uống vào vẫn phải khống chế chứ không thể dùng vô tội vạ, vì sữa tươi không đường tách béo vẫn có chỉ số đường huyết cao hơn sữa cho người tiểu đường.
Một điều bệnh nhân cần biết là sữa dành cho người tiểu đường cần được dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc; đây cũng là điều được ghi trên nhãn các sản phẩm này. Tùy vào thể trạng và các chỉ số cụ thể của bạn mà bác sĩ trực tiếp theo dõi bạn sẽ có hướng dẫn cụ thể về liều lượng. Việc pha sữa cũng phải đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, không được loãng hay đặc hơn. Sữa dành cho người lớn tiểu đường không nên dùng cho trẻ em mắc bệnh này, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Loại sữa này cũng không hề có tác dụng phòng ngừa tiểu đường cho những người chưa mắc bệnh.
Có được ăn sữa chua không?
Đây cũng là thắc mắc của nhiều bệnh nhân tiểu đường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa vì nó có rất nhiều dưỡng chất, lại dễ dung nạp vì đường lactoza trong sữa đã được “xử lý”, trở nên dễ tiêu. Vì thế, sữa chua cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng phải là loại sữa chua không đường. Việc dùng sữa chua có đường vẫn làm đường huyết tăng cao. Ngay cả với sữa chua không đường, bạn cũng không nên ăn nhiều một lúc, và cần theo dõi đường huyết để có điều chỉnh hợp lý.
Khi đã bị tiểu đường, bạn không chỉ cần kiêng đồ ngọt mà còn nên hạn chế tối đa chất béo, phủ tạng động vật, thức ăn chiên xào, nhiều muối; nên bổ sung chất xơ và vitamin.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 4 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 19 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.