Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh truyền nhiễm tại TPHCM 7 tháng đầu năm 2019: Số ca bệnh sởi giảm nhờ tiêm chủng

Thứ năm, 16:14 12/09/2019 | Y tế

GiadinhNet - Đến hết ngày 31/7/2019, nhờ những nỗ lực vận động tiêm chủng số ca bệnh sởi đã giảm rõ rệt; trong khi bệnh sốt xuất huyết đang bước vào mùa dịch theo diễn biến hàng năm với số ca hàng tuần tăng nhanh; bệnh tay chân miệng ổn định.

Bệnh sởi đang giảm mạnh

Bệnh truyền nhiễm tại TPHCM 7 tháng đầu năm 2019: Số ca bệnh sởi giảm nhờ tiêm chủng - Ảnh 1.

Bệnh sởi ở TPHCM giảm mạnh do nỗ lực của cả cộng đồng chung tay phòng chống bệnh sởi. Ảnh: TTXVN

Trong tháng 7 đầu năm 2019, toàn thành phố có 269 ca sởi được báo cáo (trong đó có 141 ca nội trú và 118 ca ngoại trú), giảm 24% so với tháng 6 và giảm 82% so với tháng 1 – tháng có số ca bệnh cao nhất kể từ tháng 8/2018; diễn tiến này cho thấy vụ dịch sởi 2018 – 2019 đã đi vào giai đoạn cuối. 

Sự sụt giảm mạnh số ca bệnh sởi trong 4 tháng qua là kết quả từ những nỗ lực rất lớn của cả cộng đồng chung tay phòng chống bệnh sởi. Chiến dịch tiêm vét vắc xin sởi – rubella đã bao phủ cho 97,2% trẻ em sinh các năm từ 2014 – 2017. 

Hoạt động tiêm chủng thường xuyên và tiêm vét thường xuyên được đôn đốc nhằm tiêm chủng đúng lịch cho trẻ em dưới 2 tuổi. Bên cạnh đó các hoạt động truyền thông đại chúng nhằm vận động tiêm chủng cho các độ tuổi lớn hơn, hoạt động kiểm soát ca bệnh, hạn chế lây lan tại cộng đồng cũng góp phần làm giảm số ca bệnh sởi.

Để thực hiện mục tiêu, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp như tăng cường các hoạt động quản lý đối tượng và truyền thông vận động trong tiêm chủng thường xuyên, chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng công và tư tuân thủ lịch Tiêm chủng mở rộng...

Bệnh sốt xuất huyết vào mùa cao điểm hàng năm

Bệnh truyền nhiễm tại TPHCM 7 tháng đầu năm 2019: Số ca bệnh sởi giảm nhờ tiêm chủng - Ảnh 2.

Người bệnh sốt xuất huyết điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Trong tháng 7, số ca sốt xuất huyết tại thành phố được báo cáo là 6456 ca, tăng 123% so với tháng 6, trong đó có 3696 ca nội trú và 2760 ca ngoại trú. Số ca tích lũy trong 7 tháng qua là 31.787 ca (gồm 18.255 ca nội trú và 13.532 ca nội trú); tăng 160% so với cùng kỳ năm 2018. Diễn tiến của bệnh tương tự như mùa dịch những năm trước, với mùa dịch bắt đầu từ tháng 6 năm trước và kết thúc khoảng tháng 3 năm sau.

Tại thành phố Hồ Chí Minh các hoạt động phòng chống bệnh sốt xuất huyết luôn là các hoạt động cốt lõi của Kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm hàng năm với thông điệp xuyên suốt là "Không lăng quăng, không muỗi, không sốt xuất huyết". 

Tuy nhiên để kiểm soát được lăng quăng và muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thì phải xuất phát từ những hành động cụ thể của từng người, từng gia đình, từng cơ quan, công sở. Những hành động rất đơn giản, nhưng nếu chúng ta nhớ và làm hàng ngày sẽ góp phần giảm nguy cơ lây lan một căn bệnh nguy hiểm, bảo vệ cho bản thân và mọi người xung quanh.

Thực hiện chỉ thị 07/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Sở Y tế Thành phố đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận huyện khẩn trương tiến hành các biện pháp kiểm soát sốt xuất huyết, đã gửi văn bản đến các Ủy ban nhân dân quận huyện để phối hợp tổ chức các hoạt động kiểm soát sốt xuất huyết tại từng địa phương; phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố, Thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở Giáo Dục – Đào tạo tổ chức các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết trong cộng đồng và các cơ quan tổ chức; giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật tham mưu tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng và chiến dịch truyền thông tại thành phố. 

Chiến dịch năm nay sẽ tập trung vào các giải pháp tác động đến hành vi của cá nhân trong phòng bệnh sốt xuất huyết, để "diệt lăng quăng" không chỉ là "công tác" của một cơ quan nào đó làm theo một kế hoạch, có thời hạn mà phải là "hành động" hàng ngày của mỗi công dân. Phương châm của các chiến dịch này là "Cuối tuần không lăng quăng, Cả tuần không có muỗi".

Bên cạnh việc truyền thông các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn cụ thể, đầy đủ cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà rất cần được quan tâm. Trong 7 tháng qua, TPHCM có 7 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; trong đó có đến 5 bệnh nhân là người lớn, 2 bệnh nhân còn lại đều ở độ tuổi thiếu niên. Hầu hết các bệnh nhân tử vong đều đến bệnh viện muộn. Ca bệnh là người lớn cũng chiếm hơn 40% tổng số ca bệnh. 

Trước đây bệnh sốt xuất huyết thường được cho là bệnh của trẻ em, tuy nhiên những năm gần đây, số ca bệnh là người lớn tăng khá rõ. Người lớn mắc bệnh, tâm lý chủ quan không theo dõi sát diễn biến, không đi khám bệnh để được bác sỹ hướng dẫn cách tự chăm sóc tại nhà; trong khi bệnh có thể trở nặng rất nhanh chóng rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 18 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top