Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh vừa khiến 2 người Kon Tum tử vong thuộc nhóm nguy hiểm, bắt buộc khai báo, lây lan rất nhanh

Thứ ba, 18:45 16/10/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet – Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, đây là bệnh nguy hiểm, bắt buộc phải khai báo, lây lan rất nhanh và có thể gây tử vong. Đặc biệt, sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh này.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, từ đầu năm 2018 đến nay, bệnh bạch hầu đã làm 2 trường hợp tử vong.

Các bệnh nhân nhiễm bệnh bạch hầu ở Kon Tum đều không tiêm vaccine

Đó là bệnh nhân nam 14 tuổi (huyện Đắk Tô). Sau vài ngày điều trị, cuối tháng 5/2018, bệnh nhân nam đột ngột tử vong do biến chứng. Tới tháng 9/2018, ngành y tế tỉnh Kon Tum ghi nhận một trường hợp tại huyện Đăk Hà cũng tử vong do bệnh bạch hầu.

Trong tổng số 6 ca mắc bệnh được đưa đến điều trị tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Kon Tum, ngoài 2 ca tử vong, hiện 1 ca đã xác định dương tính bạch hầu, 3 ca còn lại đang chờ kết quả từ Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Các bệnh nhân có biểu hiện đau họng, ho khan, sốt nhẹ, họng có giả mạc.. khi đến viện.

Về nguyên nhân dẫn tới sự bùng phát trở lại của căn bệnh này, theo BS Nguyễn Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, hiện còn nhiều xã "trắng" về công tác tiêm chủng. Những trường hợp mắc bệnh bạch hầu đều không được tiêm chủng.

Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định, bạch hầu thuộc nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong, xếp cùng nhóm với HIV/AIDS... Đây cũng là bệnh bắt buộc phải khai báo.

bệnh bạch hầu

4 bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu đang điều trị tại BVĐK Kon Tum. Ảnh: Vnexpress.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

"Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra" - chuyên gia Cục Y tế dự phòng cho biết.

Nguồn lây từ đâu?

Cũng thông tin từ Bộ Y tế, tại Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vaccine bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) thì bệnh thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao.

Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 hàng năm. Do thực hiện tốt việc tiêm vaccine bạch hầu nên tỷ lệ mắc bệnh này ở Việt Nam đã giảm dần.

Người bình thường mất từ 2-5 ngày (thậm chí hơn) để ủ bệnh. Người bệnh đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, có thể ngay từ cuối thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ lây truyền kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít khi trên 4 tuần.

Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.

Kháng thể miễn dịch của mẹ truyền sang con có tác dụng miễn dịch bảo vệ và thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch đặc hiệu. Bệnh nhân mắc bạch hầu sau khi khỏi bệnh sẽ không bị mắc lại vì cơ thể được miễn dịch lâu dài.

Dấu hiệu nào cảnh báo?

Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu lâm sàng như: Viêm họng, mũi, thanh quản, họng đỏ, nuốt đau, da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ. Khám thấy có giả mạc.

Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% - 10%.

Bệnh nhân nghi ngờ sẽ được cán bộ y tế ngoáy họng lấy chất dịch nhầy ở thành họng hoặc giả mạc tại chỗ viêm để làm xét nghiệm.

Phòng bệnh ra sao?

Vaccine phòng bệnh bạch hầu thường được tiêm phối hợp với vaccine phòng uốn ván và ho gà (vaccine DPT) trong chương trình TCMR hoặc phối hợp trong vaccine 5 trong 1 (bạch hầu – uốn ván – ho gà – viêm gan B – Hib).

Vaccine DPT thường sẽ được tiêm mũi đầu tiên khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Mũi tiêm thứ 2 và thứ 3 sẽ được tiêm khi trẻ đủ 3 tháng và 4 tháng (tức là mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tháng). Vaccine DPT sẽ được tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Trong những trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể sẽ xuất hiện phản ứng dị ứng với vaccine. Phản ứng dị ứng có thể là phát ban hoặc co giật và sẽ tự hết sau một vài ngày.

Với người trưởng thành, khuyến cáo nên tiêm phối hợp vaccine bạch hầu và uốn ván. Bằng việc tiêm vaccine, bạn có thể bảo vệ trẻ và bản thân không bị bệnh bạch hầu trong tương lai.

Ngoài ra, chuyên gia phòng bệnh truyền nhiễm khuyên: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Thủ phạm' khiến người đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

'Thủ phạm' khiến người đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 38 phút trước

Kiểm soát lượng đường bổ sung trong ăn uống là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh tốt cho tim, đặc biệt là khi người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.

Đi mát-xa, người phụ nữ ở Yên Bái bất ngờ phát hiện dấu hiệu ung thư hạch, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác!

Đi mát-xa, người phụ nữ ở Yên Bái bất ngờ phát hiện dấu hiệu ung thư hạch, ai có dấu hiệu này cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 47 phút trước

GĐXH - Phát hiện thấy vùng hạch tại cổ sưng to và hạch xuất hiện thêm ở các vị trí khác trên cơ thể, người bệnh đi khám được chẩn đoán u lympho không hodgkin (ung thư hạch bạch huyết).

Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao?

Nam giới dễ mắc bệnh tuyến giáp nào, hệ lụy ra sao?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Liệu chỉ uống nước có thể giúp giảm cân không? Tham khảo thông tin về cách uống nước giúp giảm cân hoặc duy trì cân nặng.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bất ngờ phát hiện ung thư gan thừa nhận bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm này

Người đàn ông ở Quảng Ninh bất ngờ phát hiện ung thư gan thừa nhận bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm này

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ phát hiện vị trí hạ phân thùy IV gan phải có một khối u kích thước gần 5cm đã vỡ, máu chảy rỉ rả. Kết quả xét nghiệm cho kết quả ung thư biểu mô tế bào gan.

Bé 13 tuổi ở Sơn La nhập viện gấp sau khi dọn thóc giúp cha mẹ, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân người Việt mắc phải

Bé 13 tuổi ở Sơn La nhập viện gấp sau khi dọn thóc giúp cha mẹ, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi là trường hợp hy hữu bị thoát vị đĩa đệm khá nặng khi tuổi còn quá trẻ, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bại liệt.

Thường xuyên nói mơ khi ngủ báo hiệu nguy cơ tim mạch, đột quỵ

Thường xuyên nói mơ khi ngủ báo hiệu nguy cơ tim mạch, đột quỵ

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nói mơ khi ngủ tưởng như vô hại, thực chất lại là yếu tố dự báo mạnh mẽ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm cả đột quỵ.

Nghẹt thở cứu thai phụ mang thai 38 tuần bị sốt xuất huyết nguy kịch

Nghẹt thở cứu thai phụ mang thai 38 tuần bị sốt xuất huyết nguy kịch

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Thai phụ dự kiến sinh vào 26/11 nhưng vào ngày thứ 5 của bệnh sốt xuất huyết, sản phụ xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ nên được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải

Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.

Khi nào cần tiêm thuốc chữa thoái hóa khớp gối?

Khi nào cần tiêm thuốc chữa thoái hóa khớp gối?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Đau đầu gối và thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Ngoài thuốc uống, thuốc bôi, phương pháp điều trị không phẫu thuật còn bao gồm tiêm thuốc vào khớp gối.

Top