Bị báo chí “đánh” mà bỏ truyền thông là sai lầm của bác sĩ!
"Có lúc tôi bất mãn vì truyền thống "đánh" nhưng không phải như thế mà tạo ra rào cản với truyền thông. Chúng ta phải thường xuyên mở cửa với truyền thông, càng khép kín càng không tốt" - PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Tim Hà Nội chia sẻ.

Tôi từng bị báo chí “đánh”
Gần đến ngày 27/2, PGS TS Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội đã có chia sẻ thẳng thắn với báo điện tử Infonet về câu chuyện bác sĩ và truyền thông. PGS Tuấn tâm sự: "Có lẽ năm vừa qua với tôi là một năm tai nạn truyền thông. Đó là vụ việc xung quanh lời "khuyến cáo” người dân nên sử dụng máy lọc nước để ngừa tim mạch".
PGS Tuấn kể lại sự việc trong sự tiếc nuối của mình.Ông cho biết chưa lần nào ông lại thấy buồn như thế. Nhưng bản thân ông nhận ra mình sai bởi chính ông đã ký vào cái quyết định ấy nên việc truyền thông “đánh” mình là đúng.
Điều quan trọng là biết sai để sửa chữa lại. PGS Tuấn kể câu chuyện đã khép lại ở năm cũ, thời điểm đó gần Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội nên ông rất bận. Công việc chuyên môn và chuẩn bị cho Đại hội, ông không hề hay biết gì đến thông tin Kagaroo quảng cáo Máy lọc nước ngăn ngừa mỡ máu.
Đến khi có một phóng viên gọi điện đến và xin thông tin về vụ việc, thậm chí mang cả quyết định do chính tay giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội ký, lúc ấy, PGS Tuấn khá bất ngờ. Ông tâm sự: "Đúng là sự cố của mình! Từ trước tới nay, làm khoa học tôi rất cẩn thận. Nhưng khi được học trò đưa một văn bản lên là tôi ký luôn vì tin tưởng học trò này. Nhìn văn bản do chính mình ký, tôi chỉ còn biết thở dài, nếu nói bị “hớ” cũng đúng".
Ngay sau đó, PGS Tuấn đã gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp này làm rõ vấn đề và dừng quảng cáo có liên quan làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện. Không chỉ một báo mà hàng chục báo ngày nào cũng có phóng viên đặt hẹn hỏi ông về cái công bố đó. PGS Tuấn cho biết mình phải giải thích và nhận trách nhiệm về sai sót do chủ quan của mình
Với PGS Tuấn đây thực sự là một tai nạn mà mình không tránh khỏi. Đối với một người bác sĩ hay với người nào cũng thế, càng làm nhiều, càng có tai nạn. Con người không thể hoàn mỹ nên khó tránh khỏi những tai nạn không đáng có. Tuy nhiên, vấn đề là sau tai nạn mình làm gì với nó. PGS Tuấn cho biết, nhờ có báo chí mà ông mới biết mình đã sai và phải sửa. Đối với ông cũng như nhiều người khác đây đúng là bài học kinh nghiệm.
Không thể tạo rào cản với truyền thông
Sau “tai nạn” đó, PGS Tuấn cho biết ông vẫn cởi mở với báo chí. “Nếu không có truyền thông những việc chúng tôi làm không ai biết đến cả. Bỏ truyền thông là sai lầm của bác sĩ. Nhiều bác sĩ ngại lên tiếng trên truyền thông vì họ cũng ngại va chạm nhưng thực ra khép mình với truyền thông là không nên. Mọi người phải hiểu truyền thông vô cùng quan trọng. Sau này, các bệnh viện tự chủ tài chính thì truyền thông càng có tác dụng vô cùng to lớn” – PGS Tuấn cho biết.
Khi bị tai nạn với truyền thông, PGS Tuấn cho rằng hầu như bất cứ ai cũng có lúc cảm thấy bất mãn, mệt mỏi rơi vào khủng hoảng truyền thông nhưng coi đó là tai nạn nghề nghiệp thì nó lại nhẹ nhàng bởi đã làm phải có sai và mình sửa sai.
Với TS Võ Xuân Sơn – Nguyên bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cũng cho biết ông từng bị nhà báo “đánh” vì không mổ cho nhà báo, thậm chí có một số nhà báo còn tập trung để “đánh” lại ông. Nhưng với ông, nhà báo, truyền thông vẫn là bạn bè không thể thiếu của mình. Nếu ghét nhà báo, báo chí mà tạo rào cản với truyền thông là sai lầm.
Cùng quan điểm với PGS Tuấn, bác sĩ Bùi Long - Trưởng Khoa Can thiệp Tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị, Việt Xô cho biết, truyền thông thực sự quan trọng với các bác sĩ. Anh Long tâm sự: "Ngày trước nghĩ mình làm chỉ cần mình biết, mình làm khoa học không cần “lăng xê”. Tuy nhiên đó là điều sai lầm bởi nếu mình không chia sẻ với truyền thông thì rất khó để phát triển, để người bệnh biết đến mình là ai. Mối quan hệ giữa nhà báo và thầy thuốc không phải lúc nào cũng êm xuôi tuy nhiên nghề nào cũng có người này người kia".
Theo Infonet.vn

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 4 giờ trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 7 giờ trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 1 ngày trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 2 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 2 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.