Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị kim tiêm nghi có HIV đâm trúng thì phải làm gì?

Thứ sáu, 08:00 07/12/2018 | Sống khỏe

Có lần tôi thấy trên mạng đưa thông tin có người cài kim dính máu nghi có HIV vào ghế ngồi trong rạp phim. Nếu lỡ đạp phải kim tiêm hay vô tình ngồi trúng như trường hợp trên thì tôi phải làm sao?

Bạn đọc Thủy Tiên (44 tuổi) hỏi: Hôm trước tôi lên mạng có thấy thông tin một người chia sẻ là có một người vào rạp chiếu phim, vô tình phát hiện trên ghế ngồi trong rạp có kim tiêm dính máu của ai đó gài trên ghế. Đọc xong thông tin này tôi hoang mang, không biết thực hư ra sao. Nếu lỡ bị đạp phải kim tiêm hay vô tình ngồi trúng như trường hợp trên thì tôi phải làm sao? Uống thuốc phòng chống HIV ở đâu? ...

Kim tiêm được vứt bừa bãi dưới đất. Ảnh minh họa

Bác sĩ Trần Lê Việt Thanh, Trưởng Phòng khám G-link, trả lời: Trường hợp bị giẫm phải bơm kim tiêm hoặc vì lý do nào đó bị kim tiêm đã qua sử dụng đâm trúng và nghi ngờ phơi nhiễm HIV thì nên nhanh chóng rửa vết thương đó dưới vòi nước sạch hoặc nước muối sinh lý NaCl 0.9% từ 5-10 phút, tùy mức độ vết thương. Nếu có chảy máu nên để máu tự chảy ra một thời gian ngắn sau đó, rửa lại bằng nước sạch và xà phòng. Nhiều người hay nghĩ rằng khi đâm phải kim tiêm thì nặn hay bóp chỗ vết thương cho máu chảy ra để không bị dính H. Tuy nhiên, đó là việc làm tối kỵ, vì dễ làm vết thương rộng ra và đưa virus H. vào máu nhanh hơn.

Sau đó, nhanh chóng đi tìm nơi có thuốc PEP (điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV) để uống càng sớm càng tốt, giờ vàng là từ 2-6 giờ sau phơi nhiễm; vẫn có thể uống trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm. Sau khi uống xong 28 ngày sẽ xét nghiệm kiểm tra lại HIV; sau 1 tháng và 3 tháng sau phơi nhiễm. Trong bất kỳ tình huống nào xảy ra, bệnh nhân cũng phải hết sức bình tĩnh, vì nhiễm H cũng giống như những căn bệnh mãn tính khác, có thể điều trị bằng thuốc.

Người nhiễm HIV/AIDS nếu được phát hiện sớm và kịp thời điều trị bằng thuốc kháng virus ARV, vẫn có thể sống và cống hiến như những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, những người nhiễm H có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho cộng đồng nếu không được tư vấn và tiếp cận các dịch vụ dự phòng, đặc biệt là dịch vụ điều trị ARV sớm.

Theo Trịnh Thiệp/NLĐ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 1 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Top