Bí mật của những chiếc bàn tự xoay
GiadinhNet - Khoảng chục năm gần đây, dư luận cả nước rất quan tâm đến những chiếc bàn có thể tự xoay “kì quái” ở Quảng Nam. Chỉ cần hai người trở lên đặt bàn tay sấp trên mặt bàn, nó sẽ tự chuyển động tròn đều với tốc độ tăng dần. Người điều khiển trở ngược bàn tay, mặt bàn ngoan ngoãn dừng lại rồi quay theo chiều ngược lại…Đã có không ít các chuyên gia đủ các lĩnh vực cũng như người hiếu kì từ khắp nơi về đây để được tận mắt chứng kiến. Những chiếc bàn này đã được gắn với vô số những điều kì dị.
Ông Đinh Thẩm với chiếc bàn xoay vừa đóng. (Ảnh T.G) |
Những chiếc bàn có thể tự chuyển động xoay tròn đều quanh trục chủ yếu xuất hiện ở làng mộc Văn Hà thuộc tổng Vinh Quý, huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình năm nào, bây giờ chính là thôn 5, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Khoảng 100 năm về trước, ruộng lúa ở đây manh mún, phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, mỗi năm chỉ sản xuất được một vụ khiến nông dân không đủ ăn. Từ đó, người dân nảy sinh thêm nghề mộc để sinh sống. Dần dà, nghề mộc trở thành nghề truyền thống và làm nên thương hiệu Văn Hà. Dưới bàn tay tài hoa của thợ mộc Văn Hà, hàng trăm rường nhà gỗ đã đi khắp các tỉnh miền Trung. Rất nhiều người của làng được mời tham gia xây dựng đình, chùa cùng nhiều công trình dinh thự, đền đài ở kinh đô Huế và các địa phương khác.
Các vị cao niên trong làng thường tự hào kể lại rằng, cha ông của họ đã được vua Thành Thái ban thưởng và sắc phong nghệ nhân cho nhiều người. Thời đó triều đình tổ chức một cuộc thi chạm cột đèn giữa các làng mộc nổi tiếng. Trong kỳ thi đó, thợ Văn Hà đã thắng cuộc, bởi họ không những chạm được hình con rồng nổi lượn quanh thân trụ mà còn lồng bên trong thân trụ đèn, thể hiện tài năng và sức sáng tạo đặc biệt riêng có của người Văn Hà. Ngày nay, tại làng Văn Hà vẫn còn nhiều hộ theo nghề mộc cổ truyền. Mặc dù không còn hưng thịnh như xưa nhưng người trong làng vẫn còn lưu giữ nhiều tác phẩm chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ của những nghệ nhân Văn Hà. Hơn thế nữa có một sản phẩm đã thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi sự kỳ diệu và huyền bí của nó, đó là chiếc bàn tự xoay.
Theo chỉ dẫn, chúng tôi đến nhà anh Trần Ngọc Tuấn (1973, thôn 5, Tam Thành), người hiện đang có chiếc bàn xoay là hàng cổ của gia tộc để lại. Đây là chiếc bàn mà báo chí đã từng đưa tin về một “đại gia” ở TP. Hồ Chí Minh trả 200 triệu mà anh Tuấn không bán. Theo quan sát của phóng viên, chiếc bàn cao 80 cm, mặt bàn hình tròn, đường kính 65 cm và dày khoảng 2 cm. Thân bàn là một trục gỗ tròn được tiện theo hình bình hoa, có miệng bình là miếng gỗ vuông được gắn 12 trụ nhỏ (cũng tiện hình bình hoa), còn đáy bình gắn 3 chân tiếp đất. Nhìn qua, chiếc bàn này cũng giống như bao chiếc bàn ăn thông thường.
Cấu trúc bên dưới một chiếc bàn tự xoay. (Ảnh T.G) |
Khi chúng tôi ngõ lời, anh Tuấn vui vẻ “thực nghiệm” sự kỳ diệu của chiếc bàn. Anh yêu cầu chúng tôi tháo bỏ giày vì để bàn xoay thì chân của người đặt tay lên bàn phải tiếp xúc với mặt đất. Chúng tôi đứng sát vào mép bàn và tay đặt úp xuống mặt bàn, mắt nhìn vào tâm của bàn. Tôi tự nhủ giữ vững tinh thần, không để bị ám thị. Chưa đầy 3 phút, dưới mặt bàn phát ra âm thanh “rắc… rắc…” và mặt bàn di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Lúc đầu chậm, sau tốc độ nhanh hơn. Chúng tôi bỏ tay ra được một lúc thì chiếc bàn dừng lại. Vẫn chưa tin được sự thật, chúng tôi đề nghị anh Tuấn làm lại lần thứ hai. Lần này chưa đến 2 phút kể từ khi chúng tôi đặt tay úp lên bàn, tiếng “rắc… rắc…” dưới gầm bàn phát ra rồi mặt bàn xoay tròn. Bàn chạy được khoảng 2 phút, chúng tôi đặt tay ngửa lên thì mặt bàn dừng lại, rồi từ từ quay theo chiều ngược kim đồng hồ.
Với “bệnh nghề nghiệp”, tôi đặc biệt chú ý vào các bàn tay trên bàn để xem có ai… dùng lực đẩy bàn không. Trước đó, tôi đã cố tình không cho gia chủ lau sạch bàn, bởi lớp bụi trên bàn sẽ là thước đo đánh giá “bàn xoay” hay “người xoay”. Tôi thật sự sửng sốt khi nhìn dấu bàn tay của anh Tuấn để lại do lớp bụi trên bàn, cho thấy mặt bàn chuyển động trước khi anh Tuấn dìu bàn tay đi theo sự chuyển động của mặt bàn. Nếu anh Tuấn dùng tay đẩy chiếc bàn xoay chuyển thì mặt bàn sẽ không xoay trước bàn tay anh Tuấn và sẽ không để lại dấu như vậy. Chúng tôi cúi xuống phía dưới mặt bàn, săm soi từng góc cạnh chiếc bàn để tìm kiếm có “con chíp” hay bí mật nào được ẩn giấu hay không, nhưng vẫn không tìm thấy gì ngoài sự lắp ghép đơn giản giữa các mảnh gỗ…
Để tìm hiểu thêm về chiếc bàn “ma thuật” này, phóng viên đã tìm đến nhà ông Đinh Thẩm (1920, thôn 5, Tam Thành), nghệ nhân cuối cùng của làng mộc Văn Hà nắm giữ bí quyết chế tác những chiếc bàn tự xoay. Khi chúng tôi đến, ông Thẩm đang say mê đục đục, đẽo đẽo chạm khắc những thanh gỗ làm lưng tựa ghế. Dù đã 94 tuổi nhưng ông vẫn giữ được phong thái điêu luyện của người thợ mộc làng Văn Hà. Ông tập trung công việc đến nỗi khi chúng tôi đứng ngay trước mặt ông mới hay có khách đến nhà. Biết chúng tôi là nhà báo, ông vui vẻ vào nhà và kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện độc đáo gắn liền với những chiếc bàn tự xoay.
Nghệ nhân Đinh Thẩm 94 tuổi vẫn làm nghề. (Ảnh T.G) |
17 tuổi, ông Thẩm được cha truyền cho nghề mộc. Năm ông 20 tuổi, ông và các thợ trong làng đến huyện Tiên Phước trong tỉnh để dựng một rường nhà gỗ cho một gia đình giàu có. Ông được chủ ngôi nhà đó cho xem một chiếc bàn tự xoay. Gia chủ khẳng định rằng, chiếc bàn tự xoay của ông được một nghệ nhân làng Văn Hà tạo nên. Về đến làng, ông Thẩm liền đi khắp làng trên ngõ dưới để hỏi về chiếc bàn tự xoay nhưng tìm mãi không thấy chiếc bàn nào như thế và cũng không ai biết cách chế tạo chiếc bàn tự xoay.
“Bàn xoay là do người của làng mình làm nên mà mình không biết thì làm sao nói với con cháu”. Câu hỏi đó cứ luôn dằn vặt và thôi thúc ông Thẩm phải tìm được bí quyết chế tạo chiếc bàn xoay. Với con mắt nhà nghề và sự thông minh, nhạy bén, chàng trai Thẩm ngày ấy đã nhanh chóng khắc ghi chiếc bàn xoay trong tâm trí của mình. Tìm hiểu thêm ông biết ngày xưa thợ mộc Văn Hà nghĩ ra việc chế tác chiếc bàn xoay để thuận tiện khi cúng bái. Sau khi bài trí nhiều món ăn, chỉ cần nhẹ nhàng xoay mặt bàn về hướng cúng bái đã định mà không phải khiêng cả chân bàn. Thế là ông nghĩ, người ta thiết kế mặt bàn gắn chân đế phải thông qua một trục cố định ở giữa. Nhớ lại những gì đã thấy và nguyên lý nghề mộc, ông Thẩm mày mò làm một chiếc bàn có mặt tròn giống hệt cái ông đã nhìn thấy ở huyện Tiên Phước. Tuy nhiên, bàn của ông lại không xoay được trừ phi… đẩy cho nó xoay. Thế là ông lại tháo ra, lắp vào nhiều lần như thế. Cuối cùng, ông cũng nắm được bí quyết và chế tạo được chiếc bàn tự xoay như nghệ nhân làng Văn Hà xưa đã làm.
Ông Thẩm chia sẻ, điều quan trọng khi chế tác bàn xoay là thước tấc và những lỗ mộng khớp nối phải thật chuẩn xác thì mới thành công. “Về vật liệu, những bộ phận khác là gỗ gì cũng được, nhưng riêng mặt bàn, gọng đỡ, giá đỡ thì nhất định phải là gỗ mít. Nếu nguyên cả bàn đều là gỗ mít thì tốt nhất. Nói là gỗ mít có nghĩa phải là lõi gỗ mít, mà lõi gỗ phải già, trên 40 năm hoặc gỗ mít chưa già thì phải được để lâu”, ông Thẩm khẳng định. Ông Thẩm cho biết cuối năm 2008, huyện đã mời ông dạy cho 10 thợ mộc trong huyện một khóa 2 tháng về chế tác bàn xoay. Sau khóa học này chỉ có vài người có thể làm được nhưng khả năng xoay của bàn không nhạy lắm, cần phải có bàn tay ông chỉnh sửa thì mới xoay được. Bản thân ông Thẩm chỉ chế tác được 3 chiếc bàn xoay mới, nhưng số lượng bàn xoay cổ mà ông được người khác nhờ sửa chữa thì nhiều. Chiếc bàn mới nhất và cũng là chiếc mà phóng viên được tận mắt nhìn thấy và thử nghiệm được ông Thẩm hoàn thành cách đó 10 ngày.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 39 phút trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 40 phút trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 42 phút trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 1 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 3 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 14 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.