Bí quyết bổ sung canxi theo từng lứa tuổi
Xương phát triển với tốc độ tối đa ở độ tuổi 9-18. Kết thúc đợt tăng trưởng ồ ạt vào 18 tuổi, có tới 90% xương trưởng thành đã được hình thành.
Do đó giai đoạn 9-18 tuổi là thời gian cơ thể cần nhiều canxi. Sau 30 tuổi, ngân hàng xương - nguồn dự trữ canxi của cơ thể - sẽ khóa lại, tước đi vĩnh viễn cơ hội tích lũy thêm canxi cho xương.
Nhu cầu canxi thay đổi theo lứa tuổi. Xương hấp thu và tích lũy canxi tối đa trong giai đoạn thiếu niên, nhất là thời kỳ 13-18 tuổi. Lúc này nhu cầu của cơ thể cao gần gấp đôi so với giai đoạn 4-8 tuổi. Thế nhưng, trên thực tế, phần lớn thanh thiếu niên không nhận đủ canxi từ khẩu phần ăn. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, ở độ tuổi 12-19, chỉ 10% trẻ gái và 30% trẻ trai nhận đủ lượng canxi khuyến cáo. Sự thiếu hụt canxi này ảnh hưởng rất lớn tới xương và răng.

Chế độ ăn giàu canxi khi còn trẻ tạo ra sự khác biệt rất lớn cho sức khỏe, cả trước mắt và lâu dài. Việc nhận đủ canxi ở giai đoạn này chẳng những giúp củng cố bộ xương trong hiện tại mà còn làm giảm nguy cơ loãng xương về sau.
Một số nghiên cứu của Mỹ cho rằng sự gia tăng tỷ lệ gãy cẳng tay ở trẻ em có nguồn gốc từ giảm khối lượng xương. Nguyên nhân là trẻ uống ít sữa, nhiều nước có ga và ít vận động hơn so với trước kia.
Loãng xương là bệnh lý khiến xương bị yếu và dễ gãy. Xương dựa vào canxi dự trữ để trở nên khỏe mạnh suốt đời. Kho xương cho dự trữ canxi chỉ mở trong một thời gian ngắn. Có thể ngăn ngừa loãng xương bằng cách tích lũy canxi trong ngân hàng xương từ khi còn trẻ, để xương có thể sử dụng chúng sau này.
Canxi cũng đặc biệt quan trọng cho răng. Kể cả trước khi mọc, những chiếc răng sữa và răng vĩnh viễn đã cần canxi để phát triển toàn diện. Sau khi mọc, canxi cũng có thể giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu. Canxi cũng giúp xương hàm chắc khỏe.
Xương - ngân hàng dự trữ canxi
Xương là giá đỡ cho toàn bộ cơ thể, giúp bảo vệ các cơ quan bên trong như tim, phổi. Xương liên tục thay đổi - xương mới hình thành và xương cũ bị tiêu hủy, quá trình này gọi là tái cấu trúc.
Khi còn trẻ, quá trình hình thành xương mới diễn ra nhanh hơn so với tiêu hủy xương cũ. Khi này, canxi được nạp thêm vào ngân hàng xương bằng cách tăng mật độ xương và do đó làm tăng khối lượng xương.
Nguồn dự trữ canxi dồi dào đồng nghĩa với việc bạn sẽ có đủ nguồn canxi để tăng trưởng, tái tạo xương và thực hiện nhiều chức năng mà cơ thể đòi hỏi. Xương có mật độ lớn (xương chắc) ít có nguy cơ bị gãy hơn. Những người không dự trữ đủ canxi khi trẻ có nguy cơ bị các bệnh như loãng xương sau này.

Với đa số người, khối lượng xương đạt đỉnh điểm ở độ tuổi 30. Sau thời điểm đó, xương tiếp tục tái cấu trúc nhưng tình thế bị đảo ngược, quá trình mất xương chiếm ưu thế so với tạo xương. Điều này có nghĩa là cơ thể không thể tích lũy thêm canxi vào ngân hàng xương nữa, thay vào đó, nó sẽ phải rút canxi từ kho này.
Nạp đủ canxi khi cơ thể còn trẻ giúp chúng ta có bộ xương chắc khỏe mãi sau này. Nếu lựa chọn tốt, thực phẩm hằng ngày có thể cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần. Nếu không nhận đủ canxi, cơ thể sẽ lấy khoáng chất này từ xương để hỗ trợ các hoạt động sống còn. Điều này làm tăng nguy cơ bị bệnh loãng xương. Nhiều trường hợp, bệnh nhân chỉ nhận ra bệnh khi đã gãy một hoặc nhiều xương. Lúc này có thể đã quá muộn để sửa chữa những tổn thương.
Lượng xương có được khi 30 tuổi và tốc độ mất xương sau đó sẽ quyết định khả năng bị loãng xương của mỗi người. Lượng xương tối đa càng cao, nghĩa là có càng nhiều canxi trong ngân hàng xương, thì nguy cơ bị loãng xương càng thấp.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 4 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 4 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 9 giờ trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 12 giờ trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị viêm da?
Sống khỏe - 14 giờ trướcLàn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.