Bí quyết để không phải nhập viện ngày Tết
GiadinhNet - Ngày Tết, chế độ ăn uống, nếp sinh hoạt của mọi người thường bị đảo lộn. Những thay đổi này có thể dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa. Một số thức ăn như bánh chưng, bánh tét, lạp xường… chứa nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe. Lượng rau xanh trong ngày Tết so với ngày thường lại ít hơn nhiều. Các chuyên gia y tế khuyên, dù vui vẻ đón xuân nhưng mọi người đừng lơ là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để giữ gìn sức khỏe, nhất là phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp.

Thực phẩm bị hỏng do các bà nội trợ tích trữ quá nhiều!
Gia đình chị Ngọc Thu (ở quận Bình Thủy- TP Cần Thơ), vẫn chưa quên "phen hú vía" mùa Tết năm ngoái, khi cả gia đình phải luân phiên nhau túc trực thăm nuôi mẹ chồng ở bệnh viện. Chị Thu kể: "Mấy ngày Tết, con cháu về tề tựu, mẹ chồng tôi rất vui nên ăn uống ngon miệng. Bữa đó, mẹ ăn nhiều hải sản, với các thức ăn nhiều dầu mỡ khác, dẫn đến tiêu chảy cấp. Mẹ tôi lại mắc bệnh cao huyết áp nên bệnh chuyển biến nặng. May mà bà được đưa đi cấp cứu kịp thời. Do vậy, năm nay, tôi chăm lo Tết vui vẻ cho gia đình nhưng rất "cảnh giác" với bệnh tiêu chảy cấp".
Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, 5 năm qua (2010- 2014), cứ 10 bệnh nhân nhập viện vào Khoa Truyền nhiễm có tới 4 bệnh nhân tiêu chảy cấp, trong đó 2/3 là người già lớn tuổi, còn lại thanh niên sau khi uống nhiều rượu – bia. Bệnh lý tiêu chảy do nhiều nguyên nhân như: do vi trùng (trong đó có bệnh dịch tả), do các loại ký sinh trùng đường ruột; độc tố vi trùng hoặc virus sinh ra; các hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc diệt sâu, rầy, côn trùng và chất bảo quản thực phẩm…) hoặc các loại thực phẩm bị ngoại nhiễm.
Bệnh lý tiêu chảy thường gặp nhất vào các dịp nghỉ lễ, hè, Tết hoặc những buổi tiệc tùng đông người. Thứ nhất, liên quan việc ăn uống các loại thực phẩm, thức uống như: Rượu, bia, nước giải khát… bảo quản không tốt, hết hạn sử dụng. Hoặc các loại thực phẩm rau, củ tồn dư lưu lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, khi người dân mua về sử dụng, rửa không sạch, khi ăn vào bị tiêu chảy cấp. Thứ hai, tiêu chảy do các loại thực phẩm bị ngoại nhiễm, khi bảo quản không tốt như thức ăn để qua đêm, rau củ bị hỏng do ngày Tết người dân thường mua dự trữ nhiều. Bên cạnh đó, người dân thường có thói quen chế biến rất nhiều thức ăn trong các ngày lễ, Tết, sử dụng trong ngày không hết đã để dành, tái chế để dùng tiếp nên bị tiêu chảy do vi trùng, virus hoặc do độc tố vi trùng tồn tại trong thức ăn hư...
Người trẻ thì uống rượu, bia liên tục, dễ gây tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn và rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra còn ngộ độc rượu gây chết người.
Sai lầm khi không cho bệnh nhân tiêu chảy uống nhiều nước
Sau khi ăn hoặc uống các thức ăn bị nhiễm khuẩn vài giờ, người bệnh xuất hiện tình trạng khó tiêu, cảm giác bụng đầy hơi, khó chịu, xuất hiện tiêu chảy với các dấu hiệu: Phân lúc đầu sệt màu vàng sau đó phân toàn nước kèm theo đau bụng âm ỉ hay từng cơn vùng quanh rốn; nôn ói nhiều ra các thức ăn cũ và mới, có mùi hôi; sốt cao hoặc nhẹ, kèm đau đầu. Nếu mức độ nặng, bệnh nhân có thể bị vọp bẻ tay chân, thân người giá lạnh, tiểu ít, mệt mỏi, nói giọng khó nghe.
Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân luôn bị mất nước, do đó phải uống bổ sung nước: Nếu có sẵn nước Oresol, pha 1 gói với 1 lít nước đun sôi để nguội cho bệnh nhân uống theo nhu cầu. Nếu không có Oresol, cho bệnh nhân uống nước đun sôi để nguội hoặc nấu nước cháo muối, pha nước đường muối cho bệnh nhân uống. Nếu bệnh nhân không giảm tiêu chảy, ói nhiều, mệt, vọp bẻ, tiểu ít hoặc không tiểu được, toàn thân giá lạnh, nói thều thào không ra lời hoặc bệnh nhân lớn tuổi, kèm theo bệnh mạn tính (tim mạch, phổi…), phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
Người bệnh chú ý ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như: Cháo thịt, cháo cá, sữa; tránh các thức ăn để qua đêm, các món nhiều dầu mỡ, đạm, rau củ tươi sống, các thức uống có gas, cồn.
Một trong những sai lầm là không cho bệnh nhân tiêu chảy uống nhiều nước vì thấy ói nhiều quá, không cho uống nước, dẫn đến tình trạng mất nước nhiều và nặng, gây tụt huyết áp, dễ tử vong. Kế đến là dùng thuốc cầm tiêu chảy (thuốc Tây và thuốc Đông y, bài thuốc dân gian, gia truyền) dễ gây chướng bụng, liệt ruột do thuốc làm cho bệnh diễn tiến nặng thêm, khó đánh giá độ mất nước và bệnh hồi phục chậm hơn. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân sống một mình, ở xa, nhất là đối với người cao tuổi, có kèm bệnh mạn tính, khi bị tiêu chảy gây mất nước và rối loạn điện giải, dễ đưa đến sự cố tim mạch, gây tử vong nếu đưa đi cấp cứu trễ.
Nhớ ăn chín, uống sôi
Để phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp trong những ngày Tết sắp đến, các chuyên gia khuyến cáo: Mọi người cần thực hiện chế độ ăn uống như thường ngày là tốt nhất. Thức ăn cần chế biến sử dụng hết trong ngày. Chú ý các loại thực phẩm, bánh kẹo… trước khi sử dụng phải kiểm tra hạn dùng. Chế biến thức ăn phải hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi và cần thiết rửa tay trước và sau khi ăn uống. Ngoài ra, gia đình cần dự phòng một số loại thuốc dịp Tết như: nước Oresol, men tiêu hóa (Biosubtyl DL), thuốc giảm đau hạ sốt (paracetamol).
T.Sương

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh
Sống khỏe - 9 giờ trướcHoa đu đủ đực có nhiều hoạt tính thực vật phong phú, được sử dụng chữa bệnh từ rất lâu. Bên cạnh đó, khi kết hợp loại hoa này với các dược liệu có cùng công dụng sẽ làm tăng tác dụng trị bệnh như ung thư, bệnh hô hấp hay bệnh tiết niệu...

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Tại sao uống vitamin, chất bổ sung cần ghi nhớ quy tắc 30 phút?
Sống khỏe - 13 giờ trướcNhững người uống vitamin, thực phẩm bổ sung hàng ngày vào mỗi buổi sáng đang bỏ qua một quy tắc quan trọng, có thể âm thầm làm giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng quan trọng này mà không hề hay biết...

Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược
Sống khỏe - 14 giờ trướcViêm amidan mạn tính là giai đoạn chuyển tiếp của viêm amidan cấp tính. Các triệu chứng viêm amidan mạn tính thường kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc của người mắc. Vậy đâu là giải pháp đối phó với tình trạng này hiệu quả?

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.