Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết giúp trẻ nhanh khỏi ốm

Thứ ba, 14:01 10/03/2015 | Sống khỏe

Tham khảo những cách đơn giản dưới đây để chăm sóc con tại nhà và giúp bé nhanh vượt qua những triệu chứng khó chịu khi bị ốm:

Uống nhiều chất lỏng

Bạn không thể chữa cảm lạnh hay cảm cúm cho con nhưng có thể điều trị các triệu chứng của bệnh. Những điều cơ bản giúp trẻ mau khỏe bao gồm nghỉ ngơi tốt và nạp nhiều chất lỏng. Hãy cho con uống nhiều nước, sữa tươi hay sữa công thức để cung cấp đủ nước cho bé. Bạn cũng có thể cho con dùng trái cây đông lạnh, kem và thạch hoa quả. Đừng quên súp gà rất tốt cho người ốm, kể cả trẻ.

Nghỉ ngơi thật nhiều

Nghỉ ngơi giúp trẻ nhanh hồi phục. Vì vậy tốt nhất nên cho con nghỉ học và không đến những sự kiện đông đúc, nhất là khi bé bị sốt. Bé ở nhà cũng giúp ngăn sự lây lan vi khuẩn, virus. Để giải trí, có thể cho bé xem tạp chí, sách hay xem phim. Bé có thể quay lại trường học và hoạt động như cũ khi hết sốt và cảm thấy khỏe.

be-om-3101-1425876443.jpg

Làm dịu tình trạng đau họng

Hãy nghĩ về giải pháp nóng và lạnh cho việc làm dịu cổ họng đau rát. Sinh tố, đồ uống lạnh và kem sẽ làm tê cổ họng bé trong khi nhấm nháp chút súp ấm hay tách trà táo làm dịu họng. Nếu trên 8 tuổi, bé có thể cảm thấy khá hơn sau khi súc miệng với nước muối ấm hai lần một ngày.

Chữa ngạt mũi, chảy nước mũi

Nếu con bạn bị chảy nước mũi, có thể dùng dụng cụ hút mũi kiểu bóp bóng bằng cao su. Nhỏ 3 giọt nước ấm hay nước muối vào mỗi lỗ mũi để làm mềm chất nhầy và đợi một phút trước khi hút nó ra ngoài. Nâng đầu bé cao hơn 8-10 cm để giúp bé dễ thở hơn. Máy tạo độ ẩm phun sương mát hay bình bay hơi có thể giúp thông ngạt. Nếu mũi bé đỏ do xì hay lau mũi quá nhiều, hãy bôi một chút vaseline lên vùng da gần mũi bé.

Giảm sốt

Sốt không gây hại cho trẻ nhưng nó có thể khiến bé khó chịu. Nếu bé sốt, nên cho bé mặc đồ thoáng, mỏng và ở trong phòng mát mẻ. Đặt một chiếc khăn mát lên trán và cổ bé. Bé có thể không cần dùng thuốc để giảm sốt nhưng trẻ 6 tháng trở lên có thể uống acetaminophen hay ibuprofen. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ dưới hai tuổi và cần tuân theo chỉ dẫn.

Hạn chế cơn ho

Ho có cần điều trị hay không? Điều đó tùy thuộc vào độ tuổi của bé và mức độ ảnh hưởng của những cơn ho tới trẻ. Một số trẻ bị ho vẫn có thể ngủ ngon và vui chơi tốt.

Tình trạng ho khan dai dẳng thường khiến bé khó chịu và làm đứt quãng giấc ngủ của trẻ thì cần lưu ý. Với trẻ từ 3 tháng tới một tuổi, cho bé uống một số dung dịch nước ép táo, nước chanh hay siro agave. Mật ong có thể giúp làm dịu cơn ho đêm nhưng chỉ nên dùng cho bé trên một tuổi. Bạn có thể cho trẻ 6 tuổi trở nên ngậm viên giảm ho hoặc kẹo cứng. Còn cách gì khác không? Cho bé hít thở hơi ẩm, ấm trong phòng xả vòi sen nước nóng hay đặt một máy tạo ẩm trong phòng trẻ.

Phân biệt trẻ bị cảm cúm hay cảm lạnh

Thật khó để phân biệt sự khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm. Nhìn chung, trẻ sẽ cảm thấy mệt hơn khi bị cảm cúm và bé có thể chuyển từ trạng thái khỏe sang mệt nhanh chóng. Bé có thể trở nên kiệt sức và thấy ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và sốt cao. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn nghĩ con bị cảm cúm. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp bé nhanh hồi phục hơn.

Vấn đề về tiêu hóa

Trẻ bị cúm có thể khó chịu trong dạ dày, nôn và tiêu chảy. Khi đó bé sẽ mất nước, vì vậy hãy cho con bù nước bằng cách cho bé uống từng chút một nước điện giải hay mút một que kem. Trẻ bị tiêu chảy mà không mất nhiều ước hay nôn có thể ăn uống bình thường. Nên cho bé ăn thành các bữa nhỏ và nấu loãng hơn. Nước bù chất điện giải là giải pháp hữu hiệu cho các trường hợp này. Trà gừng, nước trái cây và nước uống tăng lực dùng trong thể thao có thể làm tình trạng tiêu chảy tệ thêm.

Cho bé ăn thực phẩm mềm

Hãy đảm bảo cho bé ăn khi con đói. Thực phẩm mềm dễ nuốt và hấp dẫn hơn với bé đang ốm. Thử cho bé ăn các món như súp táo, cháo yến mạch, khoai tây nghiền và sữa chua.

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ

Các cách chữa tại gia rất hữu ích để chữa cảm lạnh và cảm cúm vì hầu hết các thuốc chữa cảm đều không tốt cho trẻ dưới 4 tuổi. Bạn không nên sử dụng các thuốc này, ngay cả khi chúng ghi trên nhãn là thuốc dành cho trẻ em. Với trẻ 4 tuổi trở lên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc dùng cho con và đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng. Đừng bao giờ cho trẻ uống thuốc của người lớn hay dùng aspirin để điều trị các triệu chứng cảm lạnh hoặc dùng hơn một loại thuốc có các thành phần tương tự.

Hãy tin vào linh tính của bạn

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng hay các triệu chứng của con xấu đi. Hãy cẩn trọng trước các dấu hiệu như: đau ngực, đau bụng, thở dốc, đau dầu, mệt mỏi bất thường hay tình trạng đau họng hoặc mặt nặng thêm. Cần hỏi bác sĩ nếu con bạn sốt cao, từ 39,5 độ C trở lên hay sốt 38,3 độ C trở lên kéo dài hơn một ngày. Nếu con bạn gặp vấn đề khi nuốt, ho ra nhiều đờm hay sưng hạch hoặc bị đau tai, hãy đưa bé đi khám ngay.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 12 phút trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 17 phút trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 13 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 16 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 17 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.

Top