Bị rắn cắn vào tay, người đàn ông cầm theo đầu rắn đến viện cầu cứu bác sĩ
GĐXH - Trong lúc bắt rắn chẳng may bị rắn cắn vào tay, anh H. đã mang theo đầu con rắn khi đến bệnh viện để nhận diện và cầu cứu bác sĩ.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, Quảng Ninh cho biết đã cấp cứu cho bệnh nhân T.V.H. (trú tại phường Cẩm Phú, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) sau khi bị rắn cắn.
Người bệnh cho hay, khi đang ở nhà thì nhìn thấy một con rắn dài gần 1 mét bò ngoài cổng nên đã ra bắt và không may bị rắn cắn vào tay. Anh H. mang theo đầu con rắn khi đến bệnh viện để nhận diện.
Bệnh nhân đã được ê-kíp trực nhanh chóng vệ sinh, rửa sạch vết thương và thấy có vết rắn cắn vào đốt 1 ngón 2 bàn tay phải, vết cắn chảy máu, bầm tím, nề nhẹ tại chỗ, không đau ngực, không khó thở...
Các bác sĩ xác định rằng rắn cắn và đầu con rắn không phải là rắn độc. Hiện tại anh H không có triệu chứng của nhiễm độc nọc rắn.
Bệnh nhân được xử trí theo đúng phác đồ, theo dõi dấu hiệu sinh tồn, dấu hiệu nhiễm độc... và được ra viện ngay hôm sau.
Theo các bác sĩ, khi bị rắn cắn, đặc biệt là rắn độc nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách thì bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng, hoại tử vị trí bị cắn, nguy hiểm hơn là tử vong do bị nhiễm độc. Vì vậy, người dân cần hết sức đề phòng.

Ảnh minh họa
Cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn
Nếu chẳng may bị rắng cắn, nếu có các dấu hiệu như: Trào đờm, mờ mắt, chảy máu tại chỗ, cứng miệng, sưng nề, nôn ra máu… thì 90% là đã bị nhiễm nọc độc của rắn, cần sơ cứu và đưa tới bệnh viện ngay.
Trong trường hợp có dấu tích của rắn thường, phản ứng tại chỗ không nhiều, không có dấu hiệu toàn thân thì cũng cần vệ sinh sạch sẽ vết cắn và nên đi kiểm tra để tránh tình trạng nhiễm trùng, biến chứng:
Bước 1: Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).
Bước 2: Băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường),
Dùng băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng...) cố định chân, tay bị cắn. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
Bất động để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân...
Bước 3: Rửa sạch vết rắn cắn dưới vòi nước sạch rồi sát trùng.
Bước 4: Nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.
Những việc không nên làm sau khi bị rắn cắn
- Garô là biện pháp làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Nó gây đau, rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm.
Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô. Ngoài ra, khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân bị sốc, đe dọa tính mạng.
Chích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn: Các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh...nhiễm trùng nặng thêm).
- Hút nọc độc: Không có lợi ích.
- Chườm đá (chườm lạnh): Đã được chứng minh là có thể gây hại.
- Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Không có ích lợi, khi đắp có thể gây nhiễm trùng, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân.
- Cố gắng bắt hoặc giết rắn: Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng.
Cựu Huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Toshiya Miura dẫn dắt U20 Thái Lan

Bé 2 tuổi ở Đồng Nai bị đinh đâm xuyên xương sọ
Y tế - 5 giờ trướcTrong lúc đùa giỡn, bé không may bị ngã vào cây đinh dài khoảng 3cm. Tai nạn khiến bé bị tổn thương não.

Bàn tay đau buốt sau vài phút tiếp xúc nước rửa kính nghi chứa chất cực độc
Y tế - 6 giờ trướcSau khi dùng hóa chất xịt lau kính mua trên mạng với giá 180.000 đồng, người đàn ông thấy tay đau nhức dữ dội nên được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Bé trai 3 tuổi suýt chết chỉ sau vài ngày tiêu chảy
Y tế - 6 giờ trướcBé trai 3 tuổi bị tiêu chảy, sốt cao, nôn nhiều lần trong ngày, đến viện khi đã lơ mơ, co giật toàn thân, dấu hiệu sinh tồn ở mức nguy hiểm.

Thiếu nữ 17 tuổi bị thủng ruột vì lý do nhiều người Việt mắc phải sau ăn
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết, trường hợp bệnh nhân này nếu để lâu sẽ xảy ra nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân gây nguy hiểm sức khỏe.

Vinmec tiên phong đổi mới đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao
Y tế - 1 ngày trướcKhông còn là những chủ trương mang tính đường lối trên giấy mà đã trở thành hành động mang tính thực tiễn, ứng dụng trong thực tế - đó chính là mục tiêu mà Vinmec hướng tới trong những năm qua, đặc biệt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ
Y tế - 1 ngày trướcNgười bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Nghịch máy chạy bộ tại nhà, 3 trẻ nhỏ phải cấp cứu vì bỏng nặng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, máy chạy bộ tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tổn thương cho trẻ em như trầy xước, bỏng, dập nát gân cơ, gãy xương…

Trèo cây hái vải, người phụ nữ 45 tuổi bị ngã đứt tuỷ sống
Y tế - 2 ngày trướcNgười phụ nữ trèo cây hái vải, sơ ý bị ngã tư độ cao khoảng 3m, đập vùng lưng xuống nền cứng, mất hoàn toàn vận động và cảm giác 2 chân.

Bé gái bị người tình của mẹ bạo hành ở Đà Lạt đã hồi phục
Y tế - 2 ngày trướcSau hơn một tuần được điều trị tích cực, bé gái hơn 2 tháng tuổi ở Đà Lạt (Lâm Đồng), bị người tình của mẹ nhiều lần đánh, sức khỏe tốt, có thể xuất viện.

Hai vụ ngộ độc do ăn nấm khiến 64 người nhập viện cấp cứu
Y tế - 2 ngày trướcNgày 29/5, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, hai vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn huyện Di Linh khiến 64 người phải nhập viện cấp cứu có liên quan tới ăn tiệc cưới và ăn nấm hái ngoài tự nhiên.

Ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, 6 người nhập viện cấp cứu
Y tếGĐXH – Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt lả, đau bụng, nôn và đi ngoài nhiều lần. Cùng với đó là các triệu chứng đau đầu, chóng mặt.