Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái ngất xỉu vì chủ quan ăn khoai tây mọc mầm, chuyên gia chỉ rõ 3 tác hại đáng sợ rất nhiều người không biết

Thứ bảy, 14:09 18/03/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Ăn khoai tây mọc mầm, nhẹ có thể bị ngộ độc thực phẩm, nặng hơn có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, thậm chí có thể gây chết người.

Sai lầm phổ biến khi dùng mật ong, người Việt nhất định phải tránhSai lầm phổ biến khi dùng mật ong, người Việt nhất định phải tránh

GĐXH - Khi dùng mật ong cần chú ý đến những "cấm kỵ" dưới đây để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và gia đình!

Một bài học đắt giá suýt phải trả bằng tính mạng khi ăn khoai tây, đó là trường hợp của cô Lý ở Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc.

Được biết, để tiết kiệm thời gian đi chợ, cô Lý mua khoai tây về trữ ăn dần. Do thời tiết nồm ẩm, cộng với việc bảo quản không tốt, nên số khoai tây cô mua về bị mọc mầm.

Cô gái ngất xỉu vì chủ quan ăn khoai tây mọc mầm, chuyên gia chỉ rõ 3 tác hại đáng sợ rất nhiều người không biết - Ảnh 2.

Ăn khoai tây mọc mầm rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa

Dù biết khoai tây mọc mầm không nên ăn nhưng vì tiếc của và nghĩ mình chỉ ăn số lượng ít, sẽ không ảnh hưởng gì nên cô đã gọt bỏ phần vỏ và mầm để chế biến. Nhưng sau khi ăn được 10 phút, cô Lý cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa dữ dội, cuối cùng ngất xỉu trên đường đi làm.

May mắn được người qua đường đưa đến bệnh viện kịp thời, cô Lý được các bác sĩ cấp cứu và xác định bị ngộ độc thực phẩm.

Theo bác sĩ, khi củ khoai tây có hiện tượng mọc mầm, các chất tinh bột có trong khoai tây sẽ biến đổi thành các loại đường có chứa độc tố solanine và chaconine. Khi ăn khoai tây chứa độc tố này, cơ thể sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề sau:

Cô gái ngất xỉu vì chủ quan ăn khoai tây mọc mầm, chuyên gia chỉ rõ 3 tác hại đáng sợ rất nhiều người không biết - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Gây ngộ độc thực phẩm

Nếu ăn với số lượng ít, các chất độc solanine và chaconine trong khoai tây mọc mầm có thể gây ra các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,... Vì vậy, hãy lưu ý lựa chọn cẩn thận các củ khoai vàng, rắn, chắc tay, vỏ trơn nhẵn. Khi có dấu hiệu mềm, mọc mầm thì tuyệt đối không nên ăn.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

Tiêu thụ một lượng lớn khoai tây có da màu xanh, đã mọc mầm có nguy cơ gặp những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hệ thần kinh như: đau đầu, mê sảng, sốt theo cơn, hạ thân nhiệt, thở chậm,... Các triệu chứng có thể kéo dài 1-3 ngày, tùy mức độ.

Có thể gây chết người

Cục an toàn thực phẩm nhấn mạnh rằng: Solanine có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0.2- 0.4 gam trên 1kg trọng lượng cơ thể. Trong các trường hợp nặng, các chất độc sẽ ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh trung ương gây tê liệt, làm trung tâm hô hấp không làm việc được, đồng thời sẽ gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.

Cách phòng tránh ngộ độc khoai tây mọc mầm

Ngộ độc khoai tây có thể tránh được một cách dễ dàng bằng lưu trữ đúng cách, ăn sớm ngay sau khi đã mua, gọt vỏ và bỏ mầm xanh. Tốt nhất khi bạn thấy khoai tây mọc mầm thì đừng ăn chúng.

Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine-alpha. Bạn có thể chiên, nấu, xào,... ở nhiệt độ cao ( khoảng 170 độ C) để phân hủy các chất độc hại có trong khoai tây mọc mầm.

Cô gái ngất xỉu vì chủ quan ăn khoai tây mọc mầm, chuyên gia chỉ rõ 3 tác hại đáng sợ rất nhiều người không biết - Ảnh 4.

Khoai tây có dấu hiệu này tuyệt đối không nên mua. Ảnh minh họa

Cách bảo quản khoai tây

Sau khi mua hoặc thu hoạch khoai, bạn hãy dành vài phút để sàng lọc khoai. Hãy loại bỏ những củ bị rách vỏ, dập hoặc có bất kỳ biểu hiện hư hỏng nào. Những củ này cần được sử dụng sớm bởi chúng sẽ nhanh hỏng hơn.

Nên cất khoai tây ở nơi khô, thoáng mát và tối (ví dụ dưới tầng hầm, gầm tủ bếp), tránh xa ánh sáng và độ ẩm, đây là những điều kiện có thể khiến khoai tây mọc mầm hoặc hư thối.

Nếu khoai tây bạn mua về không được đựng trong các túi lưới, bạn có thể cho vào một cái hộp có lỗ thông hơi, và nên đặt một tờ báo giữa các lớp khoai tây. Sau đó đậy hộp bằng một tờ báo.

Trong thời gian bảo quản, nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác, vì thế bạn cần loại bỏ nó sớm.

Dâu tây đang ngon bổ rẻ nhưng 3 nhóm người này được khuyến cáo không nên ănDâu tây đang ngon bổ rẻ nhưng 3 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn

GĐXH - Các thành phần chứa trong dâu tây có thể gây dị ứng mạnh mẽ, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bị dị ứng.

Bắt cận nhan sắc Tiểu Vy qua camera thường, xứng danh mỹ nhân có gương mặt -tỷ lệ vàng--

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cháu bé ngừng tim được bác sĩ đuổi theo cứu: Bé đã cai được máy thở

Cháu bé ngừng tim được bác sĩ đuổi theo cứu: Bé đã cai được máy thở

Y tế - 52 phút trước

Sức khỏe cháu bé đang tiến triển rất tốt. Cháu đã cai thở máy, đang thở oxy qua mặt nạ, gọi hỏi có nhận biết.

Tác hại khi ăn bữa sáng quá muộn

Tác hại khi ăn bữa sáng quá muộn

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Nếu ăn sáng muộn hoặc gộp với bữa trưa, bạn có thể đối mặt với nguy cơ béo phì và mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Quả roi là có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa carbohydrate...

Cà Mau: Nhiều công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Cà Mau: Nhiều công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Y tế - 15 giờ trước

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty may Hoàng Tâm khiến 8 công nhân phải vào viện, và một số công nhân khác triệu chứng nhẹ nên được về nhà nghỉ ngơi theo dõi thêm.

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn được na bở, loại quả này chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất hay gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Bác sĩ cấp cứu bé trai đuối nước: 'Nghe tiếng tim con đập trở lại, tôi chảy nước mắt'

Bác sĩ cấp cứu bé trai đuối nước: 'Nghe tiếng tim con đập trở lại, tôi chảy nước mắt'

Y tế - 18 giờ trước

Giây phút nghe được tiếng tim đập trở lại trong cơ thể bé trai 2 tuổi bị đuối nước ngừng tuần hoàn, bác sĩ Phan Nhân Hậu bất giác chảy nước mắt, tay nổi da gà vì hạnh phúc tột độ.

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Táo bón ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nên bên cạnh các phương pháp điều trị, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ nhỏ bằng các phương pháp xoa bóp đơn giản.

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Bệnh cao huyết áp nếu không kiểm soát tốt có thể gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Đột quỵ, đau tim, suy tim đột ngột, suy thận…

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng dễ có nguy cơ cao mắc bệnh sởi kéo dài hoặc phức tạp, thậm chí mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm não. Những trường hợp này ít gặp ở trẻ khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Top