Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biện pháp hóa giải cơn nhức đầu, đau khớp do thời tiết cuối mùa hạ

Thứ năm, 10:01 01/08/2024 | Sống khỏe

Nhức đầu, đau khớp, cơ thể mệt mỏi… là biểu hiện của tạng tỳ bị tổn thương vào tiết cuối mùa hạ. Biện pháp dưỡng tỳ, khắc phục triệu chứng này là gì?

Theo Đông y, tạng tỳ là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hóa khí huyết. Chúng ta hàng ngày ăn uống, tất cả đều dựa vào chức năng vận hóa của tỳ để chuyển hóa thành các chất tinh vi nuôi dưỡng cơ thể.

Nói cách khác, tỳ là bảo đảm cơ bản của sự sống, một khi tạng tỳ hư tổn rất nhiều bệnh tật sẽ phát sinh phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Cuối mùa hạ gọi là trưởng hạ, đặc trưng thấp nhiệt nhiều, là lúc tạng tỳ dễ bị tổn thương.

Đặc trưng của cuối mùa hạ khiến tạng tỳ bị tổn thương

Theo Đông y, trưởng hạ là mùa sau của mùa hạ (mùa hè), rơi vào tháng sáu âm lịch, tức là khoảng cuối tháng bảy và tháng tám dương lịch.

Cuối hè đầu thu, bao gồm bốn tiết khí là Tiểu thử, Đại thử, Lập thu và Xử thử, đây là thời điểm có đặc trưng thời tiết là nóng và mưa nhiều. Nếu độ ẩm quá nhiều, có thể gây bệnh, yếu tố ẩm này Đông y gọi là "thấp tà", thấp tà là một loại tà âm, có tính nặng nề và dính nhớp.

Bệnh do thấp tà thường gặp vào mùa trưởng hạ nóng ẩm, có thể xâm nhập vào cơ thể con người từ đó mà gây bệnh. Thấp là khí chủ yếu của trưởng hạ là mùa ở chính giữa trong năm, trong cơ thể tỳ thuộc trung ương, thuộc thổ, chủ vận hóa thủy thấp, do đó tỳ tương ứng với trưởng hạ.

Biện pháp hóa giải cơn nhức đầu, đau khớp do thời tiết cuối mùa hạ- Ảnh 1.

Vị trí tạng tỳ trong cơ thể.

Tỳ thích khô ráo và ghét ẩm ướt, thấp lại là tà âm, dễ tổn thương dương khí của con người, đặc biệt dễ tổn thương tỳ dương. Vì vậy, cuối mùa hạ là mùa tỳ thổ của cơ thể dễ bị tổn thương nhất, chính là thời điểm quan trọng cần kiện tỳ , dưỡng tỳ.

Cuối mùa hạ tạng tỳ bị tổn thương, biểu hiện của thấp tà thịnh vượng có thể cảm thấy nặng đầu, cơ thể mệt mỏi , tứ chi đau nhức, uể oải và nặng nề, thấp tà khiến tạng tỳ bị tổn thương, xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, chán ăn, miệng nhạt không có vị giác, tức ngực buồn nôn, đại tiện lỏng, thậm chí phù thũng.

Các triệu chứng này sẽ càng nổi bật hơn ở những người vốn dĩ trong cơ thể đã tích tụ nhiều thấp khí, tỳ thổ vốn đã bị tổn thương như những người thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, người cao tuổi, người bệnh lâu ngày…

Tỳ là một tạng có vai trò rất lớn đối với sức khỏe nhưng lại dễ bị tổn thương do đặc điểm khí hậu cuối mùa hè, vì vậy đây là khoảng thời gian rất quan trọng để chăm sóc, nuôi dưỡng tạng tỳ. Có thể nói vào cuối mùa hạ dưỡng tỳ chính là dưỡng sinh.

Một số phương pháp dưỡng tỳ vào cuối mùa hạ

Tỳ ưa khô ghét ẩm, ưa ấm ghét lạnh, do đó dưỡng tỳ cần ăn các thực phẩm hoặc thảo dược có tính ấm hoặc khô.

Các loại gia vị thường dùng trong bếp như thảo quả, sa nhân, nhục đậu khấu, quế, đinh hương, tiêu, đại hồi, tiểu hồi, mộc hương, bạch chỉ, gừng khô … chính là những ví dụ điển hình cho thực phẩm loại này. các loại gia vị này có đặc điểm chung là đều có tính ấm và khô, do đó cũng có công dụng dưỡng tỳ.

Tỳ chủ thổ, chúng ta cũng nên theo các đặc tính của tạng tỳ để lựa chọn các loại thực phẩm thích hợp như nên ăn nhiều thực phẩm có khí thổ, như khoai lang, củ mài….; tỳ ưa ấm ghét lạnh, cần ăn ấm; màu tỳ là màu vàng, cần ăn thực phẩm màu vàng, như gạo nếp màu vàng, dưỡng tỳ thổ rất tốt; "đức" của tỳ ở sự chậm, cần ăn vị ngọt để làm chậm "tâm trạng" của tỳ.

Biện pháp hóa giải cơn nhức đầu, đau khớp do thời tiết cuối mùa hạ- Ảnh 2.

Khoai lang giúp dưỡng tỳ vào cuối mùa hạ.

Mùi thơm vào tỳ, thơm có thể làm tỉnh tỳ, thơm có thể làm khô thấp, cũng có thể làm tỳ thoải mái

Thực phẩm rang thơm thường có công dụng dưỡng tỳ, như đậu phộng rang, hạt dưa rang… Ngoài ra, cơm hoặc thực phẩm làm từ bột mì nướng đến khi có mùi thơm, cũng có thể dưỡng tỳ.

Tương tự, các thực phẩm có mùi thơm như các loại rau thơm đa phần cũng có công dụng dưỡng tỳ. Vào cuối mùa hạ có thể ăn tăng cường các loại thực phẩm này rất có lợi cho tạng tỳ.

Trẻ nhỏ cần chú ý không ăn quá nhiều đồ sống lạnh, bao gồm nhiều loại quả, đồ uống lạnh, nước lạnh, vì sẽ tổn thương dương khí của tỳ

Đối với trẻ nhỏ, tạng tỳ còn non nớt nên việc ăn uống lại càng cần chú ý hơn. Có người lo lắng ăn thực phẩm rang thơm sẽ gây nóng, có thể để nguội đến nhiệt độ phòng rồi ăn thì sẽ bớt tính nóng của thực phẩm, không nên ăn ngay khi mới ra lò.

Người tỳ hư có thể kiên trì uống nước gừng đỏ vào buổi sáng, giúp ấm tỳ và nâng dương khí.

Biện pháp hóa giải cơn nhức đầu, đau khớp do thời tiết cuối mùa hạ- Ảnh 3.

Không nên uống nước lạnh, ăn đồ lạnh để dưỡng tỳ vào cuối mùa hạ.

Ngải cứu có công dụng ôn dương, rất phù hợp với nhu cầu dưỡng tỳ

Người tỳ hư có thể dùng ngải cứu trên huyệt nguyên của kinh tỳ là Thái bạch. Thời gian chủ kinh tỳ từ 9 giờ đến 11 giờ sáng, nếu có thể dùng ngải cứu vào thời gian này thì hiệu quả càng tốt.

Tỳ và vị có mối quan hệ mật thiết với nhau, kinh tỳ và kinh vị cũng là biểu lý của nhau, cho nên có thể kết hợp với châm cứu vào huyệt hợp của kinh vị là túc tam lý để nâng cao tác dụng.

Biện pháp hóa giải cơn nhức đầu, đau khớp do thời tiết cuối mùa hạ- Ảnh 4.

Ngải cứu ôn dương, giúp dưỡng tỳ cuối mùa hạ.

Kiểm soát cảm xúc rất quan trọng trong việc dưỡng tỳ

Dưỡng tỳ cần dưỡng tốt cảm xúc. Tỳ chủ tư, suy nghĩ quá nhiều, hay lo lắng chính là những cảm xúc không tốt cho tạng tỳ. Thường xuyên nghĩ về điều tốt đẹp, giữ lòng biết ơn, hướng thiện, vui vẻ, suy nghĩ tích cực, tâm trạng tự nhiên sẽ thoải mái, can khí thông thuận, tỳ thổ sẽ khỏe mạnh.

Đây cũng là cách dưỡng tỳ. Theo Đông y can mộc khắc chế tỳ thổ, nếu khí của can và hỏa hỏa can quá mạnh, sẽ tổn thương tỳ thổ. Để tỳ khỏe mạnh, cần dưỡng can, nhu dưỡng tạng can, khiến cho can khí thông suốt, để khí can có thể tiết ra bình thường, từ đó can mộc và tỳ thổ ở trạng thái hài hòa, can không uất, tỳ không hư.

Do đó, dưỡng tỳ cần kiểm soát cảm xúc, không nổi giận , cố gắng giảm bớt nổi cáu, đây là yếu tố quan trọng để thông can dưỡng tỳ.

Nếu có bệnh về tỳ nên điều trị sớm

Tỳ là một trong hai gốc lớn của cơ thể, dễ bị tổn thương vào cuối mùa hạ. Một khi tỳ bị tổn thương sẽ dẫn đến rất nhiều tác hại cho sức khỏe. Vì vậy chúng ta cần chủ động lắng nghe cơ thể.

Đông y từ xa xưa có rất nhiều bài thuốc có tác dụng trừ thấp, kiện tỳ, một khi thấy cơ thể có các dấu hiệu của thấp thịnh và tỳ hư, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở có chuyên môn để có được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

BS. Nguyễn Huy Hoàng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước

Sống khỏe - 22 giờ trước

Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

5 lưu ý quan trọng khi ăn quả vải để không gây hại sức khoẻ

5 lưu ý quan trọng khi ăn quả vải để không gây hại sức khoẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Quả vải không chỉ có vị thơm ngọt mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, dưới đây là 5 lưu ý quan trọng khi ăn quả vải để không gây hại sức khoẻ.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Những người nên hạn chế ăn tỏi đen

Những người nên hạn chế ăn tỏi đen

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ăn tỏi đen đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa nhiều bệnh, nhưng một số người không nên ăn thực phẩm này.

Top