Bố mẹ hãy dừng ngay những việc này lại nếu không muốn con ốm yếu
GiadinhNet - Chính sự bất cẩn và thiếu hiểu biết của mẹ khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, từ đó bé dễ bị các vi khuẩn gây bệnh tấn công và dẫn đến bị ốm.
Trẻ con vốn có sức đề kháng kém hơn người lớn và thường xuyên bị ốm nếu không được chăm sóc cẩn thận. Và nhiều trẻ thường xuyên ốm yếu chỉ vì những sai lầm tưởng như vô thường của các ông bố bà mẹ. Dưới đây là những sai lầm hết sức phổ biến của cha mẹ khiến con ốm triền miên.

1. Ủ ấm cho trẻ quá mức
Nhiều mẹ nghĩ rằng vào mùa đông cần phải ủ ấm cho trẻ một cách cẩn thận bằng nhiều lớp áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên đây là một điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ.
Các mẹ nên biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trẻ thường hay chạy nhảy, chơi đùa nên dễ nóng người, toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.
Mặc quá nhiều áo với chất liệu len hay bông sẽ làm cho mồ hôi không toát ra bên ngoài được. Nó ứ đọng lại bên trong là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da. Vào ban đêm, trẻ mặc nhiều áo quần hoặc đắp nhiều chăn sẽ có thể ngủ không ngon giấc và luôn khó chịu. Hơn nữa, phải mặc quá nhiều quần áo, lúc nào cũng phải đội mũ, đeo tất chân tất tay, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái trong vận động.
2. Dỗ dành bé bằng cách rung lắc
Đây là một thói quen rất phổ biến của nhiều cha mẹ trong khi dỗ con trẻ quấy khóc đòi thứ gì đó hoặc đòi đi chơi. Để dỗ bé khỏi khóc phụ huỳnh rất hay bế thốc trẻ lên rồi rung lắc với mục đích để trẻ ngừng khóc. Không phủ nhận cách này có thể khiến bé nín nhưng lại khiến đầu não của trẻ bị kích động. Kéo dài tình trạng này trẻ có thể bị xuất huyết não. Do đó cha mẹ người thân cần lưu ý đặc biệt không rung lắc khi dỗ trẻ khóc.
3. Cho con ăn đồ nhiều đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn
Đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn như bim bim, khoai tây chiên, gà rán, hamburger…luôn là những món đồ yêu thích của hầu hết các em nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ cần biết rằng những loại thực phẩm này cực kì không tốt cho trí tuệ cũng như sức khỏe của trẻ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ ăn nhanh chứa rất ít rau củ, do đó chúng khan hiếm chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Không những vậy, thịt chiên rán ở nhiệt độ cao còn khiến các dưỡng chất bị phân hủy nhanh chóng, trở nên khó tiêu và giàu năng lượng. Chính vì thế, ăn đồ ăn nhanh sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ. Thậm chí, đồ ăn nhanh còn làm tăng nguy cơ các bệnh liên quan đến tiêu hóa như ung thư đại tràng, ung thư ruột non…
Để đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ được vận hành tốt, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, các mẹ nên cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tươi ngon và an toàn.
4. Dùng kháng sinh ngay khi thấy con ốm
Có lẽ đây không phải là sai lầm của một cá nhân, mà hầu như bà mẹ nào cũng mắc phải sai lầm nghiêm trọng này. Chỉ một cơn ho hay cảm cúm nhẹ, các mẹ ngay lập tức nghĩ đến việc sử dụng kháng sinh cho con.
Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng mạnh, giúp trẻ khỏi ốm nhanh nhưng đây cũng là “con dao hai lưỡi”. Theo các chuyên gia, trẻ ốm được uống kháng sinh sẽ khỏi bệnh rất nhanh nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bé sẽ càng yếu hơn, càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu được với vi khuẩn, vi rút. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc sử dụng kháng sinh thường xuyên dẫn đến giảm lượng cytokine – một hooc môn rất cần thiết cho hệ miễn dịch.
Do đó, trong những trường hợp trẻ bị ho hoặc cảm nhẹ, các mẹ hãy áp dụng các phương pháp tự nhiên để chữa trị như trà cam thảo dịu cổ họng, chanh đào mật ong, nước vo gạo và rau diếp cá…Tuy nhiên, trong trường hợp bé ốm nặng hơn, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để mua thuốc đúng chủng loại, tuyệt đối không tự ý mua theo kinh nghiệm cá nhân.

5. Bao bọc quá kĩ, không để trẻ vận động
Hiện nay, với chính sách kế hoạch hóa gia đình nên mỗi gia đình thường chỉ có một hoặc hai con, bởi vậy nhiều gia đình có xu hướng bao bọc và chiều chuộng con rất rõ ràng. Điển hình của một trong những hình thức bao bọc đó là hạn chế cho trẻ vận động, tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, cách thức này của các mẹ hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.
Có thể các mẹ không ý thức được rằng vận động thường xuyên mỗi ngày giúp trẻ năng động, khỏe khoắn hơn và tăng sức đề kháng. Tập luyện thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, củng cố hoạt động của các chất kháng thể và tế bào bạch cầu trong người bé.
Vì thế, để trẻ có sức đề kháng tốt hơn, ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, bố mẹ cũng đừng quên cho con vận động mỗi ngày. Bố mẹ có thể cùng bé đi bộ hoặc để con vui chơi thể thao thoải mái cùng bạn bè. Như vậy, không những trẻ thêm khỏe mạnh mà bé cũng thêm tự tin và hòa đồng hơn.
6. Bỏ ăn sáng
Nhóc tì nhà bạn có ăn sáng đều đặn? Nếu câu trả lời là ‘Có’ thì thật tuyệt bởi việc bỏ ăn sáng tác động tiêu cực đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ nhỏ.
Ăn sáng giúp tinh thần trẻ luôn sảng khoái, thoải mái, tỉnh táo… và vì thế khả năng tập trung chú ý cũng tốt hơn. Kết quả, não bộ của trẻ vì thế cũng tư duy nhanh nhạy và phản ứng tốt hơn nếu các tình huống bất trắc có xảy ra.
7. Lạm dụng đồ ăn, uống lạnh
Dù là mùa hè, nhiệt độ cao cũng không nên cho trẻ ăn và uống nhiều đồ lạnh. Cha mẹ cần nhớ các cơ quan trong cơ thể bé vẫn còn đang phát triển. Do đó ăn uống nhiều đồ lạnh sẽ làm tổn hại chức năng dạ dày, khiến bé sụt cân.
8. Ngủ ngay sau khi ăn no
Trẻ ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy. Nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau bao tử.
9. Bật đèn khi trẻ ngủ
Việc bật đèn điện sáng trong khi trẻ ngủ là điều cần phải loại bỏ ngay. Nếu thường xuyên tái diễn, điều này sẽ tác động tiêu cực đến thị giác của bé, khiến giấc ngủ không sâu. Đáng báo động hơn nó còn có thể khiến chiều cao trẻ nhỏ bị hạn chế.
10. Không che chắn cẩn thận khi cho trẻ ra ngoài trong những ngày hè
Vào mùa hè, với cái nóng nắng gay gắt thì việc chăm sóc cho bé khi ra ngoài trời càng phải được chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên việc làm đơn giản này đôi khi không được các mẹ thực hiện một cách cẩn thận và chính sơ suất này dễ khiến các bé bị ốm nhanh hơn.
Theo các bác sĩ nhi khoa, khi trẻ mới ra đời, làn da thường rất mềm mại, ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Vì thế, khi đưa bé ra ngoài, các mẹ cần che chắn, đội mũ và che ô cẩn thận cho con để tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào bé.
11. Hôn môi bé mới sinh
Khi mới sinh ra, hệ miễn dịch của bé còn rất yếu, khó có khả năng chống lại bệnh một khi người hôn mắc bệnh truyền nhiễm. Hệ quả là vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho trẻ. Ngay cả khi cha mẹ, hoặc người thân không mắc bệnh nhưng do sức đề kháng tốt hơn nên vẫn có thể lây mầm bệnh sang con.
Lily (tổng hợp)

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.