"Bỏ phố về quê" để tránh COVID-19 là phản khoa học, phản tác dụng
GiadinhNet – Theo chuyên gia y tế, di tản khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp không những gây khó khăn cho công tác kiểm soát, phòng ngừa mà còn khiến người dân dễ mắc hơn.
Tính đến đêm 8/3, tại Việt Nam đã có 14 ca mắc mới COVID-19 sau khi chúng ta đã điều trị thành công cho 16 ca và duy trì gần 1 tháng không có trường hợp nhiễm thêm.
Diễn biến này khiến nhiều người dân lo lắng thái quá. Không ít người dân ra siêu thị mua đồ tích trữ dù nguồn hàng nhu yếu phẩm hiện tại của Việt Nam là đang dư thừa. Thậm chí, một số gia đình còn di chuyển đến nơi khác để tránh dịch.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam hoàn toàn không đồng tình với "cách chống dịch" này. Ông kêu gọi người dân không nên di tản. Bởi di tản không phải là cách phòng, chống dịch an toàn.
"Đây là cách phòng chống bệnh phản khoa học, thậm chí còn khiến dịch bệnh phức tạp, khó kiểm soát hơn và ngành y tế cũng vì thế mà áp lực hơn", ông PGS Trần Đắc Phu nói.

PGS.TS Trần Đắc Phu kêu gọi người dân không hoang mang lo lắng, phải hiểu biết để cùng ngành y tế chống dịch.
PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích: "Trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến mới, nếu người dân hoảng loạn và cho rằng, ở thành phố nguy hiểm hơn ở quê mà di tản đi nơi ở mới để phòng, chống dịch thì đó là nhận định sai lầm, phản khoa học. Sở dĩ tôi nói việc di tản khiến công tác phòng, chống dịch COVID-19 phức tạp và khó kiểm soát hơn, là bởi chúng ta không thể nhìn thấy được virus trong không gian, cũng không thể tự khẳng định tính an toàn với những người đang và chuẩn bị tiếp xúc với mình hoặc người thân. Thậm chí, biết đâu, chính chúng ta lại có nguy cơ lây nhiễm mà chúng ta không hề biết.
Vì vậy, nếu đã ở đâu thì ta nên ở yên đó. Chỉ đến nơi đông người khi thực sự cần thiết và khi ra ngoài, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ mình trước dịch bệnh. Trong không gian sống, nên tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác".

Theo chuyên gia y tế, di tản khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp không những gây khó khăn cho công tác kiểm soát mà còn có khả năng mắc dịch cao hơn.
PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: "Thời gian qua, Bộ Y tế đã và đang khuyến cáo người dân rất nhiều lần là không tụ tập nơi đông người và hạn chế tiếp xúc đông người, hạn chế đi lại nơi đông người… Đặc biệt là những nơi mà ngành chức năng đang cách ly. Đây là những khuyến cáo nhằm hạn chế thấp nhất khả năng nhiễm bệnh. Vì vậy, khi có dịch, việc đầu tiên mà người dân phải làm là không hoang mang lo lắng.
Để không bị hoang mang lo lắng thì phải có hiểu biết về dịch, về chống dịch, về biểu hiện lâm sàng… hiểu để bảo vệ cho cá nhân, gia đình mình được tốt hơn, hiểu để có trách nhiệm với xã hội, để cùng ngành y tế chống dịch".
Cùng quan điểm trên với PGS.TS Trần Đắc Phu, chuyên gia xã hội học, PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, với những trường hợp không thể bố trí con trẻ để duy trì hoạt động sản xuất, công việc thì có thể đưa con đến một nơi ở mới có người trông mới, đảm bảo an toàn dịch.
Tuy nhiên, nếu như người dân lựa chọn di tản là phương pháp để trốn dịch thì đây là lựa chọn sai, thể hiện sự không có trách nhiệm với xã hội và làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, tạo gánh nặng cho các ngành chức năng trong phòng, chống dịch COVID-19.

Sở Y tế Lào Cai vừa công bố 4 trường hợp có kết quả âm tính với virus COVID-19 gồm 1 người Nhật và 3 người Việt Nam.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho biết: "Người dân có thể dịch chuyển ở nhiều tư thế, như thế chủ quan, dịch chuyển theo sự hỗn loạn, thiếu kịch bản chung… nhưng dù ở thế nào thì khi dịch COVID-19 có nhiều diễn biến mới, sẽ đều gây khó khăn và làm nhiễu loạn cho công tác quản lý cư dân trong dịch.
Bởi khi người dân di tản, dịch chuyển, dẫn đến sự ùn ứ. Trong bối cảnh ùn ứ đó sẽ kích hoạt, tương tác lẫn nhau, làm gia tăng thêm nỗi sợ hãi, gia tăng thêm chuyện suy giảm lòng tin trong công tác phòng chống dịch. Đặc biệt là phức tạp hơn trong công tác kiểm soát dịch bệnh.
"Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói rằng, nếu tất cả nhân dân cùng đồng lòng chống dịch thì sẽ nhận phần thắng, mà cơ sở của sự thắng lợi ấy là mọi người phải thực hiện đầy đủ, đúng đắng những quy chế mà ngành y tế đặt ra", PGS Trịnh Hòa Bình chia sẻ.
Bảo Loan

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 17 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 18 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 23 giờ trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 1 ngày trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 2 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 3 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.