Bộ sưu tập cây thuốc Nam hiếm có ở trại rắn Đồng Tâm
GiadinhNet - Suốt 17 năm qua, cán bộ nhân viên trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) đi đâu cũng để ý, dò hỏi cây thuốc Nam lạ, hiếm, quý, rồi cố xin cho bằng được. Nhờ vậy, bộ sưu tập vườn thuốc Nam hàng trăm loài ở đây trở nên cực kì phong phú. Từ quân đến dân, ai cũng có thể đến vườn cây thuốc này mà xin giống về để trồng mà không bị phiền hà.

Ai có thì xin
Cách đây vài năm, trong một chuyến tham quan đến đảo Phú Quốc (Kiên Giang), anh Hồ Văn Tài tình cờ phát hiện trong nhà một người dân xứ đảo có cây giao (còn gọi là cây xương cá) mọc thành bụi um tùm, xanh mướt. Vậy là anh Tài phải bỏ lỡ nhiều điểm tham quan cùng gia đình để dành thời gian làm quen với hộ gia đình xứ đảo, nơi có bụi giao “đẹp quá xá cà tô mát” (lối khen của người miền Tây ám chỉ cái đẹp hết chỗ chê), để xin cây giống.
Biết ý định của anh Tài tốt đẹp, chủ nhà chẳng những cho cây mà còn khoản đãi anh một bữa đặc sản xứ đảo ra trò. Vừa vui sướng vì có cây vừa túy lúy vì rượu sim nổi danh xứ đảo, giờ mỗi lần nhìn bụi giao trong vườn cây thuốc Nam ở trại rắn Đồng Tâm là anh Tài lại cười tủm tỉm.
Anh Tài là Đội trưởng nuôi trồng dược liệu của trại rắn, gồm 25 người. Đội nuôi trồng chuyên lo hai việc chính là nuôi rắn và trồng cây thuốc Nam. Cây giao mà anh Tài xin về bổ túc trong vườn vốn có dược tính mạnh trong điều trị đau nhức răng, viêm xoang. “Thật ra vườn đã có bụi giao từ trước khi mình xin về rồi. Có điều nó bị người tham quan bứt sạch rồi, đến hồi sức không nổi luôn. Mình thấy bụi giao ở Phú Quốc tốt quá nên xin về để thay bụi giao trong vườn”, Đội trưởng Tài giải thích thêm. Hóa ra, không ít du khách đến trại rắn Đồng Tâm tham quan, thấy cây giao và biết rõ dược tính của nó, lại cũng vì không dễ gì gặp được cây thuốc này, nên bứt, ngắt vài cọng bỏ giỏ mang về làm thuốc. “Khổ nỗi, muốn thu hoạch loại cây thuốc này phải dùng kéo cắt tỉa cẩn thận thì cây mới có thể hồi sức. Còn bứt hay ngắt thì nó tàn luôn. Thực ra vườn thuốc Nam luôn sẵn lòng chia sẻ bất kỳ loại cây thuốc nào có trong vườn, cho bất kỳ người dân nào có nhu cầu. Nhưng nhiều người không rõ chủ trương này của trại rắn Đồng Tâm nên mới có chuyện đáng tiếc như vậy”, anh Tài kể.
Hầu như anh chị em cán bộ nhân viên của trại rắn Đồng Tâm, không nhất thiết làm trong đội nuôi trồng dược liệu, đều mắc “căn bệnh” cóp nhặt sưu tầm cây thuốc Nam. “Anh chị em mỗi người một quê nên có dịp là mọi người lại cóp nhặt nhiều cây thuốc Nam ở địa phương mang về vườn. Rồi những dịp đi công tác, du lịch cùng gia đình, mọi người không quên tìm thêm cây thuốc Nam lạ, quý, hiếm. Nhờ vậy, số lượng, số loài cây thuốc Nam ở vườn ngày càng phong phú”, Trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương - Phó Giám đốc trại rắn Đồng Tâm cho biết thêm. Là chuyên gia giỏi về rắn và điều trị rắn độc cắn, bác sĩ Vũ Ngọc Lương cũng vướng “bệnh” săn tìm cây thuốc Nam khá nặng. Cách đây không lâu, trong một dịp lên Sapa, chuyên gia rắn này cũng bỏ hơn hai ngày để lùng sục, kỳ kèo người dân địa phương “tóm” bằng được một loại cây quý về vườn.
“Bị rắn độc cắn phải xác định ngay loại rắn gì cắn mà dùng kháng huyết thanh đúng để cứu chữa. Có điều, việc sơ cứu để kéo dài thời gian chịu đựng của cơ thể hoặc ngăn ngừa độc rắn phát tán cũng quan trọng không kém để giữ mạng sống cho nạn nhân. Có một số cây thuốc Nam dùng cho sơ cứu hiệu quả lắm, như cây kim vàng chẳng hạn, đắp lên vết cắn sẽ làm chậm độc tính phát tác. Một số loại cây thuốc khác thì dùng chữa di chứng rắn cắn rất hiệu quả. Ví như lá trầu không nấu với chút muối giúp rửa vết thương (bị rắn cắn) nhanh lành, sạch sẽ…”, bác sĩ Vũ Ngọc Lương dẫn giải chuyện kết hợp Đông - Tây y trong điều trị, cứu chữa nạn nhân bị rắn độc cắn.
Người được giao đặc trách chăm sóc vườn cây thuốc Nam ở trại rắn, y sĩ Đông y Tống Thị Diệu, trò chuyện với PV Báo Gia đình & Xã hội qua điện thoại bởi chị nghỉ phép về quê Thanh Hóa có việc gia đình. Chị Diệu nói, chuyến này về quê sẽ ráng tìm bổ sung cho vườn 3 loại cây thuốc quê mình có là sim, chi tử và bồ công anh. “Có cây thì vườn thiếu, có cây cần bổ sung thêm bởi chúng tôi cho đi khá nhiều. Có điều dạo này ở các vùng quê dùng nhiều thuốc diệt cỏ quá nên tìm cây thuốc có phần khó khăn, nhiều khi phải lần mò lên đồi cả ngày may ra gặp. Nhưng nhất định tôi phải tìm cho được vì có dịp về quê cũng không phải là chuyện dễ, vả lại tôi đã hứa với anh Tài, Đội trưởng rồi…”, chị Diệu vui vẻ cho biết.
Ai xin thì cho
Trại rắn Đồng Tâm với tên gọi đầy đủ hiện nay là Trung tâm Nuôi trồng, Nghiên cứu, Chế biến dược liệu (trực thuộc Cục Hậu cần, Quân khu 9) được thành lập năm 1977. Quá trình hình thành trại rắn gắn liền với tên tuổi vị “thần rắn” Tư Dược nổi danh cả nước, với mục tiêu đơn giản là cứu chữa kịp thời quân - dân trong khu vực không may bị rắn độc cắn. Đến năm 1997, trại rắn Đồng Tâm được bổ sung đầy đủ chức năng như hiện nay là nghiên cứu khoa học, bảo tồn gen các nguồn dược liệu quý hiếm trên cạn, sản xuất thuốc y học dân tộc, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho quân và dân Đồng bằng sông Cửu Long. Mốc thời gian đó cũng đánh dấu sự ra đời của vườn cây thuốc Nam, được xem là “bộ sưu tập” độc đáo nhằm thực hiện nhiệm vụ chung “bảo tồn gen các nguồn dược liệu quý hiếm trên cạn” mà trước nay vốn tập trung nhiều cho họ nhà rắn. Hiện trại rắn Đồng Tâm dành riêng 3.000m2 đất để “sưu tập” cây thuốc Nam với hàng trăm loại dược liệu quý hiếm.
Quân y tuyến cơ sở cả nước thường xuyên đến trại rắn Đồng Tâm để học mô hình lập vườn, đồng thời xin cây giống về trồng. “Chúng tôi tặng tất, không thiếu cây gì, để anh em quân y tuyến cơ sở có điều kiện lập vườn, có điều kiện chăm sóc sức khỏe quân nhân theo hướng Đông-Tây y kết hợp. Vì vậy, việc nhân giống cây thuốc Nam hiện có, cũng như tìm thêm từ các địa phương trên cả nước, là chuyện mà chúng tôi phải làm liên tục để ai đến xin thì mình có mà cho”, bác sĩ Vũ Ngọc Lương giải thích thêm. “Ai xin thì cho” là tiêu chí không chỉ thực hiện trong giới quân y mà bất kỳ người dân nào có nhu cầu sử dụng, trồng trọt cây thuốc Nam đều có thể đến trại rắn Đồng Tâm để được hỗ trợ.
Hiện vườn cây thuốc Nam ở trại rắn Đồng Tâm đang chuyển mình phát triển để sớm “ngang hàng” với “bộ sưu tập” rắn độc nơi đây, vốn được xem là “thiên hạ đệ nhất” trong phạm vi cả nước. “Chúng tôi đang thay hàng loạt bảng chú thích, nỗ lực sưu tập thêm hàng loạt cây thuốc mới. Vườn cây thuốc Nam không chỉ cung cấp cây giống cho người có nhu cầu mà còn giúp du khách tham quan bổ túc được kiến thức về dược tính của cây cỏ xung quanh”, Đội trưởng Hồ Văn Tài chia sẻ.

Đội trưởng Hồ Văn Tài bên cây giao xin từ đảo Phú Quốc.
Hàng năm, trại rắn Đồng Tâm tiếp nhận hàng trăm sinh viên ngành Y (chuyên ngành Y học cổ truyền) của Trường Quân Y 2, Đại học Y-Dược TPHCM đến vườn cây thuốc Nam học tập, nghiên cứu. Nhờ bộ sưu tập cây thuốc hiếm có này, những sinh viên mới nhận dạng thực tế hàng trăm loài cây cỏ có dược tính, mà nếu chỉ nhìn qua sách vở thì khó lòng hình dung chính xác. Đến thời điểm này, có điều kiện lập vườn thuốc Nam với quy mô và số lượng như “bộ sưu tập” của trại rắn Đồng Tâm, quả là chưa có địa chỉ thứ hai.
Không những là nơi điều trị bệnh nhân bị rắn độc cắn mà trại rắn Đồng Tâm còn là điểm tham quan độc đáo, nằm trong tour du lịch Mỹ Tho - cù lao Thới Sơn - trại rắn Đồng Tâm. Tại đây, du khách tận mắt chiêm ngưỡng hàng trăm loại rắn khác nhau, từ những loài rắn hiền lành (rắn nước, rắn ráo,...), đến các loài rắn độc (hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, hổ mai gầm,...), những loài động vật quí hiếm như trăn, cá sấu, ba ba, cáo, gấu... Hiện mỗi năm có khoảng 30 - 40 ngàn du khách quốc tế và trong nước đến tham quan nơi đây.
Đỗ Bá-Thanh Giang

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.