Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng Bộ Y tế: "Bảo vệ cho nhân dân được hưởng một cái Tết bình an"

Thứ tư, 10:49 06/01/2021 | Y tế

GiadinhNet - Chặng đường chống dịch COVID-19 trước mắt còn cam go, nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ người dân, trước mắt bảo đảm người dân có cái Tết an toàn là mục tiêu, mong muốn của ngành Y tế...

Sáng 6/1, báo cáo của Bộ Y tế tại Hội nghị Y tế toàn quốc cho thấy, năm 2020 mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, nhưng được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn quân và toàn dân, công tác y tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đại dịch hoành hành, nhưng nhiều chỉ tiêu y tế Việt Nam đạt và vượt kế hoạch

Ngành Y tế đã thực hiện đạt 2 chỉ tiêu chủ yếu được Quốc hội và Chính phủ giao trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020: 28 giường bệnh trên vạn dân; 90,85% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Việt Nam cũng duy trì 14 năm liên tiếp đạt mức sinh thay thế, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Tuổi thọ trung bình đạt 73,7 tuổi, tăng 0,1 tuổi so với năm 2019.

Chương trình Sức khoẻ Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bước đầu triển khai có hiệu quả. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, tầm vóc người dân được cải thiện, chiều cao trung bình của thanh niên nam đạt 168,1cm (tăng 3,7 cm so với năm 2009); nữ đạt 156,2cm (tăng 2,6cm so với năm 2009). Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi dưới 5 tuổi của Việt Nam là 19,6%, được coi là mức thấp theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Bộ trưởng Bộ Y tế: Bảo vệ cho nhân dân được hưởng một cái Tết bình an - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, sự hài lòng của ngưởi dân đối với dịch vụ y tế tiếp tục được cải thiện. Ứng dụng thành công các kỹ thuật mới, tiên tiến: Bệnh viện Nhi đồng TP HCM thực hiện ca đại phẫu tách hai bé gái dính liền phần bụng chậu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện liên tiếp 23 ca ghép tạng trong 13 ngày. Đề án khám chữa bệnh từ xa được ban hành, trong 45 ngày đã kết nối được 1.000 điểm khám chữa bệnh từ xa, đến nay con số này nâng lên hơn 1.500 cơ sở y tế trên cả nước.

Năng lực mạng lưới y tế cơ sở được nâng lên do được đào tạo, chuyển giao kỹ thuật từ y tế tuyến trên; phát huy vai trò trong phòng, chống dịch bệnh: giám sát, điều tra dịch tễ người đi đến từ vùng dịch, chăm sóc sức khỏe người dân, đặc biệt là người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại cộng đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, năm 2020 cũng là năm cải cách hành chính mạnh mẽ của ngành. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dự phòng, khám, chữa bệnh, Bộ Y tế được xếp thứ 4 trong số các Bộ, ngành về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, là một trong 2 Bộ đạt tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 100%.

"Thủ tướng chỉ đạo "không để người dân mù mờ về giá cả". Vì thế, ngành Y tế tiến hành nhanh, huy động tối đa lực lượng xây dựng, vận hành, khai trương Cổng công khai y tế, lần đầu tiên Bộ Y tế công khai tất cả hoạt động liên quan đến ngành, từ mua sắm, giá cả dược phẩm, trang thiết bị, dịch vụ y tế. Người dân có thể tự tra cứu trên mạng, trên thiết bị điện thoại thông minh", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói và cho biết tới đây, thực hiện lời kêu gọi của đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng "Công khai minh bạch là thanh bảo kiếm chữa lành các vết thương", ngành Y tế sẽ tiếp tục công khai kết quả mọi hoạt động của ngành.

Đến nay, nước ta cơ bản ngăn chặn và kiểm soát được dịch COVID-19, điều trị có hiệu quả các ca bệnh nặng, hiểm nghèo, được các tổ chức quốc tế và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Đồng thời, khống chế thành công một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm quay trở lại: bạch hầu khu vực Tây Nguyên, bệnh Whitmore ở miền Trung, bệnh sốt mò ở một số tỉnh miền Bắc, không để xảy ra "dịch chồng dịch".

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết năm 2020 Việt Nam là điểm sáng phòng chống COVID-19 thành công. Đạt được nhiều thành tựu trong khoa học công nghệ, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên giải trình tự gene virus SARS-CoV-2, là 1 trong 5 quốc gia sản xuất được sinh phẩm chẩn đoán kháng thể, chủ động được sinh phẩm chẩn đoán kháng thể, chủ động được sinh phẩm chẩn đoán, sản xuất thành công máy thở đáp ứng nhu cầu điều trị phòng, chống dịch COVID-19. Chúng ta cũng là một trong ít quốc gia trong ASEAN thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người.

Ngoài Nano Covax đang được tiêm thử nghiệm lâm sàng, sắp tới, chúng ta còn 2 loại vaccine đi vào thử nghiệm lâm sàng. Ngày 21-22/1, vaccine Covivac do Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên người. Theo kế hoạch, IVAC phối hợp Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE), Đại học Y Hà Nội, thử nghiệm lâm sàng vaccine này. Ngoài ra, ông Long còn thông tin, tháng 3, Việt Nam sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng loại vaccine phòng COVID-19 thứ 3.

Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá: "Chúng ta đạt được những kết quả này là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ, ban ngành dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia".

Bên cạnh đó, lực lượng quân đội đã tham gia ngay từ phút đầu tiên trong việc ngăn chặn, cách ly từ Tết Canh tý đến nay. “Gần 10.000 chiến sĩ cắm chốt, có chiến sĩ 6 tháng chưa được về nhà”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ có những cán bộ trước khi đi chống dịch đã tạm biệt với gia đình rằng có thể hôm nay đi là vinh quang nhưng cũng có thể không bao giờ trở về…. Lực lượng công an truy vết, cách ly, phong tỏa…, và nhiều các bộ ngành đã làm lên chiến thắng trong cuộc chiến này.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay công cuộc phòng chống đại dịch chưa có điểm kết thúc; sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao hơn nữa trong đại chiến cam go này. "Bảo vệ cho nhân dân được hưởng một cái Tết bình an", "Để cuộc sống trở lại cuộc sống bình thường, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân" - là niềm mong muốn, là mục đích trước mắt và lâu dài, là cấp bách và cũng là trường kỳ trong năm 2021.

Do đó, theo Bộ trưởng, từ nay đến Tết Nguyên đán 2021, các tỉnh, thành phố phải tổ chức đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, lâu dài.

Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để phục vụ người dân tốt hơn

Về kế hoạch năm 2021, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay ngành Y tế sẽ thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu sản xuất vaccine, thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Bảo vệ cho nhân dân được hưởng một cái Tết bình an - Ảnh 2.

Năm 2020 là năm thứ 14 Việt Nam đạt và duy trì bền vững mức sinh thay thế. Ảnh: TD

Trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để phục vụ người dân tốt hơn của ngành Y, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay sẽ đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế cả về chuyên môn nghiệp vụ và y đức. Trong đó, ngành Y tế lựa chọn khâu đột phá trong thi cấp chứng chỉ hành nghề y dược phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Y khoa quốc gia. Xây dựng ngân hàng dữ liệu đề thi chuẩn bị chi thi cấp chứng chỉ hành nghề khi Luật Khám, chữa bệnh có hiệu lực.

Cùng đó, xây dựng và triển khai Đề án đào tạo nhân lực y tế vùng khó khăn (cho 28 tỉnh), Đề án tổng thể tăng cường năng lực cán bộ y tế cơ sở, mục tiêu đến 2025 đảm bảo cơ bản nhân lực cho vùng sâu, vùng xa và đến năm 2030 đảm bảo đủ nhân lực.

Đặc biệt, ngành chú trọng nâng cao đạo đức ngành Y thông qua việc giáo dục y đức, tinh thần cống hiến, phục vụ nhân dân đối với cán bộ viên chức ngành y, nhất là lớp thầy thuốc trẻ. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, nhân viên y tế.

Triển khai quyết liệt chuyển đổi số ngành y tế với các chương trình như hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh (hồ sơ sức khỏe điện tử, theo dõi, cảnh báo dịch bệnh, ứng dụng cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe...), hệ thống khám bệnh, chữa bệnh thông minh (khám chữa bệnh trực tuyến, bệnh án điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo...), hệ thống quản trị y tế thông minh (quản lý, điều hành điện tử, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, thống kê y tế điện tử, cơ sở dữ liệu y tế quốc gia)…

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 9 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 23 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top