Bộ trưởng Bộ Y tế: Phải thay đổi chiến thuật chống dịch COVID-19, nhanh hơn, cao hơn
GiadinhNet - Virus lần này có tốc độ lây nhiễm tăng hơn 70%, cần phải thay đổi phương thức chống dịch, nâng hơn một mức. Các địa phương phải quyết liệt hơn.
80% bệnh nhân không triệu chứng
Tại cuộc giao ban các tỉnh, thành và các huyện có ca bệnh COVID-19 vừa kết thúc lúc 6h15 tối 2/2, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho hay qua 4 ngày phân tích hơn 240 trường hợp bệnh nhân mới, đến 80% bệnh nhân không có triệu chứng. Do vậy, đây là thách thức với các bệnh viện.
"Khi tới bệnh viện, bệnh nhân không có triệu chứng, tôi đề nghị các cơ sở y tế phải khai thác kỹ tiền sử tất cả các bệnh nhân đến khám", PGS Lương Ngọc Khuê nói.
Trong số các bệnh nhân ở đợt dịch này, có 1 bệnh nhân nặng, 3 bệnh nhân thở oxy, 20 bệnh nhân có biểu hiện bệnh, còn lại đa số không có triệu chứng.
"Chiến lược sàng lọc nếu chỉ có biểu hiện ho, sốt, khó thở như trước đây thì sẽ bị sót bệnh nhân", PGS Khuê nói.
Ngoài khai thác tiền sử và dịch tễ, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị các bệnh viện, các phòng khám, cơ sở y tế phải thông thoáng, kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo.
"Virus lần này có tốc độ lây nhiễm tăng hơn 70% so với chủng cũ, lại không có triệu chứng nên dễ bị bỏ qua trong vấn đề rà soát" - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh tại cuộc họp.
Vì sao phải thay đổi chiến thuật phòng dịch?
Theo Bộ trưởng, thời điểm này cả nước đang rất hết sức cố gắng kiểm soát tình hình dịch tại Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Bình Dương, Gia Lai và một số tỉnh khác. Tuy nhiên, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải thay đổi chiến thuật trong phòng chống, nâng cao hơn 1 mức, nhanh hơn 1 mức.
Phân tích nguyên nhân phải thay đổi chiến thuật phòng chống dịch, Bộ trưởng cho hay, trước đây, chúng ta tính toán các phương án đưa ra, nếu địa phương nào không truy vết được phải áp dụng khoanh vùng, giãn cách xã hội trong một khu vực hẹp nhất định, đồng thời nếu cần thiết lấy mẫu diện rộng.
Với đợt dịch này, Bộ trưởng kiến nghị các địa phương phải nhanh hơn, phải áp dụng ngay tất cả các biện pháp. Bộ trưởng cho hay trong cuộc họp thường kỳ Chính phủ sáng 2/2, Bộ Y tế đã kiến nghị Đông Triều (Quảng Ninh) thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, lấy mẫu diện rộng, trước mắt lấy những điểm phát hiện ra bệnh nhân. Điều này tương tự với Hà Nội và các địa phương khác.

Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh các địa phương không được phép lơ là, chủ quan; thay đổi phương thức chống dịch và phải nâng lên một mức. Ảnh: Trần Minh
"Lượng truy vết nếu ít thì còn thực hiện được, nhưng với hàng nghìn trường hợp F1 thì không thể truy vết được nữa, dễ bị quên các dấu mốc về dịch tễ" - GS.TS Nguyễn Thanh Long phân tích.
Cùng đó, Bộ trưởng đề nghị các địa phương phải song song hai biện pháp vừa truy vết, vừa phải khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng "mới có thể ngăn chặn được" như Chí Linh đã làm.
Nâng công suất xét nghiệm rất quan trọng
Từ bài học chống dịch ở Đà Nẵng thành công một phần nhờ công suất xét nghiệm, Bộ trưởng nói, các lực lượng truy vết, lấy mẫu trên diện rộng ở cộng đồng thì xét nghiệm phải đảm bảo đủ đáp ứng yêu cầu đó. Nếu chuyển mẫu đến nơi quá xa (như từ Gia Lai về TP HCM) thì rất xa, không đáp ứng được.

Lấy mẫu xét nghiệm trong nhà máy công ty Poyun Hải Dương. Ảnh: BV
"Thời gian trôi đi 1-2 ngày là thêm các ca nhiễm khác, lúc đó chúng ta chật vật đi theo các ca mới rất khó khăn" - Bộ trưởng nhấn mạnh và đề nghị các địa phương, đặc biệt với Gia Lai, phải chuẩn bị phương án tại chỗ. Viện Pasteur TP HCM cùng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên phải hỗ trợ xét nghiệm ngay cho Gia Lai. Với Bình Dương cũng tương tự.
Bộ trưởng thông tin, Hải Dương, TP HCM hiện đã chủ động hoàn toàn vấn đề xét nghiệm, Hà Nội báo cáo công suất xét nghiệm hơn 10.000 mẫu/ngày có thể "tạm yên tâm".
Nếu cần thiết, phải thành lập bệnh viện dã chiến ngay
Vấn đề thứ ba được Bộ trưởng đặc biệt lưu ý tại cuộc họp, các địa phương dù số lượng ca bệnh COVID-19 đang ít nhưng phải hình thành ngay cơ sở điều trị.
"Nếu cần thiết, các tỉnh có diễn biến dịch phức tạp thì thành lập bệnh viện dã chiến ngay" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông nêu ví dụ trường hợp Hải Dương, ban đầu toàn bộ bệnh nhân COVID-19 (đại đa số là công nhân Công ty Poyun) nằm trong khu cách ly, không được điều trị. Ngày lập tức Bộ Y tế phải cử hai bệnh viện (Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bạch Mai) xuống để thiết lập ngay 2 bệnh viện dã chiến.

Cuộc họp giao ban trực tuyến chiều 2/2. Ảnh: Trần Minh
"Bộ Y tế đã nhiều lần đề nghị các địa phương phải chuẩn bị các kịch bản cho các tình huống phát hiện ca bệnh ở bệnh viện, nhưng nhiều nơi chưa có phương án. Khi xảy ra ca bệnh thì luống cuống", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Ông khẳng định, theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế, không cần thiết phải phong tỏa toàn bộ bệnh viện nếu không có sự lây chéo trong bệnh viện. Bệnh nhân xuất hiện ở khoa nào thì phong tỏa cục bộ khoa đó, làm sạch các khoa bệnh nhân đã đi qua. Cách ly tập trung, xét nghiệm F1. Nếu có lây nhiễm chéo mới phong tỏa bệnh viện.
Cùng đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết trong cuộc họp thường kỳ Chính phủ sáng nay, Bộ Y tế đã khuyến nghị với Chính phủ, lần này phải thực hiện quyết liệt tất cả các biện pháp.
Thứ nhất, bắt buộc đeo khẩu trang ở tất cả các tỉnh, thành phố, không chỉ ở các địa phương có dịch. Nếu không thực hiện biện pháp này, khi xảy ra lây nhiễm không thể ngăn chặn được.
"Bài học từ Công ty Poyun, công nhân không đeo khẩu trang nên một lúc phát hiện ra một loạt các ca bệnh, họ tiếp xúc gần trong môi trường kín".
Thứ hai, hạn chế tối đa các sự kiện tập trung đông người ở các khu vực kín, triển khai các biện pháp phòng chống tại nơi tập trung đông người, công sở…
Thứ ba, cài đặt các ứng dụng khai báo y tế để chúng ta biết có gần F0 hay không. Đây cũng chính là cách để bảo vệ bản thân.
Về giãn cách xã hội, Bộ trưởng cho hay tinh thần chung tại cuộc họp sáng nay là giao quyền chủ động cho các địa phương, nếu thấy tình hình cần giãn cách theo Chỉ thị 15, 16 thì cần phải áp dụng ngay.
Hải Dương cần rà soát, đánh giá lại tình hình đặc biệt với hai địa phương Cẩm Giàng, Kinh Môn (trên diện hẹp hay rộng thuộc về quyền quyết định của chính quyền địa phương), cần thiết thì áp dụng theo Chỉ thị 15 để chặn kịp, lấy mẫu, xét nghiệm được.
"Chúng tôi kiến nghị các địa phương phải liên tục đánh giá, rà soát tình hình. Đối với Gia Lai hay Bình Dương cũng tương tự" - Bộ trưởng nói.
Võ Thu
Tính đến 18h ngày 2/2, Việt Nam có tổng cộng 1.882 bệnh nhân COVID-19, trong đó số lượng ca mắc mới lây nhiễm cộng đồng tính từ ngày 27/1 đến nay là 301 ca.
Ngoài Hải Dương (224 ca) và Quảng Ninh (38), dịch đã xuất hiện tại 8 tỉnh, đều liên quan đến ổ dịch ở hai tỉnh trên. Gồm: Hà Nội (20), TP HCM (1), Hải Phòng (1), Hoà Bình (2), Bắc Ninh (3), Gia Lai (9), Bình Dương (2), Bắc Giang (1).

Sau 16 ngày nhập viện, nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini vẫn hôn mê
Y tế - 14 giờ trướcLà nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Hà Nội), Thiếu tá N.V.C vẫn trong tình trạng hôn mê.

Sau 23 lần phẫu thuật, người phụ nữ từng bị chồng đổ xăng đốt hiện ra sao?
Y tế - 1 ngày trướcTrải qua 23 cuộc phẫu thuật, gương mặt Trang loang lổ, chằng chịt vết sẹo, nhưng cuộc sống của chị có nhiều thay đổi.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.

Bật đèn kiểm tra gas rò rỉ trong khách sạn, người đàn ông bị nổ tử vong
Y tế - 1 ngày trướcSau tai nạn nổ khí gas trong khách sạn, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy dùng mọi cách điều trị, kích tim để cứu sống một lần nhưng cuối cùng, bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

Bắc Kạn: Một bệnh nhân nghi phát bệnh dại sau 1 năm bị chó cắn
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận một bệnh nhân là nam giới quê Cao Bằng nhập viện trong tình trạng sốt, sợ gió nghi do phát bệnh dại.

Công bố Chương trình 'Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển KT-XH ĐBDTTSMN'
Y tế - 2 ngày trướcChiều 26/9, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Lễ công bố Chương trình "Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSMN)".

Thiếu nữ 16 tuổi suy sụp, mắc bệnh hiểm sau khi thực hiện giảm cân sai cách
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đi kèm với việc giảm cân, cơ thể cô gái bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ ăn, rụng tóc, mất ngủ, thức dậy sớm và không thể đi lại được do quá mệt mỏi...

TP Hồ Chí Minh thông tin về hai trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Y tế - 3 ngày trướcTối 25/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin về trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ thường trú tại Đồng Nai nhưng cư trú tại TP Hồ Chí Minh và có tiếp xúc với 8 người, trong đó có một người được xác định dương tính với đậu mùa khỉ.

30 học sinh biểu hiện ngộ độc sau uống nước ngọt ở cổng trường, 7 ca nặng
Y tế - 3 ngày trướcSau khi uống loại nước ngọt được bán ở cổng trường, 30 học sinh đều xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, buồn nôn kèm theo tiêu chảy, 7 em có biểu hiện nặng.

Bệnh nhi 3 tuổi tử vong vì bệnh tay chân miệng sau 15 phút nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcĐược chuyển từ Cà Mau lên TPHCM cấp cứu, tuy nhiên do bệnh quá nặng, bệnh nhi rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tếGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.