Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng GD-ĐT đề nghị cân nhắc việc biên soạn bộ sách giáo khoa bằng ngân sách

Thứ hai, 19:17 14/08/2023 | Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết sức cân nhắc về việc giao Bộ GD-ĐT chuẩn bị một bộ SGK của Nhà nước và nên bỏ nội dung này khỏi nghị quyết.

Chiều 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông”.

Bộ trưởng GD-ĐT đề nghị cân nhắc việc biên soạn bộ sách giáo khoa bằng ngân sách - Ảnh 1.

Phiên giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Trước khi các đại biểu thảo luận, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn báo cáo giải trình các nội dung được giám sát, trong đó có nội dung về SGK.

Có cần một bộ SGK hay không?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT đang điều chỉnh thông tư 25 về việc chọn sách; đang cải thiện việc kiểm soát quá trình biên soạn, thử nghiệm sách, chất lượng của việc thẩm định sách, việc hướng dẫn giáo viên cũng đã và đang được điều chỉnh dần.

Chúng tôi chờ đón đợt giám sát này vì chúng tôi hiểu rằng, tự mình truyền thông và giải thích trước xã hội và trước Quốc hội rất nhiều cũng khó bằng sự ghi nhận và lan tỏa một cách khách quan thông qua hoạt động giám sát của Quốc hội. Chúng tôi tự tin nói như vậy còn vì ngành giáo dục với hơn một triệu nhà giáo đã làm nhiều việc rất thực chất, đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách để tạo nên những chuyển biến có thực trong thực tế. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Năm 2023, NXB Giáo dục đã tổ chức tặng trên một triệu bản SGK bộ mới cho học sinh các tỉnh vùng khó khăn...

Chính phủ cũng đã giao Bộ GD-ĐT khẩn trương xây dựng thông tư thực hiện việc định giá tối đa SGK để thực hiện khi Luật Giá sửa đổi có hiệu lực năm 2024.

"Riêng với ý kiến của Đoàn giám sát nêu trong nhóm giải pháp về nâng cao năng lực hiệu quả, hiệu quả quản lý Nhà nước về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: “nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương về việc giao Bộ GD-ĐT chuẩn bị nội dung một bộ SGK của Nhà nước”… thì chúng tôi một lần nữa đề nghị Đoàn giám sát và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết sức cân nhắc điều này, cân nhắc bỏ điều này khỏi nội dung Nghị quyết", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Ông cho biết, trong phiên làm việc giữa Đoàn giám sát và Chính phủ cuối tháng 7, Bộ GD-ĐT cũng đã nêu một số ý kiến phân tích và kiến nghị về việc này.

"Dường như vẫn đang còn tồn tại những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của SGK trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới. Nhà nước (Bộ GD-ĐT) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn SGK là học liệu, là công cụ, là cái hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học", Bộ trưởng phân tích.

Bộ trưởng GD-ĐT nhấn mạnh, chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ SGK, tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không?

Bộ trưởng GD-ĐT đề nghị cân nhắc việc biên soạn bộ sách giáo khoa bằng ngân sách - Ảnh 2.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Ông dẫn chứng thực tế, trong số hàng trăm bài giảng trên truyền hình, giáo viên đã dạy theo chương trình với sự chuẩn bị riêng, không theo bất cứ bộ SGK nào và đặt vấn đề: "Vậy có cần Quốc hội phải thông qua việc giao Bộ GD-ĐT chuẩn bị nội dung cho một bộ học liệu hay không?".

Chủ trương là đúng, đường đi là đúng, cách làm đang đúng

Cảm ơn Đoàn giám sát đã rất quan tâm tới một vấn đề nóng của giáo dục để hỗ trợ, nhưng Bộ trưởng cho rằng, cách quan tâm này liệu đã phù hợp với SGK với tư cách tồn tại mới.

"Điều này không phải vấn đề kỹ thuật hay vấn đề quản lý, mà liên quan tới tinh thần cốt lõi của đổi mới. Bộ GD-ĐT đang ra sức hướng dẫn, điều chỉnh, yêu cầu giáo viên thay đổi quan niệm về SGK, thay đổi cách mà giáo viên sử dụng SGK và coi đó là trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thuyết phục.

Theo ông, việc này không chỉ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa trong việc biên soạn và phát hành SGK, mà còn hệ trọng hơn, điều này có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà toàn ngành đang hướng tới về mặt phương pháp.

Con tàu cải cách giáo dục của chúng ta đang lao nhanh về phía trước, chỉ có đường tiến không có đường lui. Vì vậy, trong mục tiêu kép, nhiệm vụ kép, đạt được những gì như báo cáo đã ghi nhận, đó là một nỗ lực phi thường của hàng triệu giáo viên và học sinh. Nó là sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành, của 63 tỉnh thành trên cả nước, là sự quan tâm của Quốc hội kịp thời quyết định các chính sách cho giáo dục và đào tạo trong suốt thời gian vừa qua. Bộ trưởng Ngyễn Kim Sơn

"Nếu lo lắng về an toàn an ninh SGK thì điều này cũng không thành vấn đề, vì NXB Giáo dục, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đang nắm bản quyền 2 bộ SGK. SGK cho các lớp 5-9-12 là những bộ sách cuối cùng cũng đã soạn xong và đang thẩm định…" ông Nguyễn Kim Sơn tiếp tục lập luận.

Điều này cũng rất khác với nội dung Nghị quyết số 122/2020 cho phép Bộ GD-ĐT chỉ tổ chức biên soạn khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn.

Bộ trưởng GD-ĐT cho hay, hiện nay tất cả môn học còn lại đều đã có một số sách được các tập thể và cá nhân biên soạn. Do đó, việc tổ chức chuẩn bị nội dung một bộ sách không giải quyết được các vấn đề.

Ông Nguyễn Kim Sơn dẫn lại đánh giá trong phần đầu của báo cáo giám sát có nêu, việc triển khai đã đạt được những kết quả quan trọng đáng ghi nhận, đã tạo chuyển biến tích cực.

"Điều đó chứng tỏ chủ trương là đúng, đường đi là đúng, cách làm đang đúng, đúng về cái lớn cái căn bản. Hiện nay đang giữa chặng đường, những khó khăn, vướng vấp ban đầu là khó tránh khỏi, nhưng nó đang được khắc phục, cải thiện và ngày càng tốt thêm", tư lệnh ngành GD-ĐT khẳng định.

Ông Nguyễn Kim Sơn cho rằng, vấn đề lớn lúc này là tiến hành đổi mới theo chiều sâu, đổi mới phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá, gia tăng chiều chất lượng của đổi mới, tăng cường các điều kiện cho đổi mới thành công, cố gắng ổn định chính sách cho tới hết chu kỳ đổi mới.

Sau năm 2025 khi có những sản phẩm đầu ra thực sự của chương trình mới rồi tính tới những điều chỉnh chính sách lớn nếu có.

Đoàn Giám sát lưu ý, Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn được 1 bộ SGK bằng ngân sách Nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa biên soạn SGK là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước.

Theo quy định Nghị quyết 88 về biên soạn SGK, chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tổ chức biên soạn 1 bộ SGK đầy đủ (từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 137 đầu sách).

Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn SGK (một hoặc một số đầu sách theo khả năng), không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ SGK.

Việc Bộ GD-ĐT không biên soạn một bộ SGK gây lúng túng cho địa phương, phụ huynh, học sinh trong quá trình lựa chọn SGK. Cử tri tại nhiều địa phương đề nghị thực hiện một bộ sách thống nhất trong phạm vi toàn quốc hoặc một địa phương.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ khoa thi lớp 10 Hà Nội chỉ cách ôn tập, làm bài thi điểm cao

Thủ khoa thi lớp 10 Hà Nội chỉ cách ôn tập, làm bài thi điểm cao

Xã hội - 4 giờ trước

Thủ khoa thi lớp 10 Hà Nội năm 2024 Nguyễn Hoàng Minh Quân đã chia sẻ cách ôn tập, làm bài thi hiệu quả tới các sĩ tử ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay.

Hà Nội công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 cùng ngày

Hà Nội công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 cùng ngày

Xã hội - 11 giờ trước

Năm nay, Hà Nội sẽ công bố điểm bài thi các môn của thí sinh và điểm chuẩn xét tuyển lớp 10 của từng trường vào cùng một ngày. Đây là điểm mới của kỳ thi năm nay.

Hà Nội đổi mới tuyển sinh lớp 10: Công bố điểm thi, điểm chuẩn cùng ngày

Hà Nội đổi mới tuyển sinh lớp 10: Công bố điểm thi, điểm chuẩn cùng ngày

Giáo dục - 1 ngày trước

Mùa hè này, hơn 110.000 sĩ tử Hà Nội đang dồn sức cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10, một dấu mốc quan trọng trên hành trình học vấn. Để giảm bớt áp lực và mang đến sự thuận tiện tối đa, Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố một quyết định đáng chú ý.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến quy đổi điểm kỳ thi độc lập

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến quy đổi điểm kỳ thi độc lập

Giáo dục - 2 ngày trước

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ thực hiện quy đổi điểm Kỳ thi độc lập (SPT) để các trường sử dụng xét tuyển đầu vào hệ đại học chính quy năm 2025.

Phó hiệu trưởng có tên độc lạ, cả nước ai cũng gọi nhiều lần trong đời

Phó hiệu trưởng có tên độc lạ, cả nước ai cũng gọi nhiều lần trong đời

Giáo dục - 4 ngày trước

“Ba tôi là một chiến sĩ cách mạng. Ông đặt cho tôi tên “Việt Nam” vì với ông đó là cái tên đẹp nhất. Tôi tin điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước vô cùng của ông", tiến sĩ Phan Thị Việt Nam, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nói.

Mầm non VSK Thăng Long ươm mầm tình yêu nước từ những trải nghiệm đầu đời

Mầm non VSK Thăng Long ươm mầm tình yêu nước từ những trải nghiệm đầu đời

Giáo dục - 4 ngày trước

Từ thuở dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước luôn là sức mạnh kỳ diệu giúp ông cha ta kiên cường bảo vệ từng tấc đất quê hương. Trong thời bình, tinh thần yêu nước vẫn âm thầm chảy trong huyết quản mỗi người Việt trẻ.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tăng gần 94.000 thí sinh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tăng gần 94.000 thí sinh

Giáo dục - 4 ngày trước

Bộ GD-ĐT vừa thông tin về công tác đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Tính đến 17h ngày 28/4, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.165.289.

Anh em sinh đôi Hiền - Hậu cùng giành Huy chương Vàng Olympic Toán

Anh em sinh đôi Hiền - Hậu cùng giành Huy chương Vàng Olympic Toán

Giáo dục - 5 ngày trước

Cặp anh em sinh đôi Nguyễn Trí Hiền - Nguyễn Trí Hậu, học sinh lớp 11 chuyên Toán của Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) vừa giành Huy chương Vàng ở kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học.

Hơn 20 trường công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy 2025

Hơn 20 trường công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy 2025

Giáo dục - 6 ngày trước

Hiện có ít nhất 21 trường đại học trên cả nước công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2025.

Thêm một trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội bỏ xét tuyển thẳng

Thêm một trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội bỏ xét tuyển thẳng

Giáo dục - 6 ngày trước

Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa có thông báo điều chỉnh phương thức tuyển sinh lớp 10, năm học 2025-2026.

Top