Bộ trưởng GD&ĐT nhận trách nhiệm bất cập xét tuyển
Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã nhận trách nhiệm trước xã hội về những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình xét tuyển năm nay.
Chiều 21/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ GD&ĐT và một số bộ, ban, ngành về những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét tuyển đại học, cao đẳng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những cố gắng của Bộ GD&ĐT, cũng như đóng góp của người dân, cấp ủy chính quyền các cấp và toàn thể xã hội trong việc tổ chức kỳ thi quốc gia THPT về cơ bản đạt mục tiêu như chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên việc sử dụng kết quả kỳ thi vẫn chưa tốt. Mục tiêu ban đầu của kỳ thi là tạo thuận lợi, công bằng cho thí sinh nhưng vẫn còn để nhiều người dân và thí sinh phiền hà, rất vất vả, hoang mang.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
“Qua đánh giá của Bộ GD&ĐT, ý kiến phát biểu của cơ quan chức năng và dư luận, Bộ phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, bám sát tình hình trên tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của chuyên gia, dư luận, học sinh để có ngay những giải pháp phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu, khả thi. Ngay sau cuộc họp này Bộ GD&ĐT phải thông tin ngay cho dư luận, xã hội”, Phó thủ tướng nói.
Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã nhận trách nhiệm về những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình xét tuyển năm nay.
Việc đăng ký xét tuyển đợt 1 vừa qua đã bộc lộ một số bất cập, như cho thí sinh đăng ký 4 ngành và được điều chỉnh nguyện vọng trong một thời gian dài (20 ngày). Các quy định liên quan hồ sơ đăng ký xét tuyển chưa được hợp lý dẫn đến sự lo lắng, căng thẳng của nhiều thí sinh và phụ huynh. Tình trạng phải đi lại, chờ, chực ở các trường đại học, cao đẳng gây tốn kém, phiền hà.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó, trách nhiệm lớn của Bộ GD&ĐT là chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của các giải pháp trong tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cam đoan sẽ nghiêm túc khắc phục những bất cập này, không để xảy ra ở đợt 2.
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, hết ngày 20/8, cả nước có 569.843 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng (phần lớn đạt trên điểm sàn). Số lượt thí sinh phải thay đổi nguyện vọng gần 43.000 em, chiếm tỷ lệ 8,1% tổng số thí sinh xét tuyển.
Việc thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển chủ yếu tập trung khoảng 30 trường top trên.
Người đứng đầu ngành giáo dục khẳng định, trong đợt xét tuyển thứ hai, các thí sinh sẽ không phải đăng ký nhiều lần mà dùng một phiếu đăng ký xét tuyển ghi tất cả nguyện vọng của mình, gửi về các trường thông qua sở GD&ĐT, trường THPT các em đang học, đường bưu điện; gửi trực tiếp đến các trường đại học, cao đẳng mà mình đăng ký.
Bộ GD&ĐT đảm bảo tất cả phiếu đăng ký của thí sinh qua các kênh trên đều sẽ được chuyển nhanh chóng, trực tiếp, chính xác đến các trường mà các em có nguyện vọng đăng ký.
Bà Lâm Phương Thanh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, các đơn vị của Ban Tuyên giáo Trung ương đã có cuộc thăm dò dư luận xã hội về kỳ thi THPT quốc gia 2015. Đa số dư luận xã hội đánh giá kỳ thi cơ bản đã đạt được 2 mục tiêu lớn là tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội và giảm áp lực thi cử cho phụ huynh và học sinh.
“Đây là cố gắng lớn của Bộ GD&ĐT trong việc thực hiện chủ trương đổi mới về giáo dục để thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương. Bước đầu thực hiện rất tốt nhưng việc sử dụng kết quả trong tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, Bộ GD&ĐT làm chưa tốt”, bà Lâm Phương Thanh nhận định.
Lãnh đạo Ban tuyên giáo Trung ương cũng đề nghị Bộ GD&ĐT nên lắng nghe ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các trường, học sinh, phụ huynh, từ đó có giải pháp khắc phục để việc xét tuyển đợt 2 làm tốt hơn.
Trước đó, trả lời báo chí, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trong quá trình xét tuyển, Bộ có những giải pháp để kịp thời điều chỉnh các tình huống xảy ra, tuy nhiên, vẫn có những vấn đề Bộ không lường trước được như: Tâm lý của người nhà và thí sinh luôn muốn đến trường để rút - nộp hồ sơ. Bởi vậy, đã có rất nhiều thí sinh phải đi xa vất vả, điều này khiến Bộ GD&ĐT rất áy náy và cũng rất chia sẻ.
Theo Zing
Chiều 21/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ GD&ĐT và một số bộ, ban, ngành về những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét tuyển đại học, cao đẳng.Phát biểu tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những cố gắng của Bộ GD&ĐT, cũng như đóng góp của người dân, cấp ủy chính quyền các cấp và toàn thể xã hội trong việc tổ chức kỳ thi quốc gia THPT về cơ bản đạt mục tiêu như chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Tuy nhiên việc sử dụng kết quả kỳ thi vẫn chưa tốt. Mục tiêu ban đầu của kỳ thi là tạo thuận lợi, công bằng cho thí sinh nhưng vẫn còn để nhiều người dân và thí sinh phiền hà, rất vất vả, hoang mang.Bộ trưởng Phạm Vũ Luận “Qua đánh giá của Bộ GD&ĐT, ý kiến phát biểu của cơ quan chức năng và dư luận, Bộ phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, bám sát tình hình trên tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của chuyên gia, dư luận, học sinh để có ngay những giải pháp phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu, khả thi. Ngay sau cuộc họp này Bộ GD&ĐT phải thông tin ngay cho dư luận, xã hội”, Phó thủ tướng nói.Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã nhận trách nhiệm về những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình xét tuyển năm nay.Việc đăng ký xét tuyển đợt 1 vừa qua đã bộc lộ một số bất cập, như cho thí sinh đăng ký 4 ngành và được điều chỉnh nguyện vọng trong một thời gian dài (20 ngày). Các quy định liên quan hồ sơ đăng ký xét tuyển chưa được hợp lý dẫn đến sự lo lắng, căng thẳng của nhiều thí sinh và phụ huynh. Tình trạng phải đi lại, chờ, chực ở các trường đại học, cao đẳng gây tốn kém, phiền hà.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó, trách nhiệm lớn của Bộ GD&ĐT là chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của các giải pháp trong tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cam đoan sẽ nghiêm túc khắc phục những bất cập này, không để xảy ra ở đợt 2.Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, hết ngày 20/8, cả nước có 569.843 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng (phần lớn đạt trên điểm sàn). Số lượt thí sinh phải thay đổi nguyện vọng gần 43.000 em, chiếm tỷ lệ 8,1% tổng số thí sinh xét tuyển. Việc thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển chủ yếu tập trung khoảng 30 trường top trên.Người đứng đầu ngành giáo dục khẳng định, trong đợt xét tuyển thứ hai, các thí sinh sẽ không phải đăng ký nhiều lần mà dùng một phiếu đăng ký xét tuyển ghi tất cả nguyện vọng của mình, gửi về các trường thông qua sở GD&ĐT, trường THPT các em đang học, đường bưu điện; gửi trực tiếp đến các trường đại học, cao đẳng mà mình đăng ký.Bộ GD&ĐT đảm bảo tất cả phiếu đăng ký của thí sinh qua các kênh trên đều sẽ được chuyển nhanh chóng, trực tiếp, chính xác đến các trường mà các em có nguyện vọng đăng ký.Bà Lâm Phương Thanh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, các đơn vị của Ban Tuyên giáo Trung ương đã có cuộc thăm dò dư luận xã hội về kỳ thi THPT quốc gia 2015. Đa số dư luận xã hội đánh giá kỳ thi cơ bản đã đạt được 2 mục tiêu lớn là tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội và giảm áp lực thi cử cho phụ huynh và học sinh.“Đây là cố gắng lớn của Bộ GD&ĐT trong việc thực hiện chủ trương đổi mới về giáo dục để thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương. Bước đầu thực hiện rất tốt nhưng việc sử dụng kết quả trong tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, Bộ GD&ĐT làm chưa tốt”, bà Lâm Phương Thanh nhận định.Lãnh đạo Ban tuyên giáo Trung ương cũng đề nghị Bộ GD&ĐT nên lắng nghe ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các trường, học sinh, phụ huynh, từ đó có giải pháp khắc phục để việc xét tuyển đợt 2 làm tốt hơn.Trước đó, trả lời báo chí, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trong quá trình xét tuyển, Bộ có những giải pháp để kịp thời điều chỉnh các tình huống xảy ra, tuy nhiên, vẫn có những vấn đề Bộ không lường trước được như: Tâm lý của người nhà và thí sinh luôn muốn đến trường để rút - nộp hồ sơ. Bởi vậy, đã có rất nhiều thí sinh phải đi xa vất vả, điều này khiến Bộ GD&ĐT rất áy náy và cũng rất chia sẻ.Theo Zing

Cảnh báo gấp: Hàng triệu người đang dùng Android đang bị mã độc mới tấn công, nguy cơ mất sạch tài khoản ngân hàng
Đời sống - 3 phút trướcGĐXH - Người dùng Android đang trở thành mục tiêu tấn công của một biến thể mã độc mới nguy hiểm, ngụy trang dưới lớp vỏ ứng dụng AI "DeepSeek". Hàng loạt ngân hàng phát đi cảnh báo khẩn cấp. Nếu không cảnh giác, bạn có thể “bay màu” tài khoản chỉ trong vài giây.

Top con giáp bứt phá ngoạn mục nửa cuối 2025, số dư tài khoản tăng vùn vụt
Đời sống - 40 phút trướcGĐXH - Bước vào nửa cuối năm 2025, những con giáp sau được dự đoán có vận tài chính chuyển biến rõ rệt, từ thu nhập đến công việc.

Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai gì tại cơ quan công an?
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận: "Là người nổi tiếng thì trách nhiệm của mình sẽ rất là lớn, mọi người sẽ vì mình mà mua sản phẩm rất nhiều...".

Vào cua tốc độ cao, xe máy đối đầu xe khách khiến một người tử vong ở Tuyên Quang
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Xe máy di chuyển với tốc độ cao, khi đến khúc cua đã lấn hẳn sang làn đường ngược chiều sau đó tông thẳng vào đầu xe khách từ hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.

'Xẻ thịt' bãi biển kinh doanh trái phép
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Tình trạng người dân chiếm dụng bãi biển kinh doanh trái phép gia tăng, trong khi chính quyền địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả từ đầu, gây ảnh hưởng đến mỹ quan và trải nghiệm du lịch.

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
Thời sự - 3 giờ trướcChính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay bằng phạt tù chung thân không xét giảm án tại 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành.

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Theo luật sư, với tội danh đang bị khởi tố, Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 5 năm tù. Tất cả số tiền thu lợi bất chính sẽ bị tịch thu và sung công quỹ.

Mưa lớn lại sắp trút xuống miền Bắc?
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo từ ngày 20-22/5, thời tiết Hà Nội và nhiều nơi Bắc Bộ nắng và nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C. Đến cuối tuần có mưa dông mạnh và mở rộng toàn miền.

Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được bồi thường theo quy định mới?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được Nhà nước bồi thường là vấn đề được nhiều người quan tâm. Luật Đất đai 2024 quy định rõ về việc bồi thường cho đất không có giấy tờ khi Nhà nước thu hồi đất.

Thông tin mới nhất tuyển sinh vào trường đại học Y Hà Nội: Lần đầu tuyển khối A
Giáo dục - 4 giờ trướcTrường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) vào một số ngành, nâng tổng số tổ hợp thành 5.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sựGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.