Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang: Hạn chế dùng đất trồng lúa cho mục đích khác

Thứ hai, 11:00 02/01/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Đây là một trong những vấn đề được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo GĐ&XH về một số nhiệm vụ và giải pháp của Bộ TN và MT thời gian tới.

Đoàn viên thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc tham gia bảo vệ môi trường. Ảnh: KT.

Quốc hội, Chính phủ yêu cầu phải giữ 3,8 triệu ha đất lúa, trong khi Việt Nam đang phát triển đô thị hóa quá nhanh. Vậy theo ông giải pháp nào để cân bằng diện tích đô thị hóa và đất lúa như chỉ đạo?

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang.

- Ngày 22/11/2011, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia. Theo đó, tổng diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 có 3,8 triệu ha, trong đó đất chuyên trồng lúa 2 vụ trở lên là 3,222 triệu ha. Để giữ cho được 3,8 triệu ha đất trồng lúa cần thực hiện các giải pháp sau:

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất tổng thể cả nước và các vùng, các địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng và an ninh lương thực quốc gia.

- Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất dành cho cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải theo kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả. Hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa tại khu vực đồng bằng cho các mục đích khác.

- Rà soát, xác định rõ chỉ tiêu khống chế về diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt. Phân bổ, xác định ranh giới, cắm mốc và công khai đến từng xã; giao cho Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện; trong trường hợp cần thiết chuyển mục đích, các địa phương phải có kế hoạch bù đắp diện tích đất lúa đã bị mất và phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa.

- Tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa hàng hoá tại các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa;

- Có chính sách nhằm hỗ trợ cho người dân trồng lúa; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất lúa gạo, đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi không thấp hơn 30% giá thành.

Các doanh nghiệp nhìn chung vẫn quan tâm đến lợi nhuận hơn là bảo vệ môi trường khiến số doanh nghiệp vi phạm về môi trường ngày càng tăng. Vậy hướng giải quyết của Bộ trưởng với vấn đề này như thế nào?

- Thứ nhất, mục đích chính của doanh nghiệp là lợi nhuận nên muốn họ có ý thức hơn về bảo vệ môi trường, điều cần thiết là phải làm sao để họ nhận thấy rằng, nếu thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, bản thân họ sẽ được hưởng lợi. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp hành chính, các chế tài tài chính thông qua hình thức thu phí, thuế bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xử lý môi trường, như về vốn, công nghệ... cần được nghiên cứu để có thể áp dụng một cách hiệu quả.

Thứ hai, trước thực trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp, thậm chí nghiêm trọng ở một số nơi, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan và chính quyền địa phương tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn, xử lý nghiêm và kiên quyết đối với những cơ sở cố tình vi phạm, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Cụ thể là cần đổi mới và nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và hoạt động kiểm tra, giám sát sau thẩm định; xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá tác động môi trường; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát môi trường trong hoạt động điều tra tội phạm về môi trường.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường để phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường.

Ba là, tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ môi trường, công nghệ sạch, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình cộng đồng tự quản, mô hình bảo vệ môi trường tiên tiến...

Đứng đầu ngành Tài nguyên Môi trường, ông suy nghĩ gì khi việc khai thác tài nguyên khoáng sản của chúng ta hầu như vẫn chỉ là khai thác thô?

- Quan điểm nhất quán của Nhà nước đối với hoạt động chế biến, xuất khẩu khoáng sản đã được thể hiện rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các chính sách về khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản nêu trên được thể chế hóa và quy định cụ thể trong Chiến lược khoáng sản, Quy hoạch khoáng sản; các Thông tư hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản và các quy định khác của Luật Khoáng sản năm 2010 về căn cứ, nguyên tắc, điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản, theo đó, việc cho phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm nguyên tắc khai thác nhất thiết phải gắn với chế biến; việc xuất khẩu khoáng sản phải tuân thủ các điều kiện chặt chẽ, các sản phẩm xuất khẩu phải qua chế biến và đạt các yêu cầu về chất lượng, không xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô.

Như vậy, trên thực tế Nhà nước đã có đầy đủ chính sách, quy định cũng như các văn bản cụ thể, thể hiện rõ quan điểm khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến để làm ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô vẫn xảy ra, bao gồm cả việc xuất khẩu qua đường tiểu ngạch. Để chấm dứt tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ, có giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng trên.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hoàn thành việc xây dựng trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản, Chiến lược khoáng sản. Để khắc phục những tồn tại, bất cập trong quản lý, khai thác khoáng sản, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Mai Hạnh (thực hiện)

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 con giáp hứa hẹn có sự nghiệp, tài chính rực rỡ trong tuần

3 con giáp hứa hẹn có sự nghiệp, tài chính rực rỡ trong tuần

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH – Tử tuần mới từ ngày 16/9 đến 22/9/2024 dự báo một tuần đầy hứa hẹn với 3 con giáp này khi sự nghiệp, tài chính rực rỡ.

Top 5 con giáp ai cũng muốn kết bạn

Top 5 con giáp ai cũng muốn kết bạn

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Trong thế giới rộng lớn này, luôn có một vài con giáp rất thân thiện, dễ gần khiến ai cũng muốn gần gũi.

Hình ảnh đào Nhật Tân nổi tiếng ở Hà Nội vàng úa sau nhiều ngày bị ngập

Hình ảnh đào Nhật Tân nổi tiếng ở Hà Nội vàng úa sau nhiều ngày bị ngập

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây đào tại các nhà vườn ở ven sông Hồng thuộc quận Tây Hồ, TP Hà Nội đổi màu từ xanh sang vàng do bị ngập nhiều ngày, người dân đau xót vì có nguy có "mất trắng".

Vị Phó Giám đốc bị bắt cóc và kế hoạch 'hoàn hảo' của nhóm tội phạm (P1): Cuộc gọi mời 'thầu'

Vị Phó Giám đốc bị bắt cóc và kế hoạch 'hoàn hảo' của nhóm tội phạm (P1): Cuộc gọi mời 'thầu'

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Một ngày đầu tháng 5/2024, anh MVC là Phó Giám đốc một công ty chuyên về nội thất trên địa bàn TP Cần Thơ nhận được cuộc điện thoại công việc. Phía bên kia muốn mời anh C đến nhà để tư vấn, thiết kế và thi công nội thất cho căn hộ mới mua. Anh C không bao giờ nghĩ rằng, giây phút mình bước chân vào căn nhà đó là sự mở đầu cho khoảng thời gian "kinh hãi" nhất trong cuộc đời.

Tìm thấy nạn nhân thứ 2 vụ sập cầu Phong Châu

Tìm thấy nạn nhân thứ 2 vụ sập cầu Phong Châu

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) đã được tìm thấy. Sau khi hoàn tất các thủ tục khám nghiệm tử thi, cơ quan công an đã bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.

Tuyên phạt 16 năm tù kẻ đánh anh ruột tử vong

Tuyên phạt 16 năm tù kẻ đánh anh ruột tử vong

Pháp luật - 8 giờ trước

Ngày 16/9, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tuyên phạt bị cáo Ngô Trường Hên (SN 1987, ngụ xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), 16 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án này là Ngô Sung Sướng (SN 1981), là anh ruột của bị cáo.

Giả làm cán bộ Trại giam để lừa người nhà phạm nhân

Giả làm cán bộ Trại giam để lừa người nhà phạm nhân

Pháp luật - 8 giờ trước

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra lệnh giữ, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với Lê Tuấn Dũng (SN 1997, trú tại TP Thanh Hóa, Thanh Hóa).

Nhân viên công ty giao hàng bị khởi tố vì tham ô hàng trăm triệu đồng

Nhân viên công ty giao hàng bị khởi tố vì tham ô hàng trăm triệu đồng

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng vị trí công việc, Nguyễn Hữu Ngọc đã chiếm đoạt hơn 106 triệu đồng từ tiền hàng của công ty giao hàng nhanh. Đối tượng này vừa bị Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) khởi tố về tội "Tham ô tài sản".

Nhiều dự án đầu tư công tại Quảng Bình có mức giải ngân 0%

Nhiều dự án đầu tư công tại Quảng Bình có mức giải ngân 0%

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải việc chậm giải ngân vốn đầu tư công; UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các đơn vị sớm tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án.

Đâm chết tình trẻ rồi chở con bỏ trốn

Đâm chết tình trẻ rồi chở con bỏ trốn

Pháp luật - 9 giờ trước

Sau khi đâm chết người tình trẻ tuổi, Trần Chí Hào dùng xe máy chở con bỏ trốn nhưng bị bắt giữ sau đó.

Top