Bộ Y tế thiết lập mô hình trạm y tế lưu động tại TP HCM và một số địa phương có số ca nhiễm COVID-19 gia tăng
GiadinhNet - Lãnh đạo Bộ Y tế thống nhất sẽ triển khai mô hình trạm y tế lưu động để chăm sóc người bệnh, người nhiễm COVID-19 với phương châm "bám dân, gần dân và phục vụ người dân".
Sáng 19/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tổ chức họp khẩn với lãnh đạo TP HCM và 3 tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai để thảo luận vấn đề triển khai mô hình Trạm Y tế lưu động để chăm sóc người bệnh, người nhiễm COVID-19.
Trong diễn biến tình hình hiện nay, nhất là với TP HCM, số người nhiễm tiếp tục gia tăng đòi hỏi có sự chăm sóc, quản lý, điều trị người nhiễm tại cộng đồng, bên cạnh đó, phải đảm bảo công tác y tế cho người dân tại địa bàn; thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã phối hợp với TP HCM và một số địa phương tổ chức mô hình trạm y tế lưu động này với phương châm "bám dân, gần dân và phục vụ người dân".
Mỗi xã phường theo quy định trước đây có một trạm y tế, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay có thể thiết lập nhiều Trạm Y tế lưu động tại xã phường đó, nhất là với khu vực đông dân cư, nơi có nhiều người nhiễm COVID-19.
Trạm Y tế lưu động này vẫn thực hiện chức năng nhiệm vụ của trạm y tế, trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu với người dân trên địa bàn, đồng thời quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19 dựa vào cộng đồng và gia đình với mô hình của TP HCM.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Nguyễn Nhiên
Mô hình "trạm y tế lưu động" cần đáp ứng những gì?
Để thiết lập, vận hành mô hình này, Bộ trưởng nhấn mạnh 4 yếu tố:
Thứ nhất, về chức năng nhiệm vụ, trên cơ sở của một trạm y tế khám chữa bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn, Trạm Y tế lưu động có nhiệm vụ tổ chức theo dõi ca dương tính tại nhà; tổ chức sơ cứu các trường hợp bệnh (ngoài covid) và kết nối, chuyển tuyến; tổ chức điều trị, chăm sóc các ca bệnh F0; thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19, các loại xét nghiệm khác, tiêm chủng và truyền thông.
Thứ hai, về địa điểm: Bộ Y tế khuyến cáo chọn bất kỳ địa điểm nào từ nhà thi đấu, nhà văn hoá, UBND xã phường, phòng khám tư nhân; nơi sinh hoạt cộng đồng hoặc nhà dân rộng rãi, cách biệt khu vực xung quanh, cần túc trực 24/24h. Khi không chọn được các địa điểm này thì địa phương chọn phương án di động, có phân công trực và bố trí địa điểm sinh hoạt phù hợp.
Thứ ba, về nhân lực, Trạm Y tế lưu động tối thiểu cần có 1-2 bác sĩ và 5-7 cán bộ y tế khác tuỳ điều kiện từng địa phương. Ngoài ra Trạm cần có tình nguyện viên tại địa bàn nắm rõ địa bàn, dân cư.
Thứ tư, về trang thiết bị: Trạm Y tế lưu động cần đáp ứng ở mức độ tối thiểu nhất có thể, ít nhất có 2 bình oxy trở lên có đầy đủ mặt nạ (để thay phiên nhau) và dụng cụ cấp cứu khác. Trạm có túi thuốc cấp cứu lưu động.
"Trạm Y tế lưu động có điều kiện tổ chức tối giản, nhân lực tối giản nhưng phải đảm bảo chăm sóc, điều trị bệnh bình thường và quản lý, điều trị COVID-19 tại cộng đồng" – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Xây dựng kế hoạch thiết lập và kích hoạt Trạm Y tế lưu động khi cần thiết
Bộ trưởng đặc biệt lưu ý TP HCM cần rà soát dự kiến số lượng nhân sự cần chi viện, tỉnh Bình Dương cần lưu ý địa bàn Tân Uyên và Thuận An. Với các địa phương khác cần có dự thảo kế hoạch, khi có điều kiện cần kích hoạt (địa phương không đáp ứng nhu cầu điều trị F0 tập trung) thì kích hoạt ngay.

Bộ trưởng họp khẩn trực tuyến với lãnh đạo TP HCM và 3 tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai để thảo luận vấn đề triển khai mô hình Trạm Y tế lưu động để chăm sóc người bệnh, người nhiễm COVID-19. Ảnh: Nguyễn Nhiên
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, chiến lược điều trị COVID-19 của Thành phố tập trung 2 trụ cột chính là theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà và chữa trị bệnh nhân tại bệnh viện.
Hiện TP HCM có khoảng 15.000 F0 đang chăm sóc, điều trị ở nhà, phân bố đều ở khắp các xã, phường. Họ là những người không có bệnh nền, không triệu chứng hoặc có nồng độ virus (Ct value) trên 30 sau 7 ngày điều trị ở viện.
Để hỗ trợ tăng cường hiệu quả trụ cột thứ nhất là chăm lo F0 tại nhà, Chủ tịch UBND TP HCM đã đề nghị các địa phương phải xác định từng khu phố có bao nhiêu F0. Cứ khoảng 10-20 F0 lại bố trí 1 trạm oxy gắn với tổ phản ứng nhanh. Các quận huyện ở TP HCM đang triển khai biện pháp này.
Chủ tịch UBND TP HCM bày tỏ đồng tình với ý tưởng nâng cấp các trạm oxy này lên thành Trạm Y tế lưu động. Trong đó, Trạm này cần bổ sung nhân lực, trang thiết bị, test nhanh…
Tại Đồng Nai, hiện tỉnh đang thực hiện xét nghiệm tầm soát diện rộng cho 2 triệu người dân. Ước tính sẽ có khoảng 9.000-18.000 trường hợp F0. Do đó, tỉnh này đã chuẩn bị mỗi huyện ít là 1.000 giường, huyện nhiều thì 2.000-4.000 giường chăm sóc F0 tập trung. Tỉnh cũng thành lập 11 bệnh viện dã chiến với 8.000 bệnh nhân và kế hoạch chi tiết phân tầng điều trị….
Tại Long An, Giám đốc Sở Y tế Long An cho biết, trong đợt dịch thứ 4, tỉnh ghi nhận gần 16.500 bệnh nhân dương tính. Tỉnh lên kế hoạch tầm soát các ca F0 tại vùng nguy cơ cao, nguy cơ rất cao. Dự kiến sau khi xét nghiệm tầm soát có khoảng thêm 10.000 F0. Sau khi đánh giá nguy cơ theo Quyết định 2686, Long An có 5 vùng nguy cơ rất cao; 2 vùng nguy cơ cao; 2 địa phương có nguy cơ và 6 địa phương được đánh giá là vùng bình thường mới.
Đồng tình với đề xuất thiết lập Trạm Y tế lưu động, Sở Y tế Long An cho rằng địa phương có thể áp dụng thí điểm ở 3 địa phương thuộc vùng nguy cơ rất cao gồm: Đức Hoà, Bến Lức, Cần Giuộc. Tại đây, có một số xã có nguy cơ rất cao, có thể áp dụng theo mô hình tổ cấp cứu tại Trạm Y tế.
Tại Bình Dương, với quan điểm cố gắng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, tỉnh đang xét nghiệm diện rộng lần thứ 3. Mỗi ngày gần đây tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca. Sau khi xét nghiệm, những ngày tới số F0 có thể tăng lên nhiều từ 5.000 - 7.000 ca dương tính/ngày.
Hiện toàn tỉnh Bình Dương có 30.000 F0 đang điều trị. Trong đó, có 13.000 đang điều trị tầng 1, 2, 3; 17.000 người đang chăm sóc, tại các cơ sở thu dung (nơi từng cách ly F1).
Bình Dương cũng đang thí điểm cách ly, điều trị F0 tại nhà với 1.000 trường hợp nhưng "rất khó" vì các "vùng đỏ" là vùng có rất đông công nhân ở khu công nghiệp, khu nhà trọ. Qua "quét" xét nghiệm, tỷ lệ ca dương tính trên 300 khu nhà trọ là rất cao (khoảng 20%). Do đó, bên cạnh việc mở nhiều bệnh viện dã chiến quy mô 20.000 giường, Bình Dương chưa đặt vấn đề mở rộng mô hình chăm sóc F0 tại nhà, khu công nghiệp, nhà trọ.
Giám đốc Sở Y tế Bình Dương đồng tình và mong sớm áp dụng mô hình Trạm Y tế lưu động tại các khu phong toả, khu nhà trọ.
Võ Thu

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 5 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 5 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 6 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 1 tuần trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.