Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bồi bổ khí huyết không dùng thuốc ai cũng cần biết

Thứ hai, 16:22 21/10/2024 | Sống khỏe

Khí huyết là những thành tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, thế nhưng ngày càng có nhiều người khí huyết hư tổn mà không hề hay biết.

Theo Đông y, khí huyết là một khái niệm vô cùng quan trọng. Khí huyết đầy đủ, điều hòa thì các công năng của tạng phủ được duy trì chính thường, con người không có bệnh.

Nếu khí huyết trong cơ thể con người mất đi sự bình hòa, đầy đủ ấy thì bệnh tật cũng từ đấy mà phát sinh. Nhiều phép điều trị bệnh tật của Đông y cũng lấy bổ sung, điều hòa khí huyết làm chủ.

Tác dụng của khí huyết

Khí là một dạng vật chất tinh vi có tác dụng thúc đẩy, kích thích giúp nuôi dưỡng cơ thể, chống lại sự xâm nhập của tà khí và tham gia vào quá trình trao đổi chất của tạng phủ.

Huyết là chất dịch màu đỏ chảy trong lòng, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng, làm ẩm, giúp nuôi dưỡng tạng phủ, hình thể, kinh lạc và xương khớp .

Khí và huyết phụ thuộc lẫn nhau, cùng nhau hoạt động. Khí có thể sinh huyết, dẫn huyết, giữ huyết, còn huyết có thể mang khí, dưỡng khí, cùng duy trì hoạt động sinh mệnh của con người.

Sách Hoàng Đế nội kinh viết: "Chính khí tồn nội, tà bất khả can" tức là chính khí trong cơ thể mà đầy đủ thì tà khí không thể xâm nhập mà gây bệnh, trong đó, khí huyết là vật chất cơ bản để duy trì hoạt động sống của cơ thể, khí huyết đầy đủ thì cơ thể khỏe mạnh, còn thiếu hụt khí huyết bách bệnh sẽ từ đó sinh ra.

xau-07101265

Khí huyết không đầy đủ sẽ sinh ra bệnh tật.

Biểu hiện của khí huyết thiếu hụt theo Đông y

Khí huyết là những thành tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, thế nhưng ngày càng có nhiều người khí huyết hư tổn mà không hề hay biết.

Theo Đông y, khí huyết bất túc sẽ dẫn đến các biểu hiện cơ thể suy nhược . Khí hư có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như sợ lạnh, tay chân lạnh, tự ra mồ hôi, chóng mặt ù tai, mệt mỏi yếu ớt, hồi hộp thở ngắn, chậm phát triển.

Huyết hư có thể thấy qua da mặt không tươi, vàng vọt, da khô, tóc xơ, móng tay nứt nẻ, mắt mờ, tê tay chân, mất ngủ, nhiều mộng, hay quên, hồi hộp, tinh thần không ổn định.

Khi khí huyết không đầy đủ, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu sinh lực, thở ngắn, lười nói, da mặt nhợt nhạt hoặc vàng vọt, chóng mặt hoa mắt, môi và móng tay nhạt màu, hồi hộp, mất ngủ, phụ nữ có thể bị kinh nguyệt ít, trễ kinh hoặc hoàn toàn không có kinh.

dau-dau-chong-mat-buon-non-met-moi-la-bieu-hien-cua-benh-gi

Chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi... là dấu hiệu của thiếu hụt khí huyết.

Các cách bồi bổ khí huyết

Khí huyết không đầy đủ ngoài việc sử dụng các vị thuốc, bài thuốc để bồi bổ khí huyết, Đông y còn rất chú trọng đến việc bồi bổ thông qua các phương diện ăn uống, vận động, nghỉ ngơi và điều chỉnh tâm trạng .

Điều chỉnh qua chế độ ăn uống

Đông y cho rằng các loại thực phẩm chính là nguồn của khí huyết đối với cơ thể. Các loại đồ ăn thức uống thông qua quá trình vận hóa sẽ biến thành các vật chất tinh vi, từ đó mà hóa sinh ra khí huyết.

Chính vì vậy bổ sung khí huyết không gì bằng điều chỉnh chế độ ăn. Một chế độ ăn uống đầy đủ, không thiếu, không thừa, ăn uống điều độ chính là cơ sở để cơ thể sản sinh ra khí huyết.

Người khí huyết hư cũng có thể bổ sung khí huyết bằng cách sử dụng một số loại thực phẩm là các vị thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết như táo đỏ, đương quy, nhân sâm , hoàng kỳ…

7f88b1f4928e446b4f0c3e96f52ee43b

Vị thuốc đương quy có tác dụng bồi bổ khí huyết.

Điều chỉnh qua vận động

Tập thể dục hợp lý có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện các triệu chứng thiếu khí huyết.

Điều chỉnh qua giấc ngủ

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, hỗ trợ hồi phục khí huyết. Người thiếu khí huyết nên đảm bảo ngủ 7-8 giờ mỗi ngày, tránh thức khuya.

Điều chỉnh qua tâm trạng

Giữ tinh thần thoải mái giúp cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu khí huyết. Người dễ nổi nóng có khi lại xuất phát từ việc khí huyết không đầy đủ, và việc khí huyết không đầy đủ ngược lại lại khiến cho người dễ nổi nóng hơn.

Học cách điều chỉnh cảm xúc, tránh những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng, trầm cảm cũng là một cách quan trọng để cải thiện tình trạng khí huyết không đầy đủ.

Năm huyệt thường dùng để bổ khí huyết

Huyệt quan nguyên: Nằm ở bụng dưới, cách rốn 3 thốn (1 thốn bằng bề rộng của khớp đốt thứ 3 ngón tay cái), trên đường giữa bụng. Tác động vào huyệt quan nguyên có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, giúp sinh và lưu trữ khí huyết.

Huyệt khí hải: Nằm ở bụng dưới, cách rốn 1,5 thốn, trên đường giữa bụng. Tác động lên huyệt khí hải giúp kích thích nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa , hỗ trợ hấp thu dưỡng chất để tạo khí huyết.

Huyệt huyết hải: Nằm ở phía trước đùi, cách mép trong của xương bánh chè 2 thốn. Tác động vào huyệt huyết hải giúp hoạt huyết, hóa ứ, cải thiện tuần hoàn máu, giúp khí huyết lưu thông.

Huyệt túc tam lý: Nằm ở mặt ngoài của cẳng chân, dưới xương bánh chè 3 thốn. Tác động lên huyệt túc tam lý giúp điều chỉnh chức năng tỳ vị, hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng để tạo khí huyết.

Huyệt tam âm giao: Nằm ở mặt trong của cẳng chân, cách đỉnh mắt cá chân trong 3 thốn, phía sau bờ trong của xương chày. Tác động huyệt tam âm giao giúp thúc đẩy khí huyết lưu thông, điều hòa, cải thiện các triệu chứng do thiếu khí huyết.

Tác động lên các huyệt vị kể trên không nhất thiết cần phải dùng kim châm mới có thể kích thích cơ thể sản sinh khí huyết, có thể lựa chọn các phương pháp an toàn hơn như cứu ngải, day ấn, bấm huyệt …

Có thể tự tác động tại nhà từ 15-20 phút mỗi lần, tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng để chọn huyệt và tần suất cứu phù hợp.

Sau một thời gian kiên trì tác động cùng với một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý tình trạng khí huyết hư suy chắc chắn sẽ được cải thiện.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách khắc phục 8 tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng thường gặp

Cách khắc phục 8 tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng thường gặp

Sống khỏe - 2 giờ trước

Nhiều người bị thiếu hụt chất dinh dưỡng mà không biết. Mệt mỏi, suy giảm khả năng miễn dịch, sức khỏe xương kém và thậm chí rụng tóc... chỉ là một số vấn đề sức khỏe có thể xảy ra do thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Thực hư công dụng của cây lược vàng với người bệnh tiểu đường? Tham khảo 3 bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh

Thực hư công dụng của cây lược vàng với người bệnh tiểu đường? Tham khảo 3 bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Từ lâu, cây lược vàng được nhiều người tin dùng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như viêm, tiểu đường (đái tháo đường), bệnh tim mạch, đau nhức xương khớp...

Giảm đau cổ vai gáy bằng các phương pháp đơn giản tại nhà

Giảm đau cổ vai gáy bằng các phương pháp đơn giản tại nhà

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Bên cạnh điều trị bằng các phương pháp nội khoa của y học hiện đại như thuốc giảm đau, giãn cơ, vật lý trị liệu, việc áp dụng các bài tập xoa bóp, bấm huyệt của Y học cổ truyền cũng mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau và thư giãn cơ bắp.

Sau bữa liên hoan, hàng chục công nhân phải nhập viện cấp cứu

Sau bữa liên hoan, hàng chục công nhân phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 giờ trước

Theo đại diện Khoa Nội-Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, các nạn nhân đều nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn, đi ngoài nhiều lần, chóng mặt, một số người sốt.

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt hoàn toàn tử cung thừa nhận sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt hoàn toàn tử cung thừa nhận sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Nữ bệnh nhân phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung từng phát hiện bị u xơ cổ tử cung cách đây 2 năm nhưng không điều trị.

Thoát vị đĩa đệm do những thói quen bạn ít ngờ đến

Thoát vị đĩa đệm do những thói quen bạn ít ngờ đến

Sống khỏe - 14 giờ trước

Ngồi làm việc trong một thời gian dài, ít vận động, thói quen đi giày cao gót thường xuyên... cũng có thể là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

Người bị gan nhiễm mỡ thường có những đặc điểm này trên mặt, nếu thêm mệt mỏi, giảm cân thì càng nên đi khám ngay

Người bị gan nhiễm mỡ thường có những đặc điểm này trên mặt, nếu thêm mệt mỏi, giảm cân thì càng nên đi khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên đi khám bác sĩ để được đánh giá đầy đủ, vì phát hiện sớm là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Sau một lần massage cổ, người đàn ông đang trẻ khỏe bỗng đối mặt với tử thần, hóa ra sai lầm nằm trong 1 thứ

Sau một lần massage cổ, người đàn ông đang trẻ khỏe bỗng đối mặt với tử thần, hóa ra sai lầm nằm trong 1 thứ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Anh Vương (Giang Tô, Trung Quốc) sốc nặng khi biết mình bị nhồi máu não chỉ vì một lần tự massage cổ vai gáy.

Điều trị bệnh gout cần lưu ý 3 điều sau

Điều trị bệnh gout cần lưu ý 3 điều sau

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Gout là một bệnh viêm khớp do lắng đọng các tinh thể muối urat (monosodium urat) tại các khớp, các tế bào liên kết. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.

Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh nên ăn gì để giảm bớt các triệu chứng khó chịu?

Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh nên ăn gì để giảm bớt các triệu chứng khó chịu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia khuyến cáo, dinh dưỡng tốt có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt một số biểu hiện khó chịu phát triển trong và sau mãn kinh ở chị em phụ nữ.

Top