Bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai: Quy định 80 ngày, nhưng có vụ làm... 21 năm chưa xong
GiadinhNet - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan còn chậm. Có trường hợp đùn đẩy trách nhiệm giải quyết bồi thường giữa các cơ quan tố tụng làm kéo dài việc bồi thường, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị oan.
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu
Theo báo cáo, một số trường hợp người bị oan chưa được tạo điều kiện về thủ tục, xác nhận giấy tờ làm căn cứ yêu cầu bồi thường; việc lập hồ sơ đề nghị, thẩm định hồ sơ của các cơ quan có thẩm quyền trước khi chuyển sang cơ quan tài chính cấp kinh phí chi trả tiền bồi thường còn chậm so với thời hạn luật định, gây khó khăn cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường và bức xúc cho người bị oan…
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (đoàn Đà Nẵng) cho rằng, hiện nay tình hình làm oan người vô tội trong tố tụng hình sự vẫn còn nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của công dân. Bức xúc nhất là việc bồi thường thiệt hại diễn ra quá chậm chạp, cầm chừng, không kịp thời. Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, kể từ khi người bị oan có đơn yêu cầu bồi thường đến khi hòa giải ra quyết định bồi thường tối đa là 80 ngày nhưng có những vụ kéo dài đến 9 năm vẫn chưa được giải quyết xong. Đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) cho biết, nhiều vụ việc bồi thường giải quyết quá chậm, cá biệt có vụ là 21 năm mà vẫn chưa được giải quyết bồi thường.
Thực tế có những trường hợp người được bồi thường lại yêu cầu ở mức rất cao, rất xa so với thực tế. Vì vậy, đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định rõ ràng, chi tiết trong luật, văn bản dưới luật để người được bồi thường, cơ quan, cá nhân có trách nhiệm bồi thường dễ dàng đối chiếu tính kết quả. Chính phủ cần nghiên cứu, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho công tác này được thuận lợi và nhanh chóng. Về chi phí để bồi thường, đại biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) cho rằng, phải xử lý tương ứng đối với người mắc sai phạm, buộc phải chịu trách nhiệm một phần trong việc bồi thường tùy theo mức độ sai phạm, không phải chỉ bằng ngân sách nhà nước. Đồng thời, phải có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan để xảy ra oan, sai như thời gian qua.
Các đại biểu cũng đề nghị xem xét, kiên quyết điều chỉnh những người có năng lực yếu, trình độ kém, đã làm oan người vô tội ra khỏi bộ máy cơ quan tố tụng; đề nghị làm rõ vấn đề về trách nhiệm của người thi hành công vụ có lỗi, gây thiệt hại…
Làm rõ số vụ oan sai do năng lực yếu
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật, cho rằng, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng số vụ. Số người phạm tội, phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt, nhưng Cơ quan điều tra, VKSND, TAND các cấp đã có nhiều nỗ lực, tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Những trường hợp bị oan trong những năm gần đây đều được các cơ quan có thẩm quyền tố tụng qua kiểm tra, phát hiện và cơ bản được khắc phục, xử lý ngay trong giai đoạn điều tra, truy tố. Có trường hợp bị oan chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người bị oan. Số người bị oan không nhiều, các trường hợp sai phạm đã hạn chế đáng kể và giảm dần theo từng năm nhưng so với yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 thì việc phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Các loại án thường dẫn đến oan sai chủ yếu thuộc loại án giết người, cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em không quả tang... mà quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn và loại án về kinh tế do chủ quan của người tiến hành tố tụng nhận thức không đúng, chưa phân biệt được vi phạm pháp luật và hành vi phạm tội đã hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế thành các tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…
Đại biểu Quốc hội đề nghị, Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát cũng như Báo cáo chi tiết về kết quả giám sát cần được gửi cho các ngành, các địa phương, thậm chí tới các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử của từng tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện một cách nghiêm túc. Về tình hình oan sai thuộc cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, đại biểu Nguyễn Thị Khá đề nghị, trong 27 án oan, sai thuộc trách nhiệm VKSND được nêu trong báo cáo, cần làm rõ có bao nhiêu trường hợp oan sai do năng lực chuyên môn của kiểm sát viên, bao nhiêu trường hợp cố ý làm sai, bao nhiêu trường hợp đình chỉ, miễn trách nhiệm hình sự sai để tránh bồi thường, bao nhiêu trường hợp do thống nhất một chiều với cơ quan điều tra dẫn đến oan sai; đồng thời, làm rõ lý do và những hình thức chịu trách nhiệm.
Hôm nay (ngày 8/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015. Buổi thảo luận được truyền hình, phát thanh trực tiếp để đông đảo người dân được theo dõi.
Công Tâm/Báo Gia đình & Xã hội
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.