Hà Nội
23°C / 22-25°C

BS Bệnh viện Nhi đồng 1: Khi trẻ sốt cao co giật, cha mẹ tuyệt đối không mắc sai lầm này

Thứ bảy, 14:46 19/08/2017 | Sống khỏe

Vắt chanh vào miệng trẻ, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng trẻ là vô cùng nguy hiểm, vô tình làm tình trạng bệnh trở nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Ngày 17/8, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết mỗi ngày nơi đây tiếp nhận khoảng 10 trẻ bị co giật, trong đó có 7 trường hợp sốt cao co giật lành tính. Đã có nhiều cha mẹ, cứ thấy con co giật là vắt chanh vào họng, cho trẻ ngậm đầu đũa, đầu thìa để con không cắn vào lưỡi, nhưng đã vô tình mang đến nguy hiểm cho con.

Đừng vắt chanh vào miệng, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng trẻ Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh Nhi đồng 1 nhận định rằng, hiện nay, có rất nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu đúng về việc co giật ở trẻ và tự điều trị cho con sai cách.

Cách đây hai năm, Bệnh viên Nhi đồng 1 tiếp nhận một bệnh nhi sốt co giật dẫn đến viêm phổi cấp, toàn bộ cơ thể tím tái. Nguyên nhân, do người nhà thấy con bị sốt co giật đã vắt chanh vào miệng để giảm bệnh cho trẻ. Một trường hợp khác, đứa trẻ bị tắc đường thở, viêm phổi cấp do nuốt phải chiếc răng bị gãy.

Để xảy ra điều nghiêm trọng thêm là vì người nhà thấy con sốt cao, co giật nên dùng đầu muỗng và đầu đũa cho vào miệng trẻ, để trẻ không bị nghiến rắng, cắn lưỡi. Nào ngờ, răng đứa trẻ bị gãy và mắc ở cuống họng làm nghẹt thở, viêm phổi cấp. Bác sĩ cho biết, trẻ được tiếp nhận trong tình trạng cứng đờ, viêm phổi cấp, phải thở bằng máy.

Sau khi chụp CT các bác sĩ phát hiện chiếc răng đang mắc ở họng trẻ. "Khi co giật, trẻ thường bị mất ý thức, phản xạ hầu, họng mất đi, biểu hiện là tình trạng hít sặc.

Di chứng cơ bản nhất là tình trạng thiếu oxy ở não. Phụ huynh cần tìm cách làm cho nhớt từ miệng chảy ra để không làm thiếu oxy, ngửa đầu trẻ ra để đường thở được thông. Nếu trẻ lên cơn sốt phải tìm cách cho trẻ hạ sốt ngay bằng các phương pháp vật lý như lau nước ấm, đặt thuốc sốt ở hậu môn. Làm mọi cách để trẻ không bị tím, kê đầu cao, không để miệng trẻ bị ách tắc.

Thông thường khi trẻ bị co giật lành tính thì sẽ tự hết. Vắt chanh vào miệng trẻ, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng trẻ là vô cùng nguy hiểm, vô tình làm tình trạng bệnh trở nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng trẻ", bác sĩ Phương khuyên cáo.

Phân biệt co giật do sốt cao và co giật động kinh Bác sĩ Phương cho biết, co giật là tình trạng cấp cứu thường gặp ở trẻ nhỏ, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 300 ca nhập viện để điều trị. Thế nhưng, hầu hết đều là những ca sốt cao co giật lành tính.

Theo bác sĩ Phương, sốt cao co giật lành tính thường xảy ra ở trẻ từ 5 tháng đến 6 tuổi, khi trẻ sốt cao trên 39 độ C. Bệnh được gọi là lành tính vì trẻ chỉ co giật một lần, cơn co giật ngắn (1-2 phút), sau đó tự động hết, trẻ tỉnh táo sau khi co giật, không có biến chứng. Còn co giật động kinh là những cơn co xảy ra khi trẻ không sốt hoặc sốt nhẹ, sau khi co giật trẻ bị liệt nửa người, ngưng thở, thở máy hoặc nặng hơn là hôn mê. Bệnh rất nguy hiểm đến trẻ, vì đây là những bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương như: viêm não, viêm màng não , chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh trung ương (viêm màng não do siêu vi), rối loạn điện giải do tiêu chảy, mất nước do hạ/tăng natri.

Những trường hợp bệnh lý này chỉ chiếm khoảng 20% những ca nhập viện. Theo BS Nguyễn Kiến Minh, Phó Trưởng khoa Thần kinh BV Nhi Đồng 1, nguyên nhân của co giật động kinh là do trẻ bị sang chấn trên não, sinh ngạt, sinh non tháng, viêm màng não, viêm não, u não hay do một số một số bệnh lý chuyển hóa… Tính đến nay, ở nước ta có khoảng 0,5% trẻ bị co giật động kinh.


Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh Nhi đồng 1 đang khám cho bệnh nhi.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh Nhi đồng 1 đang khám cho bệnh nhi.

BS Minh cho biết, khi khám cho trẻ bị co giật, các bác sĩ sẽ dựa vào lâm sàng và bệnh sử từ người nhà kể lại, khi bé co giật, bác sĩ tiến hành đo điện não, nặng hơn có thể chụp MRI não để tìm hiểu chính xác cơn co xuất phát từ vấn đề gì. "Khi con bị co giật, cha mẹ nên xem con giật như thế nào, co cứng toàn thân hay giật tay chân, khi giật đầu mặt có quay bên nào hay không, bé có bị mất ý thức hay không để xác định có nguyên nhân cụ thể", bác sĩ Minh nói.

Sau khi xác định đứa trẻ bị co giật động kinh, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc một cách nghiêm ngặt. Cha mẹ cũng phải chăm sóc con theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, như cho uống thuốc đúng giờ, đúng liều, bởi nếu quên một lần thuốc có thể điều trị lại từ đầu.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, nếu trẻ chậm nói, chậm đi có thể phối hợp với vật lý trị liệu. "Động kinh là bệnh mãn tính nên khi chuẩn đoán phải rất kỹ lưỡng. Sau khi điều trị khoảng 2 năm, nếu bé phát triển bình thường sẽ dừng lại. Thế nhưng, đến nay, vẫn chưa có phương tiện kỹ thuật để phẫu thuật cho trẻ bị động kinh. Vì thế chỉ có cách duy nhất là điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu", bác sĩ Minh nói.


Bác sĩ Nguyễn Quang Vinh, chuyên khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1

Bác sĩ Nguyễn Quang Vinh, chuyên khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Vinh, chuyên khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, nếu bị sốt co giật do bệnh lý, trẻ có thể diễn tiến đến viêm não, với mức độ tử vong lên đến 30%. "Có nhiều cha mẹ, con bị co giật, đưa đi khám được bác sĩ chuẩn đoán viêm màng não thì bức xúc và hỏi bác sĩ, sao chỉ sốt cao mà lại bị viêm màng não. Thế nhưng, trẻ đã bị viêm màng não trước đó mà không được chuẩn đoán đúng và kịp thời.

Vì thế, các bậc cha mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân khi trẻ co giật để điều trị đúng cách, sớm đưa đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán nguyên nhân co giật", bác sĩ Vinh khuyên.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông ở Phú Thọ tiểu ra máu, đi khám bất ngờ phát hiện mắc ung thư hiếm gặp

Người đàn ông ở Phú Thọ tiểu ra máu, đi khám bất ngờ phát hiện mắc ung thư hiếm gặp

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Đây là một bệnh lý ác tính hiếm gặp, muốn chẩn đoán cần có những bác sĩ chuyên khoa ở những bệnh viện chuyên biệt.

7 thực phẩm giúp bổ sung nước khi chuyển mùa

7 thực phẩm giúp bổ sung nước khi chuyển mùa

Sống khỏe - 1 giờ trước

Khi thời tiết chuyển sang mùa đông, việc duy trì nước cho cơ thể là rất quan trọng. Các thực phẩm như dưa chuột, dâu tây, cần tây… rất giàu nước và vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh. Sau đây là những thực phẩm chứa lượng nước dồi dào để duy trì hydrat hóa.

Người béo và người gầy, ai dễ mắc loãng xương hơn? Câu trả lời đơn giản nhưng ít ai ngờ tới

Người béo và người gầy, ai dễ mắc loãng xương hơn? Câu trả lời đơn giản nhưng ít ai ngờ tới

Sống khỏe - 4 giờ trước

Nhiều người thường mặc định người béo sẽ có sức khỏe yếu, dễ mắc mọi loại bệnh tật hơn người gầy. Nhưng điều này có đúng với bệnh loãng xương?

4 điểm chung khi ngủ của người tuổi thọ thấp

4 điểm chung khi ngủ của người tuổi thọ thấp

Sống khỏe - 7 giờ trước

Giấc ngủ liên quan mật thiết với sức khỏe, chất lượng giấc ngủ phần nào sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của bạn.

Bất ngờ với 2 loại tinh bột chứa chất "như thuốc giảm cân"

Bất ngờ với 2 loại tinh bột chứa chất "như thuốc giảm cân"

Sống khỏe - 7 giờ trước

Các nhà khoa học Mỹ và Áo đã tìm ra thứ có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm cân, giảm mỡ cực tốt trong 2 nguồn tinh bột quen thuộc.

Người đàn ông 51 tuổi đột quỵ trong đêm làm một việc sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 51 tuổi đột quỵ trong đêm làm một việc sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Trước khi viện cấp cứu vì lên cơn đột quỵ, người đàn ông này đã tắm nước nóng để thư giãn cơ thể vào khoảng 10 giờ tối.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 22 giờ trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (4): Thương người bệnh mà ở lại, lỡ ra đi sẽ quay về

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (4): Thương người bệnh mà ở lại, lỡ ra đi sẽ quay về

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều ca phẫu thuật cho người bệnh ở BVĐK tỉnh Khánh Hòa, nhân viên y tế và phẫu thuật viên chỉ nhận được mức phụ cấp rất thấp.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 13 năm công tác, thu nhập của bác sĩ Thoa bao gồm cả lương và phụ cấp vào khoảng hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (2): Đứng 12 tiếng ghép tạng 'được' 280.000 đồng; cả tháng trực 'thua' ship hàng 1 ngày

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (2): Đứng 12 tiếng ghép tạng 'được' 280.000 đồng; cả tháng trực 'thua' ship hàng 1 ngày

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - 13 năm qua, phụ cấp cho nhân viên y tế vẫn giữ nguyên nên mới dẫn đến những chuyện khó tin như ca ghép tạng kéo dài 8-12 tiếng, bác sĩ chỉ được 280.000 đồng.

Top