Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bữa ăn cho người đau dạ dày

Thứ năm, 11:39 25/03/2010 | Sống khỏe

Khi bị đau dạ dày, ngoài dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị, làm giảm tác động của axít tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục.

 

Người bệnh đau dạ dày nên hạn chế ăn các món chiên xào... (Ảnh: SGTT)

Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hoá, có hình dáng giống một cái túi để đựng thức ăn, có lỗ mở ở hai đầu, phần trên nối với thực quản gọi là tâm vị, phần dưới nối với ruột gọi là môn vị. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Cơ chế sinh bệnh viêm, loét dạ dày đều do axít làm lở loét niêm mạc dạ dày.
 
Những chất axít làm viêm, loét có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Viêm dạ dày cấp tính thường do dùng thuốc giảm đau như Aspirin và các thuốc giảm đau chống viêm trong bệnh xương khớp. Ngoài thuốc còn do các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, càphê, ớt, tiêu... Thêm nữa, các yếu tố tâm lý căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu… cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới tiết nhiều axít.

Trọng tâm của dinh dưỡng trong điều trị viêm, loét dạ dày là dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày. Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị. Dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm, ít có tác dụng cơ giới. Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ, tăng cường luộc, hấp và hạn chế chiên, xào.

Thực phẩm nên ăn: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai sọ (luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng xúp); thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; đường, bánh, mứt, mật ong, kem, thạch, chè, nước lọc, nước khoáng...

Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt...; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành...); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà...); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc... Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo...) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích...); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.

Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tiết axít càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn xúp nấu với rau, thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1.200 – 1.300kcal.
 
Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần, cách nhau một giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường. Nếu là viêm dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.
 
Cách ăn riêng cho từng giai đoạn đau
 
Giai đoạn 1

Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày, chỉ nên ăn sữa, cứ 1 – 2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần khoảng 1/3 – 1/2 ly (khoảng 100ml). Tổng năng lượng chỉ cần 1.200kcal. Sau từ 2 – 3 ngày, nếu dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng năng lượng.

Giai đoạn 2

Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, xúp… mỗi lần 100ml sau đó tăng dần, nên ăn sáu bữa/ngày. Sau đó ăn các loại thức ăn khác như: cơm nếp, bánh mì, bánh quy; thịt, cá nghiền nát. Khi ăn nhai kỹ để thức ăn thấm nước bọt trước khi nuốt.

Giai đoạn 3

Vẫn tiếp tục ăn từ 5 – 6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ cho đến khi cơn đau dứt hẳn.

 
Theo SGTT
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 7 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 10 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top