Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bữa ăn, chốn ở đong đầy tình thương mà học sinh vùng cao Nghệ An được nhận từ các thầy, cô

Thứ năm, 11:19 12/10/2023 | Giáo dục

GĐXH- Với mô hình bán trú "ký túc xá" bằng nhà sàn, sự chăm sóc tận tình của các thầy cô cho các em học sinh vùng cao xứ Nghệ làm ấm thêm tình người nơi xa xôi, hẻo lánh.

Ký túc xá bằng nhà sàn của học sinh miền núi Nghệ An - Ảnh 1.

Từ khi mô hình trường học bán trú được triển khai, học sinh miền núi nghệ An được hỗ trợ ăn, ở tại trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.

Ký túc xá bằng nhà sàn của học sinh miền núi Nghệ An - Ảnh 2.

Tương Dương là một trong những huyện nghèo miền núi ở tỉnh Nghệ An, cách TP. Vinh gần 200 km, phần đông dân số là đồng bào Thái, Mông, Tày poọng và Ơđu... Địa hình đồi núi trải dài, đường đến trường lên đến hàng chục km là trở ngại cho nhiều học sinh đến lớp. Tình trạng đi học "giã gạo" hoặc bỏ học giữa chừng thường xuyên xảy ra những năm trước.

Ký túc xá bằng nhà sàn của học sinh miền núi Nghệ An - Ảnh 3.

Trường Tiểu học Nga My là một trong những trường nằm ở địa bàn khó khăn của huyện miền núi Tương Dương. Khi điểm trường chính cách trung tâm huyện gần 70 km. Trường có 443 học sinh nhưng chỉ có khoảng một nửa được học ở điểm trường chính, còn lại đang học tại 5 điểm trường lẻ, trong đó điểm xa nhất cách điểm trường chính gần 20km. Có những điểm trường chỉ có chưa đến 10 học sinh và phải duy trì lớp ghép.

Ký túc xá bằng nhà sàn của học sinh miền núi Nghệ An - Ảnh 4.

Bữa ăn của các em bán trú tại Trường Tiểu học Nga My dù chưa thể đủ đầy như nhiều trường khác trên địa bàn, nhưng với sự tận tâm, cố gắng của các giáo viên nhà trường đã ít nhiều góp phần giúp các em có bữa cơm ngon hơn, đủ dinh dưỡng hơn.

Ký túc xá bằng nhà sàn của học sinh miền núi Nghệ An - Ảnh 5.

Với bữa ăn hàng ngày ở trường, đa số các em đều cảm thấy ngon miệng, đủ dưỡng chất, sẵn sàng đến với giờ học sau.

Ký túc xá bằng nhà sàn của học sinh miền núi Nghệ An - Ảnh 6.

Để giúp các em học sinh ở bán trú có điều kiện phát triển tốt hơn về mọi mặt, bắt đầu từ khối lớp 3, tất cả các em ở 5 điểm trường lẻ đều được về tại điểm trường chính để học bán trú. Tại đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức xã hội, các em được tiếp cận với điều kiện học tập tốt hơn. Màn hình tivi, dụng cụ phục vụ cho quá trình giảng dạy được trang bị khá đầy đủ, giúp các em dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức mới.

Ký túc xá bằng nhà sàn của học sinh miền núi Nghệ An - Ảnh 7.

Tuy nhiên, do điều kiện vật chất của trường còn nhiều hạn chế, nên các em học sinh bán trú Trường Tiểu học Nga My phải ở trong ngôi nhà sàn khá xập xệ, được trường thuê lại từ nhà dân. Dù vậy, các em vẫn luôn nỗ lực vượt khó, thích nghi tốt với điều kiện sinh hoạt nơi đây.

Ký túc xá bằng nhà sàn của học sinh miền núi Nghệ An - Ảnh 8.

Tại Trường Tiểu học Nga My, các học sinh lớp lớn có trách nhiệm kèm cặp, hướng dẫn cho các em nhỏ tuổi hơn, giúp các em sớm quen với cuộc sống tự lập. Dù đối diện với nhiều khó khăn khi phải sớm xa vòng tay bố mẹ, gia đình, nhưng các em đều chăm ngoan, luôn nêu cao ý thức tự giác và đặc biệt nụ cười luôn ánh lên trên khuôn mặt của các em học sinh vùng khó này.

Ký túc xá bằng nhà sàn của học sinh miền núi Nghệ An - Ảnh 9.

Mùa đông sắp đến, những nhà sàn tạm bợ trở thành nỗi lo của phụ huynh và giáo viên trước những trận mưa rừng triền miên. Nhiều em phải sống chung với mưa dột và co ro trong gió lạnh.

Ký túc xá bằng nhà sàn của học sinh miền núi Nghệ An - Ảnh 10.

Theo thầy giáo Kha Văn Thông - Hiệu trưởng trường tiểu học Nga My, từ khi triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018, học sinh từ lớp 3 trở lên ở các điểm trường lẻ sẽ được chuyển về điểm trường chính và ở bán trú tại trường. Số còn lại, do điều kiện vật chất chưa đảm bảo, đường sá đi lại khó khăn nên các trường vẫn phải duy trì điểm trường lẻ. Ngoài các giáo viên cắm bản, khó khăn nhất với điểm trường lẻ là các giáo viên bộ môn vì hầu như ngày nào họ cũng phải vượt đường núi, đồi vào dạy cho các em những môn như Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục.

Ký túc xá bằng nhà sàn của học sinh miền núi Nghệ An - Ảnh 11.

Em Vi Thị Hương Ly (học sinh lớp 4A2, trường tiểu học Nga My ) vui vẻ cho biết, đây là năm học thứ 2 được ở lại nhà bán trú. "Nhà em ở bản Na Ngân xa điểm trường. Ở đây em vừa học vừa chơi với bạn rất vui. Cuối tuần em được bố mẹ đón về nhà", em Hương hồ hởi nói.

Ký túc xá bằng nhà sàn của học sinh miền núi Nghệ An - Ảnh 12.

Thầy Kha Văn Thông cũng cho biết, do điều kiện khó khăn, trường tiểu học Nga My chưa đủ nhà bán trú. Để rút ngắn quãng đường, từ năm học này, khi năm học mới sắp bắt đầu, nhà trường phải thuê lại nhà sàn của người dân để làm ký túc xá cho học sinh ở lại gần trường.

Thấy 5 triệu đồng trong áo quyên góp, học sinh miền núi nhờ trường trả lạiThấy 5 triệu đồng trong áo quyên góp, học sinh miền núi nhờ trường trả lại

Phát hiện trong áo khoác được hỗ trợ có 5 triệu đồng, hai học sinh lớp 5 người Vân Kiều ở huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị lập tức báo cáo Ban giám hiệu với mong muốn trả lại người để quên số tiền trên.

Chủ cửa hàng bị kẻ lạ mặt ném bom xăng trong đêm

Hoàng Trinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 8 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 17 giờ trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 17 giờ trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Giáo dục - 1 ngày trước

Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Giáo dục - 2 ngày trước

Cơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

Giáo dục - 2 ngày trước

30 năm gửi trọn tình yêu với nghề, TS Vũ Hoài Phương đã đưa biết bao con thuyền ra biển lớn, trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu Tổ quốc tới sinh viên.

Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này

Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.

Top