Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn

GiadinhNet - Tùy điều kiện, nguồn kinh phí và địa bàn phụ trách, mỗi địa phương ở tỉnh Hải Dương có cách làm khác nhau trong việc tạo bữa ăn cho các thành viên chốt trực kiểm soát dịch COVID-19.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 1.

Như Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin, từ 0h ngày 01/4, cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Hải Dương đã thực hiện cách ly xã hội và cho đến thời điểm này, mọi người dân trên địa bàn đều tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định đề ra. 

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 2.

Tất cả các tuyến đường QL, tỉnh lộ, đường vào huyện, xã và các thôn đều có chốt kiểm dịch COVID-19

Ngay trong sáng 01/4, tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn nhanh chóng triển khai thực hiện các biện pháp, trong đó thành lập các chốt kiểm soát phòng dịch COVID-19 đặt tại các tuyến đường QL, tỉnh lộ, các tuyến đường dẫn vào các xã, thônviệĐặc biệt, nhiều địa phương tổ chức nấu ăn phục vụ cho các thành viên làm nhiệm vụ ở các chốt trực.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 3.

Chốt kiểm soát dịch COVID-19 thị trấn Gia Lộc đặt tại khu vực cổng chợ trung tâm

Khi PV có mặt tại chốt kiểm soát dịch số 1 thị trấn Gia Lộc nằm trên tỉnh lộ 395 nối xã Yết Kiêu – thị trấn, các thành viên chốt đang thực hiện việc đo thân nhiệt, hướng dẫn người dân lưu thông qua đây sát khuẩn cũng như đeo khẩu trang phòng dịch.

Ông Đỗ Đức Quỳnh - cán bộ công chức UBND thị trấn, thành viên chốt kiểm dịch cho hay, tại thị trấn Gia Lộc có tổng cộng 8 chốt. Trong đó, có 3 chốt tại các tuyến đường vào địa phương, 5 chốt tại khu chợ với tổng số gần 100 thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ và mỗi chốt được chia làm 3 ca: sáng, chiều, đêm. Đồng thời, khi đến bữa ăn, Ban chỉ đạo cử người đưa cơm tận các chốt trực cho các thành viên.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 4.

Việc hậu cần đảm bảo bữa ăn cho các thành viên tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn thị trấn Gia Lộc được trường mầm non, tiểu học phối hợp với Ban chỉ đạo thực hiện

"Ngay từ trưa 01/4, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của thị trấn đã bố trí đầy đủ các suất ăn cho các thành viên tại chốt trực. Toàn bộ bữa ăn này do giáo viên trường mầm non, tiểu học phối hợp với UBND thị trấn nấu. Các suất ăn đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ và chính những bữa cơm như thế này càng động viên, khích lệ, tạo sự yên tâm cho chúng tôi làm việc", ông Quỳnh cho biết.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 5.

Do đặc thù công việc trực chốt, địa bàn rộng và đông thành viên nên Ban chỉ đạo thị trấn Thanh Miện không tổ chức nấu ăn mà phát tiêu chuẩn cho các thành viên tham gia làm nhiệm vụ để chủ động trong việc ăn uống

Tại chốt kiểm dịch ngã ba Triệu Thái - thị trấn Thanh Miện có nhiều người dân cùng các phương tiện lưu thông qua lại. Chị Nguyễn Thị Hường - thành viên chốt chia sẻ, chốt của chị có 9 người và chia làm 3 ca trực, số lượng thành viên của chốt tùy vào từng tuyến đường và mật độ người tham gia giao thông. Khi hết thời gian làm việc 8 giờ/ca, sẽ có các thành viên ca khác đến thay trực để về nhà ăn cơm.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 6.

Chị Hường thực hiện công việc kiểm tra thân nhiệt mỗi khi có người đi vào địa bàn của chốt

"Tất cả các chốt trên địa bàn thị trấn không tổ chức bữa ăn tại chốt mà thành viên sẽ về nhà ăn vì hầu hết các thành viên đều là người địa phương. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, người dân ủng hộ một số nhu yếu phẩm nên thành viên nào không về nhà thì có thể ăn tại chốt, còn tiêu chuẩn ăn từng ngày cho các thành viên vẫn được Ban chỉ đạo thị trấn hỗ trợ", chị Hường cho biết.

Nói về vấn đề này, ông Đỗ Quý Can – Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Miện thông tin, sau khi sáp nhập, địa bàn thị trấn có quy mô rộng hơn. Do đó, từ khi thực hiện cách ly xã hội, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có vấn đề đảm bảo sinh hoạt tại các chốt.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 7.

Do công việc trực 24/24 nên thành viên của chốt ở lại dùng bữa từ những vật phẩm được người dân ủng hộ

"Trên địa bàn thị trấn chúng tôi có 6 chốt trực 24/24 với gần 90 thành viên trực tiếp tham gia thực hiện công việc. Do đó, Ban chỉ đạo không thể phục vụ nấu cơm cho các thành viên nhưng chúng tôi cấp tiền ăn cho lực lượng thực hiên nhiệm vụ tại các chốt với mức 50 nghìn/người/ca trực để các thành viên tự chủ động việc ăn uống. Nguồn kinh phí này trước mắt do UBND thị trấn đảm nhiệm, sau này sẽ dựa vào ngân sách của địa phương, hoặc có thể kêu gọi vận động nhân dân ủng hộ", Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Miện cho biết.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 8.

Kinh phí dành cho các chốt trực trên địa xã Vạn Phúc còn gặp nhiều khó khăn

Khi PV có mặt tại chốt kiểm dịch COVID-19 số 5, xã Vạn Phúc (huyện Ninh Giang) vào buổi trưa muộn, các thành viên ở đây đang bàn giao công việc, thay trực để về nhà ăn cơm. Từ khi lập chốt đến nay, các thành viên đều thực hiện trực cả ngày lẫn đêm để kiểm soát phương tiện, người ra vào địa bàn, bên cạnh việc kiểm tra thân nhiệt, nhắc nhở đeo khẩu trang phòng dịch. Riêng đến bữa ăn thì các thành viên về nhà.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 9.

Các thành viên trong chốt trao đổi công việc trước khi bàn giao cho ca khác để về nhà ăn cơm

Đại diện Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã Vạn Phúc thông tin, do địa phương còn gặp khó khăn nên việc chi kinh phí cho các thành viên tại các chốt cũng gặp trở ngại. Tuy nhiên, Đảng ủy và Ban chỉ đạo của xã đã động viên bằng tiền mặt đối với các chốt. Nếu diễn biến dịch kéo dài, Ban chỉ đạo xã sẽ tính đến phương án kêu gọi hỗ trợ từ nhân dân, các tổ chức, đơn vị... để đảm bảo sinh hoạt các chốt, trong đó có tính đến các bữa ăn cho các thành viên làm nhiệm vụ.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 10.

Công tác hậu cần lo các suất ăn cho các chốt của xã được Hội Phụ nữ xã đảm nhiệm

Khác hẳn với một số chốt trực, tại xã Nghĩa An (cùng huyện Ninh Giang), không khí nấu ăn phục vụ cho các chốt được Hội Phụ nữ tiến hành khẩn trương. Từ nấu canh, chế biến thức ăn đến chuẩn bị các hộp cơm cho các thành viên tại các chốt trực diễn ra nhanh chóng, đảm bảo vệ sinh và đủ chất dinh dưỡng.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 11.

Suất ăn dành cho thành viên chốt kiểm soát dịch tại xã Nghĩa An

Ông Trần Văn Hãn – Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã Nghĩa An thông tin, trên địa bàn xã thành lập 11 chốt kiểm soát dịch và mỗi chốt có 6 thành viên chia làm 3 ca trực cả ngày lẫn đêm. Riêng chốt của xã có 5, còn các thôn có 6 chốt.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 12.
Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 13.

Các suất ăn được vận chuyển đưa đến từng chốt trực

"Qua thực tế kiểm tra công việc được giao tại các chốt, chúng tôi thấy còn gặp nhiều khó khăn. Sau khi họp Ban chỉ đạo và thống nhất, Ban chỉ đạo xã trích ngân sách từ quỹ dự phòng của địa phương cũng như kêu gọi các nhà tài trợ để ủng hộ, hỗ trợ các bữa ăn tại các chốt trực và được nhân dân trong xã đồng thuận.

Ban chỉ đạo giao cho Hội phụ nữ đảm nhiệm công tác hậu cần nấu ăn ngày 2 bữa chính (trưa, tối) với khoảng 40 suất/ngày cho các thành viên tại 5 chốt của xã. Riêng ca trực đêm, chúng tôi động viên các thành viên bằng vật phẩm như sữa, bánh kẹo, cháo… Bên cạnh đó, tại các chốt trực còn được ủng hộ các nhu yếu phẩm của người dân, còn các chốt của thôn thì các thành viên ăn cơm tại nhà", Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết.

Bữa ăn tại các chốt kiểm dịch ở Hải Dương: Nơi tổ chức nấu, chỗ về nhà ăn - Ảnh 14.

Bữa cơm của các thành viên tại chốt trực kiếm soát dịch COVID-19 xã Nghĩa An

Cũng theo ông Hãn, trên thực tế, việc Ban chỉ đạo tổ chức nấu ăn cho các chốt tuy có vất vả, nhưng để đảm bảo sức khỏe cho lực lượng phòng chống dịch cũng như động viên, khuyến khích các thành viên yên tâm, tránh tình trạng bỏ chốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hiện tại, địa phương đang xây dựng kế hoạch và bắt đầu vận động toàn dân ủng hộ quỹ phòng, chống dịch trên địa bàn.

Bài & ảnh: Đức Tùy 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 9 phút trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Xã hội - 32 phút trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 2 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 2 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 3 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 4 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Top