Hà Nội
23°C / 22-25°C

c nên dùng nước nóng hay nước lạnh?

Thứ bảy, 08:47 22/03/2025 | Ăn

Luộc gà nên dùng nước nóng hay nước lạnh để món gà luộc thơm ngon, da vàng óng, thịt mềm ngọt?

Luộc là cách chế biến đơn giản nhất, nhưng luộc gà đòi hỏi có bí quyết nếu bạn muốn thành phẩm thơm ngon, thịt mềm ngọt, da không bị nứt. Luộc gà nên dùng nước nóng hay nước lạnh là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Nên dùng nước nóng hay nước lạnh để luộc gà?

Bạn nên bắt đầu quy trình chế biến món ăn vạn người mê này bằng cách cho gà vào nồi nước lạnh. Đây là điều bạn cần nhớ nếu muốn có món gà luộc hoàn hảo.

Mặc dù có những cách làm khác nhau, cho gà vào nồi nước lạnh ngay từ đầu vẫn là phương pháp được khuyến khích bởi các đầu bếp chuyên nghiệp. Vì sao luộc gà nên dùng nước lạnh? Nước lạnh giúp thịt gà chín đều từ trong ra ngoài. Khi gà được cho vào nước lạnh và dần dần nóng lên cùng nước, tế bào trong thịt sẽ không bị co lại đột ngột, giúp giữ lại độ mềm và độ ẩm của thịt gà.

c nên dùng nước nóng hay nước lạnh? - Ảnh 1.

Luộc gà nên dùng nước nóng hay nước lạnh? Đáp án đúng là dùng nước lạnh. (Ảnh: Soscuisine)

Ngược lại, nếu bạn cho gà vào nước sôi ngay từ đầu, da gà sẽ bị sốc nhiệt, gây ra hiện tượng nứt da, làm giảm giá trị thẩm mỹ và độ ngon của món ăn. Đặc biệt, nếu nước sôi quá mạnh, lớp da gà không chỉ nứt mà còn làm cho thịt bị khô, mất đi độ ngọt tự nhiên.

Ngoài ra, một số người có thói quen đun sôi gà trong thời gian quá dài, điều này không chỉ khiến gà mất đi độ ngon ngọt mà còn có thể làm nước luộc bị đục và mất đi hương vị thơm ngon. Vì vậy, hãy luôn chú ý điều chỉnh thời gian luộc phù hợp với kích thước của con gà để đạt được kết quả tốt nhất.

Cách luộc gà đúng

Trước tiên, bạn rửa sạch gà, dùng muối chà xát khắp thân để khử mùi hôi, rửa lại bằng nước sạch; để ráo nước hoặc thấm khô gà bằng khăn.

Tiếp theo, bạn cho nước lạnh vào nồi, đặt gà vào, thêm gừng đập dập, hành tím, muối hạt vào nồi nước. Lưu ý: Cần để nước luộc ngập gà.

Sau khi đã cho đầy đủ gia vị vào nồi, bạn bật bếp với lửa lớn, khi nước sôi thì giảm lửa xuống mức nhỏ. Lúc này, bạn chỉ cần giữ nước sôi lăn tăn, không cho nước sôi mạnh để tránh làm nứt da gà. Luộc gà trong khoảng 20-25 phút tùy vào kích thước. Thông thường, gà từ 1,5kg-1,8kg cần được luộc trong khoảng 10-15 phút; gà nặng 2kg-2,5kg nên luộc trong 15-20 phút, chưa kể thời gian ủ sau khi tắt bếp.

Nước sôi lăn tăn sẽ giúp thịt gà chín từ từ, giữ được độ ngọt và mềm mà không làm mất đi chất lượng của món ăn. Trong quá trình này, nếu bạn thấy nước trong nồi bắt đầu giảm đi, có thể chêm thêm một chút nước nóng để đảm bảo gà luôn ngập trong nước và chín đều.

Sau khi luộc gà được khoảng 20-25 phút, bạn có thể tắt bếp, đậy vung và ngâm gà trong nước luộc thêm 10-15 phút để giúp thịt gà mềm ngọt và dễ thấm gia vị hơn.

c nên dùng nước nóng hay nước lạnh? - Ảnh 2.

(Ảnh: Braui-muehlehorn)

Một số lưu ý khi luộc gà :

- Việc cho thêm muối vào nồi nước luộc gà không chỉ giúp tăng hương vị mà còn giúp gà giữ được độ săn chắc và không bị nhạt. Vài lát gừng đập dập và củ hành tím nướng sơ sẽ giúp khử mùi tanh của gà, đồng thời tạo hương thơm đặc trưng khiến món ăn thêm phần hấp dẫn. Tùy vào sở thích, bạn có thể cho thêm các nguyên liệu khác để tăng hương vị như hành lá, lá chanh hoặc một chút bột nghệ.

- Kiểm tra độ chín: Bạn dùng đũa xiên vào phần đùi gà, nếu thấy nước chảy ra trong và không có màu hồng là gà đã chín; hãy tắt bếp, đậy vung và ngâm gà trong nước luộc thêm ít phút để thịt gà mềm hơn và không bị khô.

Những sai lầm khi luộc gà

Để con gà sau khi luộc giữ được lớp da nguyên vẹn căng bóng, thịt chín vừa, bạn cần tránh những sai lầm sau.

- Chà xát quá mạnh khi rửa: Đây cũng là nguyên nhân khiến cho da gà bị nứt sau khi luộc. Việc chà kỹ bằng muối khiến cho lớp da bị mỏng đi, dễ nứt hơn. Còn nếu không để ráo nước sau khi rửa, món gà luộc sẽ dễ bị khô. Tốt nhất là vệ sinh con gà nhẹ nhàng rồi để ráo, hoặc thấm phần nước đọng lại trên da trước khi luộc để giữ được bề ngoài căng đẹp cũng như phần thịt mềm mọng.

- Nồi luộc quá nhỏ: Sử dụng nồi quá bé , bạn sẽ khó lật, xoay trở con gà trong quá trình luộc nên thịt chín không đều và da cực kỳ dễ nứt. Hãy nhớ rằng kích thước nồi phù hợp với khối lượng gà là yếu tố quan trọng giúp món luộc được hoàn hảo.

- Dùng nước sôi để luộc gà: Nếu bạn thả con gà vào nồi nước sôi sùng sục để luộc, da gà chắc chắn sẽ nứt toác.

- Luộc quá lâu: Việc luộc gà quá lâu không chỉ khiến làn da bị mềm, nứt mà còn khiến thịt bị khô. Thay vì mải nhìn điện thoại và để nồi gà mãi trên bếp, bạn hãy canh thời gian chuẩn để món gà luộc được ngon, đẹp.

Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa?Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa?

Khi luộc gà nên đặt úp hay ngửa để thịt chín đều, ngon và đẹp mắt hơn là câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc chuẩn bị gà cúng.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Cách làm mắm tép chưng thịt ngon tại nhà

Cách làm mắm tép chưng thịt ngon tại nhà

Ăn - 57 phút trước

Không cần ra hàng quán, chỉ với vài nguyên liệu và chút kiên nhẫn, bạn có thể làm ngay món mắm tép chưng thịt chuẩn vị Bắc, đậm đà và hấp dẫn.

Loại củ mùa hè được ví như 'sâm nước', có nhiều cách chế biến mà ít người biết tới

Loại củ mùa hè được ví như 'sâm nước', có nhiều cách chế biến mà ít người biết tới

Ăn - 3 giờ trước

GĐXH - Củ mã thầy thường được dùng để ăn chơi hoặc tráng miệng sau bữa ăn. Nhưng mã thầy cũng có thể dùng để nấu những món ăn chính rất ngon.

Hoa hậu Đỗ Hà chăm nấu nướng ra dáng 'dâu hào môn', bắt trend giới trẻ với món khúc bạch vải

Hoa hậu Đỗ Hà chăm nấu nướng ra dáng 'dâu hào môn', bắt trend giới trẻ với món khúc bạch vải

Ăn - 4 giờ trước

GĐXH - Trên trang cá nhân, Hoa hậu Đỗ Hà thường xuyên chia sẻ những clip nấu nướng đời thường. Trái với hình ảnh lộng lẫy trên sân khấu, nàng Hậu bận rộn việc bếp núc mang tới hình ảnh nữ tính, đảm đang khiến bao người mê mẩn.

Không phải nước rau muống luộc, nhộng rang ăn với món canh này ngon nhất

Không phải nước rau muống luộc, nhộng rang ăn với món canh này ngon nhất

Ăn - 8 giờ trước

GĐXH - Nhiều người trả lời nhộng rang ăn với nước rau muống luộc dầm sấu là ngon nhất. Nhưng có món canh khác hợp vị, ngon hơn nhiều.

Mùa hè ăn gì cho nhẹ bụng? Thử ngay ớt chuông nướng trứng siêu ngon bằng nồi chiên không dầu

Mùa hè ăn gì cho nhẹ bụng? Thử ngay ớt chuông nướng trứng siêu ngon bằng nồi chiên không dầu

Ăn - 9 giờ trước

Nhà có nồi chiên không dầu, hãy thử ngay món ớt chuông nướng trứng cực kỳ thơm ngon, dễ làm mà lại tốt cho sức khỏe. Mùa hè ăn món này vừa nhẹ bụng, vừa đẹp mắt, cả nhà ai cũng thích.

Chị em đua nhau mua quất hồng bì giá rẻ, chỉ từ 15.000 đồng/kg để ngâm trị ho và ăn được vài tháng

Chị em đua nhau mua quất hồng bì giá rẻ, chỉ từ 15.000 đồng/kg để ngâm trị ho và ăn được vài tháng

Ăn - 23 giờ trước

GĐXH - Quất hồng bì chín rộ chỉ khoảng hơn tháng là hết mùa. Để tận dụng loại quả bổ dưỡng có tác dụng trị ho tốt này, chị em đã mách nhau cách dưới đây.

8 mẹo làm món chiên giòn lâu, không bị ỉu hay ngấm dầu

8 mẹo làm món chiên giòn lâu, không bị ỉu hay ngấm dầu

Ăn - 1 ngày trước

GĐXH - Món chiên giòn rụm, vàng ươm luôn hấp dẫn, nhưng nếu không biết cách chế biến, món ăn có thể bị ỉu nhanh hoặc ngấm nhiều dầu, gây ngán. Hãy áp dụng 8 mẹo dưới đây để món chiên giòn lâu, không bị dầu thấm!

Cách làm chả cá cuốn rau răm lạ miệng, cực ngon và đơn giản tại nhà

Cách làm chả cá cuốn rau răm lạ miệng, cực ngon và đơn giản tại nhà

Ăn - 1 ngày trước

GĐXH - Chả cá là một món ăn dùng để ăn chơi lẫn sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày. Hãy xem ngay cách làm món chả cá cuốn rau răm lạ miệng, ăn hoài không dứt có trong bài viết sau đây.

Cách rã đông cá hồi để ăn sống chuẩn nhất

Cách rã đông cá hồi để ăn sống chuẩn nhất

Ăn - 1 ngày trước

Nếu bạn thích mua cá hồi về tự làm món sashimi tại nhà, cần biết cách rã đông chuẩn để đảm bảo hương vị và sự an toàn của món ăn.

Loại rau tốt nhất thế giới trồng 1 lần ăn mấy chục năm, canxi giàu gấp đôi sữa bò giúp trẻ cao lớn

Loại rau tốt nhất thế giới trồng 1 lần ăn mấy chục năm, canxi giàu gấp đôi sữa bò giúp trẻ cao lớn

Ăn - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là loại rau giàu dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư...

Top