Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các phương pháp trị thoát vị đĩa đệm

Thứ ba, 14:35 28/05/2024 | Sống khỏe

Thoát vị đĩa đệm thường gặp sau các chấn thương hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách… Bệnh không được điều trị đúng cánh sẽ để lại những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân.

1. Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Tùy theo tính chất tổn thương, vị trí của thoát vị đĩa đệm cũng như biến chứng, mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh mà cân nhắc tới các biện pháp điều trị.

Nhìn chung, điều trị thoát vị đĩa đệm có các nhóm phương pháp:

Điều trị nội khoa: Bao gồm nghỉ ngơi, vật lý trị liệu , châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn, thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ...

- Nghỉ ngơi : Trong thời kỳ cấp tính, nguyên tắc điều trị quan trọng đầu tiên là bệnh nhân nằm phải nghỉ tại giường. Tư thế nằm ngửa trên giường cứng, kê đệm ở vùng khoeo chân để làm co nhẹ khớp gối và khớp háng nhằm giảm tác động, giảm đau lên khớp lưng.

- Vật lý trị liệu: Bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng. Tại nhà có thể sử dụng túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt nóng, lá ngải cứu nóng để chườm nhằm giảm đau. Lưu ý không chườm quá nóng để tránh bị bỏng. Không day, ấn mạnh trong quá trình chườm vì có thể gây đau hơn.

Ở bệnh viện, dùng các dòng điện (tại khoa vật lý trị liệu), châm cứu, kéo giãn, xoa bóp, tắm suối khoáng, đắp bùn, chiếu đèn hồng ngoại, điện phân, đắp dầu paraphin... Ngoài ra có thể dùng các biện pháp như tác động cột sống, kéo dãn cột sống trong điều trị bệnh. Bệnh nhân được chỉ định mặc áo nẹp cột sống để cố định tạm thời, hạn chế các động tác lên vùng cột sống tổn thương, qua đó giảm lực tác động lên đĩa đệm.

Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12 liều cao.

Các phương pháp trị thoát vị đĩa đệm- Ảnh 1.

Hình ảnh đốt sống dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Can thiệp tối thiểu: Một số phương pháp như giảm áp đĩa đệm bằng hóa chất tiêu nhân, ozon oxygen, laser, sóng radio… Hiện nay phương pháp sử dụng tia laser, sóng radio qua da để điều trị đau do thoát vị đĩa đệm được ứng dụng khá nhiều. Các phương pháp này an toàn, nhưng chỉ có hiệu quả với những trường hợp nhẹ, nhân nhầy mới chỉ lồi vào ống sống và không có các tổn thương kèm theo như gai xương, xẹp trượt đốt sống, hay phối hợp dày dây chằng vàng.

Ngoại khoa : Phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: Thoát vị đĩa đệm gây hội chứng đuôi ngựa; có liệt chi; đau quá mức mà dùng các thuốc giảm đau không hoặc rất ít tác dụng; sau khoảng 6 tháng áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả.

Phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh khỏi bị chèn ép, từ đó giảm đau. Phương pháp phẫu thuật kinh điển là mổ cắt cung sau lấy bỏ khối thoát vị. Phương pháp này can thiệp rộng, nhiều biến chứng sau phẫu thuật, đặc biệt là tái phát đau do vết mổ cũ xơ dính.

Hiện nay, các kỹ thuật được cải tiến hơn như phẫu thuật mở nhỏ; cắt bỏ đĩa đệm qua da; mổ nội soi lấy nhân thoát vị; mổ nội soi hút nhân nhầy... Phương pháp phẫu thuật tự động qua da được ứng dụng khá rộng rãi, mang lại hiệu quả, an toàn và ít biến chứng. Trường hợp tổn thương có trượt đốt sống phối hợp gây mất vững có thể cố định cột sống bằng khung kim loại.

Bệnh nhân sau khi được phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần lưu ý việc giữ gìn cho cột sống. Hạn chế lao động, mang vác nặng, sai tư thế, vận động cột sống quá mức. Sau phẫu thuật, cần được kết hợp điều trị bằng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cột sống với những bài tập chuyên biệt.

2. Các thuốc trị thoát vị đĩa đệm

Thuốc giảm đau : Trong thoát vị đĩa đệm, các thuốc được chỉ bao gồm các thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol; giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam... đường uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ.

Thuốc giảm đau paracetamol chỉ định trong trường hợp đau vừa và nhẹ. Thuốc khá an toàn nhưng nếu dùng kéo dài hoặc liều cao vượt quy định sẽ gây tác hại cho gan như viêm gan, suy gan... Do đó bệnh nhân chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các thuốc chống viêm không steroid dùng đường toàn thân có thể ảnh hưởng xấu tới dạ dày, chức năng gan, thận... Do đó nên uống thuốc khi ăn no, có thể cần kết hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày để ngăn ngừa tác dụng phụ.

Các thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống. Ngoài ra có thể bổ sung các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12. Thậm chí các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin cũng có thể được bác sĩ kê đơn trong một số trường hợp.

Các phương pháp trị thoát vị đĩa đệm- Ảnh 3.

Phẫu thuật được chỉ định khi thoát vị đĩa đệm nặng, không đáp ứng với các điều trị khác...

Corticoid: Các thuốc chống viêm steroid như prednisolon, dexamethason... đường toàn thân thường không được chỉ định vì gây ra nhiều tác dụng phụ. Trừ trường hợp đau nhiều, không đáp ứng với các biện pháp trên có thể được chỉ định methylprednisolon đường tĩnh mạch liều cao, ngắn ngày. Tuy nhiên thuốc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và phải được theo dõi chặt chẽ các biến chứng.

Nếu bệnh nhân bị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, có thể chỉ định tiêm ngoài màng cứng thuốc hydrocortison. Liệu trình mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3-7 ngày. Tuy nhiên việc tiêm ngoài màng cứng phải được thực hiện tại cơ sở y tế, trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn, do bác sĩ chuyên khoa khớp có kinh nghiệm thực hiện.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích

Sống khỏe - 1 giờ trước

Mọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

Mẹ và bé - 4 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

Sống khỏe - 6 giờ trước

Chạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Thiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Top