Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng ở phụ nữ
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính gây tử vong cao, các triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng thông thường, do đó bệnh thường được phát hiện muộn. Ngày càng có nhiều ca ung thư vòm họng ở nữ giới được ghi nhận và có xu hướng trẻ hóa.
Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư phổ biến và là ung thư thường gặp nhất trong các bệnh lý ung thư đầu mặt cổ.
Chẩn đoán ung thư vòm họng thường chậm do các triệu chứng giai đoạn đầu mơ hồ, không đặc hiệu, dễ nhầm với các bệnh lý lành tính của đường hô hấp trên.
Ung thư vòm họng ở nữ giới là bệnh có tính chất ác tính và diễn biến nhanh. Vì vậy, những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh như thường xuyên ăn thức ăn ướp muối, hút thuốc lá, rượu bia cần được khám tầm soát sớm ung thư vòm họng.
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng ở phụ nữ
- Virus Epstein(EBV): Epstein-Barr (EBV) là một loại virus phổ biến, có đến 90% người nhiễm EBV nhưng không gây nhiễm trùng. Ngược lại ở dạng nhiễm trùng, EBV có thể gây các triệu chứng nhẹ, gia tăng sự phát triển của nhiều bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư hạch bạch huyết, ung thư dạ dày,… EBV có thể lây truyền qua đường nước bọt hoặc chất bài tiết sinh dục. Việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân, hôn, hay quan hệ tình dục đường miệng có thể là nguyên nhân lây truyền EBV.

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính gây tử vong cao, các triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng thông thường, do đó bệnh thường được phát hiện muộn.
- Virus u nhú ở người (HPV): Cứ 5 phụ nữ 50 tuổi thì có ít nhất 4 người nhiễm HPV tại một thời điểm trong cuộc đời. Trong số khoảng 200 chủng HPV, có 40 chủng lây nhiễm qua đường sinh dục và có 15 chủng nguy cơ cao có khả năng gây ung thư như: 70% trường hợp ung thư vòm họng, 99,7% ung thư cổ tử cung, 90% ung thư hậu môn và cổ tử cung. HPV lây truyền qua đường tình dục khi hôn hoặc quan hệ không an toàn. Nhiễm HPV là một tình trạng phổ biến, có đến 90% trường hợp nhiễm virus có thể tự khỏi, 10% còn lại diễn tiến thành HPV mạn tính – nguy cơ cao tiến triển thành ung thư vòm họng. Thông thường mất rất nhiều năm để HPV tiến triển thành ung thư. Trong thời gian đó, chưa rõ liệu virus có đủ để gây ung thư vòm họng hay cộng hưởng thêm các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá để hình thành nên căn bệnh này.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng ở phụ nữ:
- Yếu tố di truyền: Đây là một yếu tố đã được ghi nhận trong các nghiên cứu bệnh sinh của ung thư vòm họng. Những người có người thân trong gia đình mắc ung thư vòm họng thì có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.
- Yếu tố dinh dưỡng: Việc thường xuyên sử dụng thực phẩm ướp muối được cho là một yếu tố nguy cơ. Quá trình nấu thức ăn ướp muối sinh ra các chất hóa học, trong đó có một chất được gọi là nitrosamine được cho là tác nhân sinh ung thư. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn giàu rau củ quả, các loại hạt, ít chế phẩm sữa và thịt có thể làm giảm thấp nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
- Thuốc lá: Thuốc lá chứa hơn 7.000 chất độc có hại cho sức khỏe, trong đó khoảng 70 loại hóa chất có thể gây ung thư. Việc tiếp xúc thường xuyên với thuốc lá như hút thuốc trực tiếp, hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ mắc ung thư, trong đó có ung thư vòm họng. Đồng thời, người có thời gian hút thuốc lá kéo dài trên 30 năm cũng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao gấp 3 lần so với người bình thường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hút thuốc lá góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, giả thuyết cho rằng hút thuốc lá gây tái hoạt virus EBV – một trong những bệnh nguyên có mối liên quan mạnh mẽ với ung thư vòm họng.
- Đồ uống có cồn: Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc lạm dụng rượu quá mức có mối liên quan với ung thư vòm họng.
Triệu chứng ung thư vòm họng ở phụ nữ
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
- Nổi hạch bạch huyết vùng cổ
- Khi bệnh ở giai đoạn tiến xa, các biểu hiện của ung thư vòm họng trở nên điển hình hơn như:
- Đau nhức đầu, đau nửa đầu dai dẳng, đau sâu trong hốc mắt, tê bì vùng mặt
- Đau nhức tai, ù tai, viêm tai giữa kéo dài
- Ngạt mũi, chảy dịch nhầy, có thể lẫn mủ, máu
- Đau rát họng , ho khạc đờm có lẫn máu
- Mắt mờ, nhìn đôi
- Khàn tiếng, thậm chí mất tiếng.
Phòng ngừa ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là bệnh chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng nên chưa có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu.
Một số biện pháp phòng ngừa ung thư vòm họng, gồm:
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia
- Hạn chế ăn các thực phẩm lên men, muối chua…
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 22 phút trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 1 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Ho nhiều, sốt cao, người đàn ông ở Hòa Bình nguy kịch vì nguyên nhân này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, người bệnh đang được điều trị tích cực, thở máy, sử dụng kháng sinh và thuốc diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên, tiên lượng của bệnh nhân vẫn rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.