Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách làm ấm chân tay lạnh mùa đông

Thứ bảy, 11:01 18/01/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều người có triệu chứng chân tay lạnh cóng trong mùa đông dù nằm trong chăn ấm. Có thể khắc phục triệu chứng này bằng những cách dưới đây.

Chân tay lạnh giá thường là biểu hiện của một số bệnh. Ví như những người thiếu máu, thiếu sắt nên lượng hồng cầu trong máu hạ thấp hoặc do nguyên nhân từ rối loạn nội tiết. Hệ thống nội tiết đóng vai trò không thể thiếu trong chức năng trao đổi chất và điều này có thể trực tiếp ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. 

Cách làm ấm chân tay lạnh mùa đông - Ảnh 1.

Nhiều người có biểu hiện chân tay lạnh cóng trong mùa đông. Ảnh minh họa

Trong một số trường hợp, có thể là nguyên nhân của các bệnh như:

- Suy giáp: Khi lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ.

- Huyết áp thấp: Những người có huyết áp thấp nhưng khỏe mạnh thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh; Bệnh Adison, suy thận, suy tuyến yên, tiểu đường…

- Do mắc bệnh về tim mạch: Một số bệnh về tim mạch có thể là nguyên nhân khiến hai bàn tay và bàn chân lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài có thể làm giảm hoặc làm mất khả năng lưu thông máu tới các chi.

Một số cách làm ấm bàn tay, bàn chân trong mùa lạnh như sau:

Xoa tay và chân

Thường xuyên chà sát lòng bàn tay và lòng bàn chân. Hành động này có thể cải thiện tuần hoàn của mạch máu. Xoa lòng bàn chân bằng lòng bàn tay thật nhanh, chà đến khi ấm nóng thì thôi. Dùng một tay nắm chạt, một tay có sát vùng quanh bàn tay nắm chặt nhiều lần, đổi bên, làm tương tự, cũng có tác dụng lưu thông máu huyết, làm ấm nóng bàn tay, bàn chân.

Ngâm chân nước ấm

Cách làm ấm chân tay lạnh mùa đông - Ảnh 2.

Ngâm chân nước ấm mỗi tối sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Ảnh minh họa

Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay trong chậu nước muối hoặc nước gừng ấm từ 15 - 30 phút, có thể hòa thêm chút tinh dầu giúp lưu thông máu dễ dàng hơn. Cần lưu ý là nên lau khô chân tay ngay sau khi ngâm xong và có thể xoa thêm chút kem dưỡng da và đeo luôn tất để đảm bảo giữ ấm cho đôi bàn tay, bàn chân khi ngủ. Tuyệt đối không được để chân không tiếp xúc với nền nhà hoặc nước lạnh.

Ăn chất béo và calo giúp sinh nhiệt

Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học với nhiều chất béo và calo sẽ giúp sinh nhiệt lượng giữ ấm cho cơ thể. Bổ sung nhiều loại thức ăn có chứa các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin, vitamin và khoáng chất như ớt, cà chua, súp-lơ... sẽ giúp tăng cường lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể có đủ nước, khiến quá trình lưu thông máu thuận lợi. Chăm chỉ tập luyện thể dục và vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ, tránh tình trạng để cơ thể ngủ đông quá lâu khiến các khớp, cơ và xương không được thư giãn.

Minh Châu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 11 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 12 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Top