Những bài thuốc hay giữ sức khỏe dịp Tết cho những người tăng huyết áp
GiadinhNet - Rất nhiều người sợ ngày trở trời, lạnh giá vì không kiểm soát được bệnh đã mắc. Ths. BS Hoàng Khánh Toàn tư vấn cách phòng ngừa bệnh này trong dịp Tết.
Thời tiết thay đổi khiến nhiều người có bệnh tăng huyết áp (THA) và có nguy cơ tăng huyết áp rất lo lắng.
Lý do là trời càng lạnh thì các mạch máu co lại, khiến huyết áp tăng vọt, dễ dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, co mạch gây nên cơn đau thắt ngực... thậm chí dẫn tới các biến chứng tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim, biến chứng thận, mắt... đặc biệt là đột ngột bị tai biến mạch máu não (gồm cả xuất huyết não, nhũn não).
Nếu tuân thủ điều trị sẽ giảm được huyết áp, ngăn chặn được đáng kể nguy cơ và tránh được tàn phế, tử vong do các biến chứng gây ra. Nhà có người bị THA ngoài thuốc uống, ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích... cần duy trì chế độ ăn thích hợp để phòng bệnh, nhưng nhiều người lúng túng khi chọn dùng đồ ăn thức uống.

THA rất nguy hiểm khi trời lạnh như dịp Tết Nguyên đán này. Ảnh minh họa.
Sau đây là những món tốt cho người THA, kết hợp kinh nghiệm và dinh dưỡng học cổ truyền - hiện đại.
Trà tỏi hạ mỡ máu, giảm huyết áp, chống béo phì, tiêu thực tích
- Tỏi 15g, sơn tra 30g, thảo quyết minh 10g.
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng, hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, 20 phút sau thì dùng uống thay trà trong ngày.
- Hoặc hàng ngày kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống (hoặc đã ngâm dấm, hoặc uống 5 ml dấm ngâm tỏi có thể duy trì huyết áp ổn định).
Cần tây giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp
Cần tây tươi rửa sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu ép máy càng tốt), thêm chút mật ong. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 40 ml.
Cải cúc hợp với người bị cao huyết áp kèm đau và nặng đầu
Cải cúc nhiều acid amin và tinh dầu, giúp thanh sáng đầu óc và giáng áp. Ăn cải cúc hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt mỗi ngày 50 ml uống (chia 2 lần sáng, chiều) rất tốt.
Rau muống duy trì áp lực thẩm thấu thành mạch, huyết áp trong giới hạn bình thường:
Rau muống nhiều Can xi, rất có lợi cho người bị THA có kèm chứng đau đầu.

Các loại rau củ quả phù hợp rất tốt cho người THA. Ảnh minh họa.
Măng lau hoạt huyết, thông tràng vị, làm thoải mái lồng ngực, chống phiền khát:
Măng lau rất thích hợp cho người bị THA và vữa xơ động mạch, tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư.
Cà chua thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can, giáng áp:
Cà chua rất giàu vitamin C, P. Ăn 1 - 2 quả cà chua sống/ngày có thể phòng chống THA rất tốt, nhất là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Cà tím giúp thành mạch máu được mềm mại, dự phòng rối loạn vi tuần hoàn
Cà tím rất giàu vitamin P - chất giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực rối loạn vi tuần hoàn (hay gặp ở người bị THA và các bênh lý tim mạch khác).
Cà rốt làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp
Cà rốt tươi rửa sạch, ép lấy nước uống 2 lần/ngày, mỗi lần chừng 50 ml, rất tốt để giải khát và người bị THA có kèm đau đầu, chóng mặt.
Hành tây làm giảm sức cản ngoại vi, ổn định bài tiết muối Natri, giảm huyết áp
Vỏ hành tây giàu Rutin rất có lợi cho vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não. Thịt hành tây không chứa chất béo có khả năng đối kháng với tác dụng làm THA, duy trì ổn định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp.
Nấm hương và nấm rơm
Là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có thể phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp (nhất là mùa hè thu).
Mộc nhĩ đen/trắng
Hàng ngày dùng mộc nhĩ trắng 10g (hoặc mộc nhĩ đen 6g) nấu nhừ, thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Là thức ăn rất tốt cho người bị THA, hoặc biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Hải tảo, hải đới và tảo đỏ giúp phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp
Là những thực phẩm ở biển, có thể dùng phối hợp cả ba thứ cùng một lúc, hoặc thay thế nhau.
Đậu Hà Lan và đậu xanh phòng chống cao huyết áp
Dùng giá đậu Hà Lan 1 nắm, rửa sạch rồi ép lấy nước uống, hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên.
Dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn, hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao huyết áp.

Ngoài ăn uống cần kiểm soát tốt THA hàng ngày. Ảnh minh họa.
Sữa đậu nành tốt cho người bị THA, chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rốí loạn lipid máu và giáng áp
Mỗi ngày nên dùng 1000 ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.
Táo giúp cho cơ thể duy trì huyết áp bình thường
Mỗi ngày ăn 3 quả táo to, hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50 ml. Táo to giàu Kali kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra ngoài, giúp cơ thể duy trì huyết áp bình thường.
Lê thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp
Mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1 - 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống - rất tốt cho người bị THA,kèm đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực.
Chuối tiêu thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp
Mỗi ngày nên ăn từ 1 - 2 quả hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30 - 60g sắc uống thay trà.
Nho tươi/khô giảm áp, lợi niệu
Ăn hàng ngày có tác dụng bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu tây y, rất tốt cho người bị THA nhờ thành phần có nhiều muối Kali.
Những bài thuốc trên có tác dụng phòng ngừa chứng THA khi trái gió trở trời, mọi người nên chú ý ăn uống để Tết Nguyên đán (được dự báo là rất lạnh) được vui vẻ, ấm áp bên người thân, không phải "ghé thăm" bệnh viện những ngày đầu xuân mới.
- Người bị THA nên trọng dùng một số thực phẩm khác như ngô (đặc biệt là trà râu ngô), vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen, trà hoa hoè, trà thảo quyết minh, trà cúc hoa, trà bạch cúc, trà kỷ tử, mật ong…
- Hạn chế dùng một số thực phẩm như lòng đỏ trứng, não động vật, gan dê, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng…
- Khi có các dấu hiệu nghi ngờ do biến cố tim mạch như: Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực; khó thở có thể xảy ra kèm hoặc không kèm với tức ngực; vã mồ hôi, buồn nôn, hay nhức đầu.. Hay dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch não: đột ngột tê (hay yếu) một bên mặt, tay hoặc chân; đột ngột choáng, nói khó; đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân… cần khẩn trương nhập viện để được điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng.
Ths. BS Hoàng Khánh Toàn
(Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 6 giờ trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 1 ngày trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.