Cách nào bổ sung vi chất cho dinh dưỡng học đường?
GiadinhNet - Những năm gần đây, nhiều chuyên gia dinh dưỡng lên tiếng lo ngại trước tình trạng bữa ăn cho trẻ tuổi đến trường chưa được chăm lo đầy đủ. Thức ăn nhanh, thực phẩm thiếu sự đa dạng là nguyên nhân gây thiếu chất ở trẻ, ảnh hưởng không nhỏ tới tầm vóc, sức khỏe và học lực của các em. Vi vậy, Thủ Tướng Chính phủ đa phê duyệt đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 nhằm nâng cao tầm vóc cho thanh thiếu niên Việt Nam.
Những nguyên nhân khiến học sinh thiếu vi chất dinh dưỡng
Mỗi buổi sáng trước các cổng trường ta dễ dàng chứng kiến cảnh trẻ em ăn uống vội vã để kịp giờ học. Bữa sáng của trẻ thường là nắm xôi, ổ bánh mì. Những bữa ăn nhanh, không đa dạng thực phẩm và nghèo nàn vi chất như vậy chắc chắn không đủ cung cấp năng lượng, các vitamin khoáng chất cho khởi đầu một ngày hoạt động của trẻ. Sau giờ học chiều, nhiều trẻ phải đến ngay các lớp học thêm, và bữa ăn tối của trẻ có thể là một đĩa cơm sườn, một tô bánh canh, một bát mì ăn liền … Rất ít rau xanh, quả chín trong phần ăn của trẻ; trong khi đó rau quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất quan trọng cho cơ thể.
Chất lượng các bữa ăn trưa tại các trường bán trú cũng là nỗi lo lắng cho nhiều phụ huynh. Một khảo sát về dinh dưỡng gần đây ở một số trường tiểu học tại các thành phố lớn cho thấy thực phẩm được sử dụng chế biến cho bữa ăn bán trú hằng ngày chỉ từ 9 đến 11 loại, trong khi khuyến cáo của Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng quốc gia thì ít nhất phải đạt 15 loại. Về giá trị dinh dưỡng thì các khẩu phần ăn học đường mới chỉ đáp ứng được nhu cầu chất đạm, tuy nhiên năng lượng chỉ đạt 61 - 76%. Đặc biệt, khẩu phần các vi chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, như khẩu phần canxi chỉ đạt 28,8%; khẩu phần sắt đạt dưới 75%, khẩu phần vitamin A dưới 80%, vitamin B2 dưới 33%; vitamin C dưới 51%, vitamin D dưới 20%...
Kẽm là một vi chất thường bị “bỏ quên” trong các bữa ăn học đường, do vậy tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam từ 30-50%, nhiều vùng nông thôn nghèo tỷ lệ thiếu kẽm lên tới 80%. Điều đáng báo động là kẽm là nguyên nhân gây ra vấn đề suy dinh đưỡng thấp còi, giảm khả năng phòng chống bệnh cho trẻ. Vì kẽm đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể, thiếu kẽm có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng miễn dịch của cơ thể, chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao, chán ăn, trẻ dễ bị cáu gắt, tự kỷ, thiếu hoạt bát và ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập.
Biện pháp cải thiện tình trạng “no bụng nhưng thiếu chất”

Dinh dưỡng học đường được xem là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Do vậy, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp hỗ trợ giúp trẻ nhận đủ vi chất trong giai đoạn then chốt này.
Để tránh tình trạng no bụng mà vẫn thiếu chất, cần cung cấp cho trẻ 3 bữa chính đủ năng lượng, cân bằng các vitamin và khoáng chất. Chọn các thực phẩm tươi ngon, phong phú về chủng loại, hạn chế tối đa các bữa ăn nhanh mất cân bằng dưỡng chất. Với trẻ học bán trú, các bữa trưa tại trường cũng cần được cải thiện theo hướng đa dạng thực phẩm hơn theo khuyến nghị của Bộ Y tế về khẩu phần dinh dưỡng học đường.
Ngoài ra, bạn nên tạo cho trẻ các bữa ăn phụ lành mạnh: các loại trái cây giàu vi chất, bột ngũ cốc, bánh có bổ sung vi chất. Hiện nay, Chocolate Pie của Bibica một trong những chọn lựa của nhiều phụ huynh cho bữa ăn phụ của con tuổi đến trường. Bởi Chocolate Pie không chỉ là loại bánh tuyệt ngon tuyệt mềm mà trẻ yêu thích, đây còn là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của công ty cổ phần Bibica có bổ sung hàm lượng kẽm phù hợp với thể trạng, tình trạng thiếu kẽm cho trẻ em ở độ tuổi đến trường.
“Con mình lười ăn ở trường, mình rất lo thiếu vi chất, nhất là nghe nói thiếu kẽm thì trẻ bị chậm lớn và hay bị bệnh tật. Dạo này mình mua Chocolate Pie cho cháu mang đến trường để ăn vào bữa xế và trước các buổi học Anh văn chiều ở Trung tâm. Thật may cháu rất thích bánh này và luôn đòi mẹ mua thêm nữa.”, Chị Thiên Hương (38 tuổi, Q.3, TP.HCM) vui vẻ cho biết.
PV

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 8 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 9 giờ trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 13 giờ trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 13 giờ trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.