Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách nhún vai giảm đau cổ vai gáy

Thứ bảy, 16:33 09/11/2024 | Sống khỏe

Nhún vai tác động vào cơ thang trên, nhằm tăng cường cơ vai, cải thiện tư thế đồng thời giảm căng thẳng, giảm đau cổ vai gáy, nhất là ở những người phải ngồi nhiều giờ trước màn hình máy tính.

Những lợi ích của động tác nhún vai

Động tác nhún vai là bài tập đơn giản nhưng hiệu quả, chủ yếu nhắm vào các cơ thang ở phần lưng trên và vai. Động tác này mang lại nhiều lợi ích cho thể lực tổng thể, tư thế và phòng ngừa chấn thương, bao gồm:

- Tăng cường cơ thang: Cơ chính được tác động trong động tác nhún vai là cơ thang, kéo dài từ sau đầu xuống giữa lưng. Tăng cường cơ thang giúp cải thiện sự ổn định của vai và tăng cường hiệu suất trong nhiều chuyển động của phần thân trên, chẳng hạn như nâng, kéo.

- Giảm đau cổ : Theo một đánh giá do Hiệp hội Vật lý trị liệu Nam Phi công bố, động tác nhún vai có thể giúp giảm đau, thư giãn phần lưng trên và cổ, vai bằng cách tăng cường hỗ trợ các cơ tại những vùng cơ thể này.

nhún vai

Nhún vai tác động vào cơ thang giúp giảm đau cổ vai gáy.

- Cải thiện tư thế : Thường xuyên thực hành động tác nhún vai có thể giúp chống lại tác động của việc ngồi lâu và cúi xuống, thúc đẩy sự liên kết tốt hơn của cột sống và vai. Điều này không chỉ quan trọng để cải thiện tư thế mà còn giảm căng thẳng cho cổ, lưng trên.

- Ngăn ngừa nguy cơ chấn thương: Cơ thang khỏe giúp hỗ trợ cổ, vai, giảm nguy cơ chấn thương. Động tác nhún vai có thể tăng cường cơ thang, giúp chúng phục hồi tốt hơn trước các chấn thương do căng thẳng và sử dụng quá mức, đặc biệt là đối với những người chơi thể thao hoặc hoạt động thể chất.

- Tăng cường khả năng vận động và giảm căng thẳng: Thực hiện động tác nhún vai có thể tăng phạm vi chuyển động của vai. Động tác này có lợi cho nhiều hoạt động hàng ngày và môn thể thao khác nhau, vì nó giúp tăng tính linh hoạt, dễ dàng di chuyển ở phần thân trên.

Thêm vào đó, bài tập vai này cũng có thể giúp giảm căng thẳng, thúc đẩy sự thư giãn, cảm giác khỏe mạnh.

Thực hiện động tác nhún vai như thế nào?

Để thực hiện động tác nhún vai đúng cách, giảm căng thẳng cho cơ vai , cổ, hãy làm theo 7 bước sau:

- Đứng thẳng với hai chân rộng bằng vai. Cầm một quả tạ ở mỗi tay với hai tay buông thẳng xuống hai bên. Bạn cũng có thể thực hiện bài tập mà không cần tạ.
- Giữ lưng thẳng, vai thả lỏng và siết chặt cơ trung tâm, đảm bảo đầu ở tư thế trung tính và nhìn thẳng.
- Hít một hơi thật sâu, chuẩn bị cho động tác.
- Khi thở ra, nâng vai thẳng lên về phía tai, tập trung vào việc co cơ thang trong chuyển động này.
- Giữ nguyên tư thế này trong 2-3 giây để tối đa hóa sự tham gia của cơ, tránh xoay vai vì chuyển động phải theo chiều dọc.
- Từ từ hạ vai trở lại vị trí bắt đầu trong khi hít vào. Duy trì kiểm soát trong suốt chuyển động để đảm bảo đúng tư thế.
- Thực hiện 10-15 lần lặp lại trong 2-3 hiệp. Bạn có thể tăng số lần lặp lại khi bạn tăng cường sức mạnh cho vai.

StaffShrugs

Nhún vai có thể dùng tạ hoặc không.

Những sai lầm cần tránh khi nhún vai

Để tránh nguy cơ chấn thương hoặc làm tăng cơn đau hiện có, bạn nên tránh những sai lầm sau:

- Sử dụng tạ quá nặng: Nhiều người bắt đầu với tạ quá nặng sẽ tác động xấu đến tư thế, có khả năng gây thêm căng thẳng cho cơ vùng vai. Do đó, tốt hơn là nên bắt đầu với tạ nhẹ rồi tăng dần trọng lượng khi sức mạnh được cải thiện.

- Tư thế xấu: Không giữ lưng thẳng có thể dẫn đến căng thẳng không cần thiết ở cột sống. Đảm bảo tư thế giữ lưng thẳng đứng, vai được thư giãn trước khi bắt đầu động tác nhún vai.

- Nhún vai quá cao: Nâng vai quá cao có thể làm căng cơ cổ. Chính vì vậy, bạn chỉ cần tập trung vào việc nâng vai lên ngang tai, giữ nguyên trong vài giây, sau đó trở lại vị trí bắt đầu.

- Đưa vai ra trước: Khi vai đưa về phía trước có thể dẫn đến sự căng cơ sai cách nên tư thế đúng của động tác là giữ vai thẳng khi thực hiện bài tập để nhắm mục tiêu vào cơ thang một cách hiệu quả.

- Thở không đều: Nín thở trong khi tập có thể dẫn đến căng thẳng. Thở ra khi bạn nâng vai lên và hít vào khi bạn hạ vai xuống, duy trì nhịp điệu đều đặn.

Ai nên tránh nhún vai?

Mặc dù bài tập nhún vai an toàn và khá có lợi để cải thiện khả năng vận động, độ linh hoạt của vai, cổ, nhưng những người mắc một số tình trạng bệnh nhất định nên tránh bài tập này như:

- Những người bị chấn thương cổ hoặc vai cấp tính hoặc viêm khớp nặng có thể làm trầm trọng thêm cơn đau của họ bằng cách thực hiện bài tập này hoặc bất kỳ bài tập vai cường độ cao nào khác.

- Những người đang hồi phục sau các ca phẫu thuật gần đây ở vai hoặc lưng trên nên tránh thực hiện cho đến khi được chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho phép.

- Các trường hợp bị đau đầu mạn tính hoặc các vấn đề liên quan đến căng thẳng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, trước khi đưa bài tập nhún vai vào thói quen hàng ngày.

Lê Mỹ Giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh nhân ghép tim xuyên Việt thứ 12 ở Huế xuất viện

Bệnh nhân ghép tim xuyên Việt thứ 12 ở Huế xuất viện

Y tế - 7 giờ trước

Sau thời gian điều trị, hồi phục tốt, ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 tại Bệnh viện Trung ương Huế được xuất viện.

Loại quả ngọt thơm đang ngon rẻ nhất chợ, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để ổn định đường huyết

Loại quả ngọt thơm đang ngon rẻ nhất chợ, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Quả hồng giòn có chỉ số đường huyết trung bình là 70, thuộc mức đường huyết trung bình. Do đó, người bệnh tiểu đường khi muốn ăn loại quả này cần ăn một cách có chừng mực...

5 đồ uống lành mạnh giúp phòng ngừa tăng huyết áp

5 đồ uống lành mạnh giúp phòng ngừa tăng huyết áp

Sống khỏe - 11 giờ trước

Người bệnh tăng huyết áp cần nghiêm túc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. Tham khảo một số đồ uống lành mạnh tốt cho người tăng huyết áp.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Phú Thọ có 172 viên sỏi trong túi mật, cảnh báo thói quen nhiều phụ nữ Việt hay mắc phải

Người phụ nữ 46 tuổi ở Phú Thọ có 172 viên sỏi trong túi mật, cảnh báo thói quen nhiều phụ nữ Việt hay mắc phải

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH – Trong quá trình mở túi mật của bệnh nhân, các bác sĩ bất ngờ khi phát hiện có tổng cộng 172 viên sỏi bên trong.

Cứu sống bệnh nhi Campuchia bị bệnh tim hiếm gặp

Cứu sống bệnh nhi Campuchia bị bệnh tim hiếm gặp

Y tế - 14 giờ trước

Ngày 12/11, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi người Campuchia bị màng ngăn nhĩ và cao áp phổi nặng.

7 món ăn nhẹ kiểm soát đường huyết cực tốt

7 món ăn nhẹ kiểm soát đường huyết cực tốt

Sống khỏe - 14 giờ trước

Sử dụng những món này làm bữa ăn nhẹ hỗ trợ người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết.

Mệt mỏi, sụt cân, ho khi ăn uống, nam thanh niên 21 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện bị thủng thực quản

Mệt mỏi, sụt cân, ho khi ăn uống, nam thanh niên 21 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện bị thủng thực quản

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị rò thực quản và khí quản khi nuôi ăn qua sonde. Thức ăn được bơm vào dạ dày bệnh nhân nhưng lại bị trào ngược vào trong khí quản, phổi khiến phổi bị tổn thương, viêm loét.

Thực hư công dụng chữa bệnh ung thư của loại cây được ví như 'thần dược' của người nghèo, mọc dại đầy làng quê Việt

Thực hư công dụng chữa bệnh ung thư của loại cây được ví như 'thần dược' của người nghèo, mọc dại đầy làng quê Việt

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, nhiều hội nhóm cộng đồng đang rộ lên thông tin cây xương khỉ có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư... Tuy nhiên, bác sĩ khẳng định không một loại thuốc hay thảo dược đơn lẻ nào có thể điều trị khỏi được ung thư.

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 18 giờ trước

Tham khảo những hướng dẫn của tổ chức tim mạch về chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống, một số thực phẩm tốt cho sức khỏe của trái tim và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác cần lưu ý.

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến đau đầu

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến đau đầu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Đau đầu là triệu chứng rất phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhiều người và có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Dưới đây là những thông tin liên quan đến tình trạng đau đầu.

Top