Cái kết bẽ bàng của chủ nhà "cứng đầu" nhất quyết không chịu giải tỏa, đòi đền bù 600 tỷ đồng khiến dự án ngừng trệ suốt 2 năm
GĐXH - Biết ngôi nhà nằm ở vị trí trọng yếu, chủ nhà đã không chịu dời đi, muốn được đền bù hơn 600 tỷ đồng khiến tuyến đường sắt cao tốc trì hoãn suốt 2 năm, cuối cùng vẫn phải dời đi do không chịu được áp lực từ dư luận.

Ngôi nhà đòi đền bù 600 tỷ đồng trong khi dự án hơn 126.000 tỷ đồng

Ngôi nhà nằm ngay giữa dự án không chịu di dời
Những năm gần đây, tại làng Đường Giác, thành phố Lê Lý, huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, có một ngôi nhà đinh vô cùng nổi tiếng. Theo trang Sohu, vì sự di dời chậm trễ của ngôi nhà này mà dự án trọng điểm trị giá gần 38 tỷ NDT (khoảng 126.000 tỷ đồng) của đất nước tỷ dân bị chậm trễ mất 2 năm, đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Chủ của ngôi nhà này là một người phụ nữ họ Trương. Bà Trương vốn đã quen với cuộc sống ở quê nên vẫn ở lại và tự mình xây một ngôi nhà nhỏ khang trang hơn trước để sinh sống.
Năm 2020, Dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối liền Thượng Hải - Tô Châu - Hồ Châu do thành phố Thượng Hải và 2 tỉnh Tô Châu và Chiết Giang cùng lên kế hoạch xây dựng với chi phí gần 38 tỷ NDT bắt đầu được triển khai và dự tính sẽ được đưa vào sử dụng năm 2024.
Theo kế hoạch, tuyến đường sắt dài 163,54 km với 8 nhà ga này sẽ đi qua làng Đường Giác (thuộc tỉnh Giang Tô) và các hộ dân trong ngôi làng này đều thuộc diện phải di dời. Phương án bồi thường được đưa ra là bên cạnh tiền đền bù, bên xây dựng sẽ trả thêm một khoản trợ cấp phá dỡ cho những ngôi nhà tái định cư dựa trên nhân khẩu của mỗi gia đình.
Dẫu vậy, khi tất cả các hộ dân trong làng đã chuyển đi hết, gia đình bà Trương vẫn kiên quyết ở lại vì không hài lòng với khoản tiền đền bù này. Theo bà Trương, với ngôi nhà mới được làm theo kiến trúc phương Tây, bà muốn được đền bù 200.000 NDT/m2 và khẳng định với chủ đầu tư rằng nếu không được nhận 200 triệu NDT (hơn 665 tỷ đồng), bà sẽ không chuyển đi. Tuy nhiên, yêu cầu này của bà Trương là không hợp lý.
Các các bộ liên quan đã nhiều lần đến thương lượng, kiên nhẫn giải thích rằng tiền đền bù đều thực hiện theo các tiêu chuẩn đã đề ra, không thể tự ý thay đổi. Hơn nữa, ngôi nhà của bà Trương khi xây dựng cũng chưa xin phép các cơ quan liên quan nên bị xem là xây dựng bất hợp pháp. Do đó, việc tăng tiền đền bù là không thể.
Tuy nhiên, người phụ nữ này vẫn không chấp thuận. Sau khi tìm hiểu kỹ về dự án, bà Trương biết ngôi nhà của mình nằm ở vị trí mà tuyến đường sắt cao tốc đi qua. Nếu bà không chuyển đi, dự án này chắc chắn sẽ bị "tê liệt". Nắm được lợi thế này, khi chủ đầu tư tiếp tục tìm đến thương lượng, bà đã đưa ra giá bồi thường cao gấp 4 lần trước đó khiến sự việc càng ngày càng căng thẳng.
Cái kết bẽ bàng của sự cứng đầu

Cuối cùng vì áp lực dư luận, chủ nhà đã phải chấp nhận đền bù
Theo Sohu, để triển khai dự án này một cách thuận lợi, đơn vị thi công đã lên kế hoạch từ năm 2016. Từ các tài liệu bằng văn bản cho đến khi bắt đầu tiến hành dự án, Cục 19 Đường sắt Trung Quốc đã dành 4 năm để chuẩn bị và việc xây dựng phải đến năm 2020 mới chính thức được khởi công.
Tuy nhiên, vì bà Trương không muốn thỏa hiệp nên việc thực hiện dự án đường sắt cao tốc bị đình trệ suốt 2 năm trời. Thậm chí, người phụ nữ này còn dựng hàng rào cao 1m quanh nhà, thả chó cắn bất cứ ai dám đột nhập.
Trước tình hình đó, đội thi công đã phải tiếp tục công việc bằng cách tiến hành xây dựng từ 2 phía. Cũng vì thế mà ngôi nhà của cô Trương phải chịu cảnh bị khói bụi và đất cát bao quanh mỗi ngày.

Dự án được triển khai dù chậm trễ
Khi bức tường bên ngoài đã bị dỡ bỏ, vì sự an toàn của bản thân, người phụ nữ này lắp đặt các thiết bị thăm dò giám sát xung quanh nhà để đề phòng tai nạn.
Theo luật, vì nhà bà Trương xây dựng bất hợp pháp nên có thể bị cưỡng chế phá bỏ. Tuy nhiên vì lý do nhân đạo nên tòa án vẫn quyết định giữ lại ngôi nhà để tiếp tục đàm phán. Dẫu vậy, việc thực thi pháp luật "nhân đạo" này lại khiến bà Trương có những yêu cầu vô cùng quá đáng. Chỉ đến khi vụ việc được lan truyền trên mạng và làn sóng chỉ trích càng nhiều thì người phụ nữ này mới thay đổi quyết định.
Theo đó, hành vi ngoan cố của bà Trương bị cho là tham lam và gây cản trở sự phát triển của xã hội. Dưới áp lực của nhiều bên, bà Trương cuối cùng đã chịu nhượng bộ và chủ động tìm đến văn phòng phá dỡ thông báo sẽ chuyển đi.
Về khoản bồi thường, bà Trương cho biết sẽ nhận tiền đền bù theo quy định trước đó. Dự án trị giá gần 38 tỷ NDT cuối cùng cũng được tiếp tục triển khai.
Béo phì có thể khiến đàn ông yếu sinh lý

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc
Tiêu điểm - 8 giờ trướcSau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất
Tiêu điểm - 9 giờ trướcGĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 1 ngày trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa
Tiêu điểm - 1 ngày trướcKhông chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 2 ngày trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng
Tiêu điểm - 3 ngày trướcGĐXH - Số người chết trong trận động đất tại Myanmar tiếp tục tăng thêm, ghi nhận 2.056 trường hợp tính đến ngày 31/3. Hy vọng tìm thấy thêm người sống sót dưới đống đổ nát sau động đất Myanmar tại Mandalay đang dần tắt.

Hơn 1.700 người thiệt mạng vì động đất, Myanmar tuyên bố quốc tang 1 tuần
Tiêu điểm - 3 ngày trướcChính quyền quân sự Myanmar hôm 31/3 thông báo tổ chức quốc tang một tuần, sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ Richter cướp đi sinh mạng của hơn 1.700 người.

Loài cá mập lớn nhất thế giới 'gầy' hơn tưởng tượng
Tiêu điểm - 3 ngày trướcNghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho thấy loài cá mập vốn có kích thước lớn nhất thế giới sở hữu thân hình vừa dài lại khá thon gọn.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểmDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?