Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Cải lão hoàn đồng" nhãn cổ

Thứ ba, 07:38 09/12/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Hơn 4 năm nghiên cứu, Hội Giống cây trồng Việt Nam đã "cải lão hoàn đồng" cho hàng trăm ngàn cây nhãn cổ, dấu hiệu phục hồi nghề trồng nhãn đang mở ra.

Nhãn đã lên "lão"

Nhãn lồng Hưng Yên nức danh gần xa, từng được vinh danh là trái cây ngon bậc nhất, nay cũng đứng trước nguy cơ bị thoái hóa, bị biến thành "lão nhãn". Hội Giống cây trồng Việt Nam đã và đang thực nghiệm, phát triển đề tài. "Nghiên cứu kỹ thuật ghép đoạn chồi non nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế vườn nhãn tạp ở một số tỉnh miền Bắc".

Kỹ sư Nguyễn Văn Vui (Trung tâm Giống cây trồng Việt Nam) cho biết, có thể nói các giống nhãn hiện nay của Việt Nam đều đã già cỗi, luống tuổi, đa phần trong số đó là những cây sống dai hơn tuổi người. 99% số quả nhãn trên thị trường đều do côn trùng thụ phấn nên năng suất luôn nhờ vào ông Trời là chủ yếu.
 
Hàng trăm ngàn hécta nhãn ở miền Bắc đang nằm trong tình trạng "chờ chết" do sức sống kém, trong khi những cây non chiết ra không hơn gì cây cũ về mặt năng suất.
 
Cách đây khoảng chục năm, tại thôn Bùi Xá, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh diễn ra tình trạng dân chặt nhãn lấy củi đun với "lý luận" trồng rau còn lãi hơn.
 
Ở đây, vườn gia đình nào cũng có nhãn, nhiều gia đình có vài chục đến vài trăm gốc, có những vườn nhãn tuổi 40 - 50 năm, thân sù sì, nhiều cành nhưng cho số lượng hoa trên diện tích cành rất thấp.
 
Hơn nữa, do việc chăm bón cho cây chưa được quy củ nên cây càng nhiều năm càng cằn cỗi, ít quả, quả nhỏ, giá thành không cao so với các giống nhãn mới, đặc biệt là so với nhãn của Trung Quốc hay Thái Lan.
 
Kỹ sư Vui đang giải thích kỹ thuật ghép mới của mình.           Ảnh: T.G
 
Trước tình trạng trên, kỹ sư Vui đã mạnh dạn thực nghiệm ngay trên vườn nhãn nhà mình bằng cách đưa một số giống nhãn mới như Hương Chi (Hưng Yên), nhãn muộn Hà Tây về ghép với giống "lão nhãn". Thật bất ngờ là chỉ sau gần 1 năm sau ngày ghép, cành nhãn đã cho quả sai gấp hàng chục lần, cho quả theo dạng chùm cọc, quả to nặng cân, ăn thơm ngon hơn hẳn giống nhãn cũ.

Kỹ sư Vui hiện đang là một trong những thành viên thực thi đề tài "Cải tạo vườn tạp bằng phương pháp ghép đoạn chồi non" do Tiến sĩ Vũ Ngọc Đãng - Viện rau quả quốc gia làm chủ nhiệm.

Những điểm khác biệt

Đây là điểm mới trong việc "cải lão hoàn đồng" cho nhãn.
Ảnh: T.G
Ghép là một quá trình phức tạp của cơ chế sinh học lẫn thời tiết, tâm lý con người hoà quyện với nhau cho ra một sản phẩm mắt ghép. Không như cách làm truyền thống chọn thời điểm ghép thường là mùa hè bởi mùa này, quá trình trao đổi chất của cây diễn ra nhanh nhất trong năm nên sẽ có đủ chất dinh dưỡng cho mắt ghép mới, kỹ sư Vui có cách làm khác, ghép mắt vào mùa đông.
 
Ông lý giải: Vào mùa này, đa phần các cây đang "ngủ đông", cây nhãn không phải ngoại lệ. Sau 2 tháng "kết hôn" giữa mắt ghép và cây được ghép, đoạn ghép sẽ liền nhau hoàn toàn, chúng sẽ bật chồi non đúng dịp xuân về rồi cứ thế mà phát triển, đâm chồi nảy lộc.
 
Khi ấy, theo quy luật của tạo hoá, chồi non càng nhiều, quá trình trao đổi chất càng tăng, vết ghép "lành" nhanh hơn, mắt ghép được cung cấp nhiều dinh dưỡng nhất. Thêm nữa, đoạn cắt ghép là đoạn chồi trước bánh tẻ mang ghép vào cành tái sinh trên cây được ghép, nên chúng có sự tương đồng đều là thân non nên dễ sinh trưởng.
 
Đến vụ thu hoạch sau, cành đã đủ độ lớn để cho quả. Đó là cơ sở để rút ngắn thời gian sinh trưởng, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Cách làm này sẽ tách bạch thời điểm thu hoạch so với thời điểm ghép mắt, không bị chồng lấn lên nhau như ghép vào mùa hè.
 
Trước đây, bà con nông dân thường làm đúng phương pháp là chọn đoạn bánh tẻ trên một cành để ghép (đoạn giữa, không non mà cũng không già). Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là trên cùng một cây giống chỉ chọn ra được vài chục đoạn bánh tẻ, tức mỗi cành chỉ tận dụng được một đoạn, số còn lại bỏ.
 
Kỹ thuật mới không làm thế, cùng một cành, có thể lấy ra hàng chục đoạn trước tẻ (gần non). Đoạn trước tẻ có đặc điểm là nhiều, dáng nhỏ và luôn có ngọn. Khi ghép sẽ chỉ mất 2 tháng để mắt ghép ăn liền thân cây, không như ghép đoạn bánh tẻ cần mất 3 đến 4 tháng để "hoà nhập".
 
Chỉ vì đoạn tẻ phải chịu hai lần vết thương, tiết diện tiếp xúc lớn hơn so với đoạn trên tẻ nên phải cần nhiều thời gian để lắp ghép và hồi phục hơn. Nếu ghép đoạn tẻ vào vụ đông thì hoàn toàn "vô kỹ thuật", nhưng với đoạn trước tẻ thì vô tư, vì tiết diện tiếp xúc ở "vết thương" băng bó nhỏ nên dinh dưỡng cần cho nó ít hơn, thích hợp với trạng thái nghỉ đông của cây.
 
Cách làm của ông Vui còn một điểm khác nữa là sử dụng phương pháp ghép ép chứ không dùng ghép nêm như phần đông bà con nông dân vẫn làm.
 
Kỹ sư Vui dẫn luận, việc "cải lão hoàn đồng" cho cây không chỉ là ghép giống mới vào giống cũ. Nếu chỉ đơn giản như vậy thì nhập giống ngoại vào là ghép được, hoặc đưa giống từ Nam ra.
 
Ông Vui đang chọn tìm những đoạn chồi trên bánh tẻ. Ảnh: T.G
Trên hết, quá trình "cải lão" không phải là cắt bỏ hoàn toàn thân cũ, đó là sự kết hợp của kỹ thuật thời vụ, kỹ thuật chọn mắt ghép để chớp thời cơ sinh trưởng. Hệ số nhân giống sẽ tăng do tận dụng đoạn trên bánh tẻ và rút ngắn thời gian "cho quả" chỉ còn 9 đến 10 tháng, đặc biệt là người dân có thể ghép toàn bộ vườn nhãn của mình vào mùa đông, chứ không còn rụt rè, ghép kiểu "dầu loang" như trước đây. 
 
Các chuyên gia đến thăm vườn nhãn nhà kỹ sư Vui đều có chung nhận xét: Đây là một tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả giúp cho các nhà vườn cải tạo được vườn nhãn già cỗi có thu nhập thấp.
 
Trên gốc nhãn già dùng làm gốc ghép với các chồi ghép của các giống cây đầu dòng có chất lượng quả ngon, năng suất cao, tạo nên sức trẻ của vườn cây, hạn chế được sâu bệnh, chủ động được thời vụ, nhất là rải vụ với các giống nhãn chín sớm và chín muộn, giúp nhà nông có thu nhập cao.
 
Giống nhãn Hương Chi có ưu điểm tỷ lệ đậu hoa cao, song cũng có nhược điểm hoa nở làm 3 đợt vào tháng 1, đầu tháng 2, khiến cho tỷ lệ quả chín không đều.
 
Theo kỹ sư Vui, bằng chế phẩm sinh học, có thể điều tiết nở hoa, tạo ra 3 thời điểm thu hoạch với lứa hoa đầu nhãn sớm, lứa hoa thứ hai nhãn trung và lứa hoa sau nhãn muộn, đây chính là bí quyết rải vụ của các nhà vườn để tạo một tháng thu hoạch nhãn. Bởi lứa hoa nọ nở cách lứa kia 10 ngày.
 
Hiện tượng nhãn thường mất mùa, cũng được khắc phục trong chế độ chăm bón, tăng sức sinh trưởng cho cây, để năm nào cây cũng sai quả.
 
Kỹ sư Vui đang cùng các cộng sự nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm đề tài "cải lão hoàn đồng" này. Hi vọng, trong thời gian tới, phương pháp ghép của kỹ sư Vui sẽ được "hiện thực hóa", nhân rộng ra không chỉ bằng các vườn nhãn cho năng suất cao mà còn bằng những chùm nhãn trái mùa thơm ngon.
 

Kỹ sư Nguyễn Văn Vui cho biết: Sau 5 năm nghiên cứu và thực hiện ở các huyện Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình (Bắc Ninh), Lai Cách, Cẩm Giàng (Hải Dương), Mỹ Hào, Văn Lâm (Hưng Yên) và tỉnh Hòa Bình, Hà Tây (cũ), ông đã ghép được gần 2.000 cây nhãn và đều sinh trưởng tốt. Tính riêng vụ thu hoạch thử nghiệm tại vườn của gia đình kĩ sư Vui đã cho kết quả bất ngờ. Các năm trước, 2,7 sào nhãn của ông chỉ thu được 1 triệu đồng tiền lãi, năm 2008, con số ấy tăng gấp 18 lần, tương đương với hơn 5 tấn nhãn thương vụ dòng HT1, HT2 (giống sau khi đã "cải lão hoàn đồng"). Theo thống kê chưa đầy đủ của xã Ngũ Thái - nơi vườn nhãn HT1, HT2 đương hồi xuân, vụ vừa qua 280 hộ dân trong xã thu hơn 40 tấn nhãn, trong đó có 1/4 là nhãn giống mới, thu về hàng trăm triệu đồng, một con số mơ ước của hàng trăm hộ nông dân nơi đây.

 Đức Chính - Anh Ngọc

phuoclong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 ngày tới, có 4 con giáp tiền tài lặng lẽ ập đến, tài khoản nhân đôi lúc nào không hay

60 ngày tới, có 4 con giáp tiền tài lặng lẽ ập đến, tài khoản nhân đôi lúc nào không hay

Đời sống - 4 phút trước

GĐXH - Trong 60 ngày tới đây, có 4 con giáp được dự đoán sẽ liên tục gặp may, thăng tiến không ngừng.

Chiếc túi đen chứa hơn 83 triệu, điện thoại iPhone bị bỏ quên ở sân bay Nội Bài

Chiếc túi đen chứa hơn 83 triệu, điện thoại iPhone bị bỏ quên ở sân bay Nội Bài

Xã hội - 1 giờ trước

Chiếc túi xách tay màu đen bị bỏ quên ở xe đẩy sân bay Nội Bài, bên trong chứa hơn 83 triệu cùng điện thoại iPhone màu vàng.

Bơi ở Rạng Đông, Nam Định: Trò chơi 'sinh tử' nơi bãi biển tự phát

Bơi ở Rạng Đông, Nam Định: Trò chơi 'sinh tử' nơi bãi biển tự phát

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Dù là một bãi biển tự phát nằm tại khu sinh thái Rạng Đông (xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) nhưng người dân và du khách vẫn vô tư tắm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đuối nước.

Khẩn trương điều tra vụ một người tử vong do bạn nhậu chém

Khẩn trương điều tra vụ một người tử vong do bạn nhậu chém

Xã hội - 1 giờ trước

Sáng 3/5, một lãnh đạo UBND huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang xác nhận, có xảy ra vụ chém nhau gây thương tích nặng dẫn đến một người tử vong tại xã Hậu Thành (huyện Cái Bè), các cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra, làm rõ.

Hà Nội tiếp tục cam kết không để cảnh phụ huynh học sinh xếp hàng nộp hồ sơ

Hà Nội tiếp tục cam kết không để cảnh phụ huynh học sinh xếp hàng nộp hồ sơ

Xã hội - 1 giờ trước

Tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kiên quyết và tiếp tục cam kết không để xảy ra tình trạng phụ huynh phải xếp hàng nộp hồ sơ, đặc biệt là với tuyển sinh lớp 10.

Hai chị em họ tử vong dưới ao đình trong ngày nghỉ lễ và lời cảnh báo tình trạng đuối nước

Hai chị em họ tử vong dưới ao đình trong ngày nghỉ lễ và lời cảnh báo tình trạng đuối nước

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày đầu tiên nghỉ lễ 30/4 -1/5, tại tỉnh Thái Bình xảy ra sự việc thương tâm khi 2 chị em họ không may bị đuối nước dưới ao đình. Đây là hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, người lớn trong việc quản lý trẻ để tránh những sự việc đau lòng xảy ra.

Cháy căn hộ chung cư Mường Thanh ở Đà Nẵng

Cháy căn hộ chung cư Mường Thanh ở Đà Nẵng

Xã hội - 2 giờ trước

Căn hộ ở tầng 4, chung cư Mường Thanh (Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) bốc cháy, cảnh sát có mặt xử lý đám cháy, giải cứu các cư dân.

Từ tháng 5, trẻ em, học sinh được hưởng chính sách ưu đãi nào?

Từ tháng 5, trẻ em, học sinh được hưởng chính sách ưu đãi nào?

Xã hội - 2 giờ trước

Từ ngày 1.5, trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ tiền ăn trưa 360.000 đồng/tháng; học sinh bán trú và học viên bán trú được hỗ trợ 936.000 đồng/tháng và nhiều ưu đãi khác.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xã hội - 2 giờ trước

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

‘Nhân vật đặc biệt’ bị truy tố trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn

‘Nhân vật đặc biệt’ bị truy tố trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn

Xã hội - 3 giờ trước

Trong số 41 người bị truy tố trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, có nhân vật đặc biệt từng là hiệu trưởng một trường văn hóa nghệ thuật.

Top