Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cam kết bảo vệ quyền của trẻ em khuyết tật

Thứ sáu, 17:06 28/10/2022 | Dân số và phát triển

GĐXH - So với các trẻ em dễ bị tổn thương khác, trẻ em khuyết tật gặp khó khăn nhiều hơn về tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội.

Theo Khảo sát Quốc gia về người khuyết tật thực hiện năm 2016–2017, 2,79% trẻ em từ 2–17 tuổi bị khuyết tật và hình thức khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em là khuyết tật tâm lý xã hội, chiếm 2,21% .

Tại Việt Nam, sự gia tăng bất bình đẳng và chênh lệch giàu nghèo là một trong những thách thức lớn trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Điều này đã tạo ra nhiều khó khăn trong việc đảm bảo và thực hiện các quyền của trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật. So với các trẻ em dễ bị tổn thương khác, trẻ khuyết tật gặp khó khăn nhiều hơn về tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội và cơ hội tham gia nêu lên tiếng nói của mình trong xã hội. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ trẻ khuyết tật còn tồn tại nhiều rào cản về thể chế pháp luật cũng như những thách thức về ngân sách, công cụ cho các tổ chức xã hội làm việc với người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng.

Cam kết bảo vệ quyền của trẻ em khuyết tật - Ảnh 1.

Cam kết bảo vệ quyền của trẻ em khuyết tật.

Liên quan đến việc hỗ trợ trẻ khuyết tật, theo bà Chử Thị Thanh Hương – Chủ tịch Hội Cha mẹ khiếm thính và người khiếm thính Việt Nam: Trẻ em khuyết tật phải được truyền thông về quyền của các em. Các bố mẹ, các tổ chức xã hội liên quan đến trẻ em nên tổ chức các hoạt động để trẻ em có các dạng tật có thể tham gia, qua đó tạo sự tự tin cho các em.

“Các em được trang bị kiến thức, có hiểu biết, có thực hành. Khi các em được lắng nghe, được ghi nhận, cảm thấy bình đẳng và thúc đẩy sự tham gia của các em, các em sẽ cảm thấy không bị ép buộc. Khi đó, các em hào hứng và được trang bị kiến thức sẽ muốn tham gia các hoạt động một cách tự nguyện”, bà Hương nói.

Theo bà Hương, phụ huynh cũng cần được tập huấn về quyền của trẻ em khuyết tật. Khi họ hiểu về quyền của trẻ em thì mới có kiến thức bảo vệ quyền của con mình. Chúng ta nên tạo một nhóm phụ huynh có con khuyết tật thông qua nhóm cộng đồng có con khuyết tật (cùng dạng tật) để truyền kinh nghiệm cho những phụ huynh khác cùng cảnh ngộ với con mình.

Về bảo vệ trẻ khuyết tật trước nguy cơ bị xâm hại và phân biệt đối xử, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) cho biết: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng, đảm bảo thực hiện quyền của trẻ em, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện, góp phần bảo vệ và tạo điều kiện, môi trường sống phù hợp với trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật.

Với ACDC, bà Lan Anh cho biết, các hoạt động liên quan đến trẻ em đều được xây dựng dựa trên nhu cầu, đặc điểm của trẻ, phù hợp với từng dạng khuyết tật, đảm bảo có sự tham gia của trẻ.

Tuy nhiên, theo bà Lan Anh, hiện nay, trẻ khuyết tật có rất ít cơ hội tham dự các sự kiện chính thức do các cơ quan nhà nước tổ chức để nêu lên tiếng nói của mình. Mặc dù nhà nước ngày càng quan tâm tới người khuyết tật thông qua cải cách thể chế như ban hành Luật Người khuyết tật 2010, song các chương trình đó vẫn chưa giải quyết được vấn đề về các mối quan hệ đan xen giữa các yếu tố như tình trạng khuyết tật, giới tính, dân tộc, và trình độ học vấn.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức xã hội, và thực tế có nhiều tổ chức xã hội địa phương chưa thích ứng tốt, bao gồm những khoảng trống về cơ sở hạ tầng khiến họ chưa thể cung cấp dịch vụ cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong thời gian bùng phát Covid-19 và các tình huống khẩn cấp khác. Tác động kinh tế của đại dịch đã làm giảm cơ hội nhận tài trợ của các tổ chức xã hội ở Việt Nam, điều này làm hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ của họ đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất.

Trong bối cảnh đó, Dự án “Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử đối với trẻ khuyết tật” ra đời với mục tiêu cung cấp các biện pháp can thiệp cần thiết để thúc đẩy thực hiện quyền cho trẻ em, bao gồm trẻ em khuyết tật, thuộc các bản dạng giới khác nhau, để trẻ được tham gia vào quá trình ra quyết định và được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực là thực sự cần thiết.

Dự án do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Hồng Kông tài trợ với sự điều phối của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam, được triển khai từ tháng 01/2022 đến hết tháng 12/2024 bởi 3 đối tác: Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD), Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VACR); Viện Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng (ACDC).

Phương Lan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top