Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non - mô hình cần được nhân rộng
GiadinhNet - Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non để giúp các em phát triển đầy đủ về cả thể chất, trí tuệ và tự tin hơn trong cuộc sống.
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non là phương pháp nhằm giúp các em kém may mắn trở nên tự tin, hòa đồng và không còn mặc cảm với những khiếm khuyết của bản thân. Vậy làm thế nào để giáo dục các bé, mục đích phải đạt được là gì và phương pháp thực hiện như thế nào?
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non là gì?
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non bao gồm những phương pháp giúp trẻ kém may mắn có được môi trường học tập, vui chơi, giải trí như những trẻ bình thường. Giáo dục hòa nhập hướng tới mục đích thực hiện các chính sách thực hiện giúp đỡ người khuyết tật để tăng khả năng độc lập cao nhất có thể và có môi trường sống bình đẳng.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật giúp là cách giúp các trẻ bình thường có hội học hỏi những điểm mạnh để học tập. Song song với đó các bé bình thường cũng sẽ cảm nhận được điểm yếu của các bạn và có thêm động lực để phấn đấu tốt hơn. Có thể hiểu là “hòa nhập” chính là cơ hội học tập cho cả trẻ bình thường và trẻ khuyết tật.
Giáo dục hòa nhập không đơn thuần là đưa trẻ trẻ khuyết tật vào môi trường học tập chung với trẻ bình thường. Cùng với đó là việc thiết lập các bước để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia học tập, vui chơi đầy đủ nhất.
Mục đích chương trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tin rằng mọi trẻ em dù có khiếm vẫn có quyền đến trường học, được nuôi dưỡng và hưởng đầy đủ mọi quyền của trẻ em. Theo các nghiên cứu, giáo dục hòa nhập không chỉ giúp các em tự tin, hòa đồng với xã hội mà còn thúc đẩy bình đẳng trong xã hội. Cụ thể những mục đích của chương trình giáo dục cho trẻ khuyết tật gồm:
Giúp đỡ trẻ khuyết tật
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non nhằm tạo ra môi trường bình đẳng để các em được tham gia học tập, tiếp đón ân cần và được dạy dỗ như những trẻ bình thường. Bên cạnh đó, giáo dục nhằm giúp trẻ khiếm khuyết phát huy tính tự lực và nắm được những kỹ năng mới.
Đối với một số trẻ những điều được dạy có thể là lần đầu tiên các em được tham gia và đã mong ước từ lâu. Do đó, khi được giáo dục các em sẽ được tạo điều kiện hết sức có thể và phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn.
Bên cạnh đó, nếu chỉ cho các bé có khiếm khuyết học tập với nhau thì trẻ khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra khả năng tiềm tàng bản thân có thể làm được. Nhưng khi được hòa nhập với trẻ bình thường thì các em sẽ hiểu được rõ về năng lực bản thân và phát huy mạnh nhất.
Ví dụ: Với một trẻ khiếm thính thì việc cảm nhận ngôn ngữ nhưng khi được hòa nhập với trẻ bình thường các em sẽ có thể nhận biết từ ngữ khi quan sát diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay nói cách khác, giáo dục hòa nhập cũng giống như một thứ nhớt giúp quá trình lĩnh hội suôn sẻ hơn.
Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ bình thường
Giáo dục hòa nhập không chỉ đơn thuần dành cho trẻ khuyết tật mà còn giúp đỡ những trẻ bình thường thay đổi nhận thức và bao dung hơn. Các em sẽ học được cách hòa nhã, giúp đỡ những bạn thiệt thòi hơn mình một cách vui vẻ và chấp nhận sự khác biệt của các bạn.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trẻ khiếm khuyết sẽ trở nên tích cực hơn khi được tham gia học tập, vui chơi cùng với các bạn bình thường thường xuyên. Điều này sẽ giúp các bé hiểu được sự thương thân thương ái biết giúp đỡ lẫn nhau và hình thành nhân cách tốt đẹp. Trẻ bình thường sẽ học được cách rộng lượng và nhân ái với các bạn thiệt thòi hơn mình và có lối sống tích cực hơn.
Đôi khi các phụ huynh có con bị khuyết tật cũng sẽ rất lo lắng nếu cho con đi học chung môi trường với trẻ bình thường sẽ khiến con tự tin và sợ con bị trêu chọc. Nhưng thực tế, với trẻ em thì tiếp nhận điều mới là điều dễ dàng nên chỉ cần thầy cô hướng cho các bé về cách đối xử với bạn bè là có thể khắc phục được ổn thỏa.

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non gồm những gì?
Nội dung giáo dục cơ bản nhằm giúp trẻ khuyết tật được hưởng đầy đủ những quyền giáo dục và không có sự phân biệt, kỳ thị như trẻ bình thường. Do đó, trường học sẽ thực hiện các nội dung giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa và nhất là trong quá trình dạy học.
Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật mầm non thông qua cách tiếp cận xã hội gồm các nội dung cơ bản sau:
- Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ bằng cách chăm sóc sức khỏe, thần kinh, cải thiện trí nhớ…
- Phục hồi chức năng cho những trẻ bị khiếm thị, khiếm thính.
- Phục hồi chức năng cho trẻ khiếm khuyết về ngôn ngữ như gặp khó khăn khi phát âm.
- Phục hồi chức năng cho trẻ khiếm khuyết tật trong vận động hay có những hành vi xa lạ hoặc động kinh, mất cảm giác, hở van tim.
- Phục hồi chức năng cho trẻ đa tật.
Nội dung giáo dục trẻ cho trẻ khuyết tật mầm non được xây dựng dựa trên quan điểm sau:
Mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng về học tập, vui chơi, giải trí và tự nhận định sát thực về cuộc sống.
Giáo dục cho trẻ khuyết tật không chỉ riêng trên lý thuyết mà còn phải kết hợp với thực tiễn thông qua những trải nghiệm thực tế.
Nội dung giáo dục phải cung cấp kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ cho trẻ về cả tư duy và thể chất cũng như phù hợp với phát triển của trẻ.
Về bản chất, nội dung giáo dục hòa nhập là những hoạt động phải thực hiện để cải thiện những chức năng bị mất hoặc bị giảm sút cho trẻ khiếm khuyết. Nếu đạt được như ý thì kết quả này sẽ là nền tảng giúp trẻ học tập tốt hơn, tăng nhận thức và giúp trẻ hòa nhập cộng đồng nhanh chóng hơn.
Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật
Việc từ tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật mầm non chính là điều bắt buộc phải thực hiện trong giáo dục hòa nhập để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ. Cụ thể nhu cầu của trẻ khiếm khuyết như sau:
Trẻ bị hở hàm ếch hoặc bại não khó nuốt thức ăn sẽ cần được giúp đỡ đặc biệt khi ăn uống.
Trẻ bị khiếm thính cần hỗ trợ máy nghe.
Trẻ khuyết tật có nhu cầu được gia đình, bạn bè yêu thương giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, được tôn trọng và tham gia các hoạt động trong gia đình, xã hội.
Trẻ khiếm khuyết cũng có mong muốn phát huy hết những khả năng của bản thân và được mọi người công nhận.
Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật
Việc từ tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật mầm non chính là điều bắt buộc phải thực hiện trong giáo dục hòa nhập để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ. Cụ thể nhu cầu của trẻ khiếm khuyết như sau:
Trẻ bị hở hàm ếch hoặc bại não khó nuốt thức ăn sẽ cần được giúp đỡ đặc biệt khi ăn uống.
Trẻ bị khiếm thính cần hỗ trợ máy nghe.
Trẻ khuyết tật có nhu cầu được gia đình, bạn bè yêu thương giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, được tôn trọng và tham gia các hoạt động trong gia đình, xã hội.
Trẻ khiếm khuyết cũng có mong muốn phát huy hết những khả năng của bản thân và được mọi người công nhận.
Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong lớp mầm non
Sau khi đã tìm hiểu được nhu cầu và khả năng riêng biệt của từng trẻ, giáo viên sẽ xây dựng chương trình học tập và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị để trẻ có môi trường học tập phù hợp. Phương pháp tổ chức giáo dục cho trẻ khuyết tật tại nhà trường thực hiện như sau:
Sắp xếp trẻ khuyết tật ngồi bàn đầu để dễ quan sát, lắng nghe cô giảng và cô giáo cũng hỗ trợ nhanh chóng hơn.
Ngoài hoạt động chung của lớp, giáo viên cần sắp xếp thời gian thực hiện tiết cá nhân cho trẻ khuyết tật trên lớp với sự giúp đỡ của giáo viên hỗ trợ để áp dụng phương pháp dạy phù hợp khoảng 15-20 phút/ngày, 2-3 buổi/tuần.
Với trẻ khuyết tật, sự động viên của thầy cô sẽ tạo sự tự tin, lạc quan cho trẻ khi đến trường.
Khi tổ chức giáo dục hòa nhập, nhà trường phải thực hiện các nguyên tắc như:
Trẻ tham gia các hoạt động: Đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia tất cả những hoạt động vui chơi giải trí, học tập, chế độ sinh hoạt như trẻ bình thường.
Luôn giúp đỡ trẻ: Giáo viên là người giúp đỡ, hướng dẫn và tuyên truyền để tạo sự bình đẳng trong lớp học, để trẻ khuyết tật không tự ti, xấu hổ và nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ những bạn bình thường.
Quan sát: Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên phải đánh giá khả năng của trẻ để đưa ra bài giảng phù hợp và luôn đặt câu hỏi, mục tiêu riêng cho các em.
Đánh giá sau các hoạt động: Sau mỗi chủ đề đều có đánh giá kết quả thực hiện với các mức độ về tính độc lập hay cần sự giúp đỡ của giáo viên hay chưa thực hiện được để hỗ trợ trẻ tốt hơn các chủ đề tiếp theo.

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 12 giờ trướcTrong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcU xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcHerpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcDứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.