Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cẩm nang giúp xương khớp không "già trước tuổi"

Thứ năm, 14:57 29/09/2022 | Sống khỏe

Để tốc độ "già hóa" xương khớp diễn ra chậm hơn, cần thực hiện tích cực nhiều giải pháp giúp ngăn ngừa bệnh phát triển.

Những năm gần đây, tình trạng đau xương khớp xuất hiện cả ở những người trẻ thay vì chỉ là căn bệnh của người cao tuổi. Nhiều thống kê cho thấy, không ít bạn trẻ ở độ tuổi 20-30 nhưng "tuổi khớp" đã bước sang 40 tuổi. Có thể nói, tốc độ già hóa của xương khớp diễn ra nhanh hơn quá trình lão hóa của cơ thể là thực trạng đáng báo động và quan tâm.

Cẩm nang giúp xương khớp không "già trước tuổi" - Ảnh 1.

Các cơn đau tay, lưng, cổ, vai, gáy xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ

Theo Bác sĩ Phạm Thế Hiển - Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, trong cuộc sống hiện đại, một số thay đổi về lối sống, làm việc, thói quen vận động khiến nhiều người gặp tình trạng xương khớp lão hóa sớm. 

Ví dụ, giới trẻ hay nhân viên văn phòng có thói quen giữ nguyên một tư thế quá lâu, lặp đi lặp lại trong thời gian dài để sử dụng các thiết bị điện tử có thể gặp tình trạng co cứng, tê các khớp, đặc biệt là ở vai gáy, vùng lưng, dọc các ngón tay, vùng gối. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, lạm dụng thức ăn nhanh, đồ ngọt không chỉ khiến sụn khớp thiếu dưỡng chất mà còn tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, gây áp lực lên xương khớp. Thiếu ánh nắng nên cơ thể không tổng hợp được vitamin D3 nên dễ loãng xương. 

Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng, áp lực, thói quen thức khuya cùng ô nhiễm môi trường gia tăng cũng có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, sản sinh ra lượng lớn các chất gây viêm (cytokine). Điều này có thể là yếu tố kích thích một số bệnh lý tự miễn dịch, tự viêm và hủy hoại tế bào sụn khớp, làm cho mật độ sụn khớp và xương dưới sụn bị giảm từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa hư khớp. 

Để xương khớp không "già trước tuổi", chìa khóa quan trọng là ngăn ngừa bệnh xương khớp tiến triển và thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp. Một giải pháp toàn diện từ dinh dưỡng, vận động, điều chỉnh lối sống sẽ là lời khuyên hữu hiệu, đặc biệt đối với người trẻ.

Cẩm nang giúp xương khớp không "già trước tuổi" - Ảnh 2.

Có nhiều giải pháp để tăng cường sức khỏe xương khớp

Về dinh dưỡng, cần cân bằng các nhóm chất trong bữa ăn hàng ngày. Trong đó, nên giảm tinh bột, tăng cường chất xơ và các vitamin A, C, D và omega 3, Phơi nắng 15 phút trước 8 giờ sáng, không ăn quá khuya sau 20 giờ. Tiếp theo, nhóm giải pháp về vận động sẽ giúp tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp, hạn chế cứng khớp, vừa giúp tăng cường khối lượng và sức mạnh của cơ và dây chằng. Bạn có thể lựa chọn loại hình tập luyện phù hợp, từ chạy bộ, nhảy dây cho đến đá bóng, tập thể hình. Lưu ý không nên vận động sai kỹ thuật hoặc quá sức vì có thể gây tổn thương đến xương, khớp, dây chằng... 

Song song với dinh dưỡng và tập luyện, nên hạn chế một số thói quen xấu như ngồi/đứng một chỗ quá lâu hay sai tư thế, thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, sử dụng thức ăn nhanh để đẩy lùi các cơn đau xương khớp. 

Ngoài ra, khi bắt gặp các tín hiệu báo động bệnh xương khớp, cần thăm khám kịp thời để tìm ra cách kiểm soát phù hợp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh xương khớp, phòng khám Bác sĩ Phạm Thế Hiển là địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Cẩm nang giúp xương khớp không "già trước tuổi" - Ảnh 3.

Phòng khám Bác sĩ Phạm Thế Hiển chuyên về điều trị đau - cơ xương khớp - y học thể thao

Như vậy, để kiểm soát tốt bệnh, duy trì độ dẻo dai, chắc khỏe cho xương khớp toàn thân, các giải pháp trên đây không khó thực hiện nhưng lại vô cùng quan trọng. Đừng ngần ngại thay đổi thói quen từ bây giờ cho cơ thể luôn trong tình trạng tốt nhất. 

Tìm hiểu thêm thông tin về Bác sĩ Phạm Thế Hiển tại:

Website: https://bsphamthehien.com/

Phòng Khám BS CK1 Phạm Thế Hiển  Chuyên Cơ Xương Khớp - Y học Thể Thao

Địa chỉ: 136/32 Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 241 1627

PV

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 8 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Top