Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cầm sổ đỏ, sổ tiết kiệm là tài sản bảo đảm, ngân hàng bị bắt trả lại, nguy cơ mất trắng

Thứ ba, 13:59 28/06/2022 | Xu hướng

Có trường hợp, ngân hàng nhận sổ tiết kiệm làm tài sản thế chấp vẫn chưa thể yên tâm vì bỗng một ngày, tòa án tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu do có khiếu kiện của vợ hoặc chồng về tài sản.

Mặc dù theo quy định pháp luật, tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi của cá nhân, người gửi là người sở hữu, được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm mà không cần có sự đồng ý của người chồng hoặc vợ.

Hiệp hội ngân hàng mới đây cho biết nhận được phản ánh các hội viên về bất cập liên quan đến hoạt động xét xử của một số tòa án. Trong đó, các ngân hàng cho biết đang còn nhiều vướng mắc liên quan đến việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm, việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình,...

Ngân hàng mất tài sản đảm bảo vì chủ đất tranh chấp

Cụ thể, trên thực tế, thời gian qua đã phát sinh nhiều giao dịch bảo đảm của các ngân hàng trong đó tập trung vào tài sản bảo đảm là Quyền sử dụng đất bị Tòa án tuyên vô hiệu do giao dịch liên quan đến tài sản trước đó bị tuyên vô hiệu (giao dịch về mua bán, thừa kế, tặng cho… do bên bảo đảm thực hiện).

Nhiều trường hợp tài sản thế chấp tại tổ chức tín dụng (TCTD) có sự tranh chấp quyền sở hữu, quyền sử dụng giữa Chủ sở hữu cũ và Bên bảo đảm (Chủ sở hữu hiện tại). Theo đó, Chủ sở hữu cũ yêu cầu tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng với Chủ sở hữu hiện tại và yêu cầu hủy luôn Hợp đồng thế chấp mà Chủ sở hữu hiện tại đã ký với TCTD.

Giải quyết vấn đề trên đã nảy sinh nhận thức không thống nhất, có Tòa án tuyên hủy Hợp đồng chuyển nhượng tài sản và tuyên hủy Hợp đồng thế chấp, mặc dù Hợp đồng thế chấp đã được ký, công chứng hoặc chứng thực, đăng ký biện pháp bảo đảm đầy đủ, vì cho rằng TCTD không phải bên thứ ba ngay tình theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Các TCTD cho rằng quan điểm trên chưa phù hợp cả về pháp lý và thực tiễn, dẫn đến hệ quả nguy hiểm là khoản nợ (có khi đến hàng nghìn tỷ đồng) của Khách hàng tại TCTD trở thành khoản nợ không có tài sản bảo đảm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các TCTD.

Khi nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất và/hoặc tài sản gắn liền với đất, các TCTD căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN) hợp pháp được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Bên bảo đảm để xác định chủ sở hữu tài sản và thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, các TCTD không thể biết, không có điều kiện để biết và cũng không thể lường trước được việc sẽ phát sinh tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản giữa Bên bảo đảm và Chủ sở hữu cũ.

Có trường hợp, Tòa án đã tuyên ngân hàng phải trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) đã được thế chấp hợp pháp và khoản vay đã được thẩm định theo đúng quy định vì theo quan điểm của thẩm phán khi xét xử cho rằng khi ký Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm cho khoản tiền vay, các TCTD không tiến hành thẩm định tài sản thế chấp theo đúng quy định, chính vì vậy, TCTD không xác định được tài sản thế chấp là của ai…, trên cơ sở đó tuyên vô hiệu Hợp đồng thế chấp đồng thời với tuyên vô hiệu Hợp đồng chuyển nhượng…

Cầm sổ tiết kiệm, tiền trả nợ trong tay, ngân hàng vẫn bị bắt trả lại 

Trường hợp khác, Tòa án đã tuyên buộc TCTD có nghĩa vụ hoàn trả số tiền khách hàng đã thanh toán cho TCTD để tất toán khoản vay, vì cho rằng số tiền trên là tiền khách hàng chiếm đoạt từ người khác. Tuy nhiên, các ngân hàng cho rằng, việc nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng để thu nợ, các TCTD không có khả năng, điều kiện và trách nhiệm để xác minh, hơn nữa không có quy định của pháp luật yêu cầu TCTD phải kiểm tra nguồn tiền trả nợ của khách hàng.

Ngoài ra, theo quan điểm của Toà thì mọi giao dịch liên quan đến tài khoản ngân hàng (tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán) đều cần có ý kiến định đoạt của bên vợ hoặc chồng nên khi có khiếu kiện của vợ hoặc chồng về tài sản, Tòa tuyên Hợp đồng thế chấp hợp pháp của ngân hàng là vô hiệu, mặc dù quy định pháp luật tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân, người gửi là người sở hữu, được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm mà không cần có sự đồng ý của người chồng hoặc vợ. Do pháp luật không quy định yêu cầu, nên TCTD cũng không thể biết tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là tài sản riêng của vợ chồng. Điều này dẫn đến nhiều bất cập, đặc biệt là khi ngân hàng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.

Do vậy, Hiệp hội cho rằng, việc TCTD giao kết Hợp đồng bảo đảm với khách hàng (vợ hoặc chồng) cùng bên thứ ba vay tín dụng là thuộc trường hợp ngay tình và cần được pháp luật bảo vệ.

Mua hàng online khác xa với thực tếMua hàng online khác xa với thực tế

Khi nhận chiếc váy mua qua mạng, Quế Chi thất vọng vì từ kiểu dáng đến chất liệu đều khác so với ảnh quảng cáo. Đây là điều không ít bạn trẻ gặp phải khi mua hàng online.

Theo Nhịp sống kinh tế

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một loại 'vàng đen' của nông sản Việt đang được nước giàu nhất châu Âu săn lùng, chi tới gần 50 triệu USD để nhập khẩu trong 4 tháng qua

Một loại 'vàng đen' của nông sản Việt đang được nước giàu nhất châu Âu săn lùng, chi tới gần 50 triệu USD để nhập khẩu trong 4 tháng qua

Xu hướng - 9 giờ trước

Việt Nam trở thành nhà cung cấp lớn nhất loại nông sản này cho Đức trong 4 tháng đầu năm.

Đồ uống được làm từ một loại rau dại bất ngờ ‘lên ngôi’ khi thời tiết vào mùa nắng nóng

Đồ uống được làm từ một loại rau dại bất ngờ ‘lên ngôi’ khi thời tiết vào mùa nắng nóng

Xu hướng - 21 giờ trước

GĐXH - Nhiều loại đồ uống giá rẻ xuất hiện trên thị trường phục vụ nhu cầu giải khát của người tiêu dùng khi thời tiết bắt đầu vào mùa nắng nóng.

Giá xoài ‘khổng lồ’ giảm còn 3.000 đồng/kg, nông dân ở Khánh Hoà thua lỗ

Giá xoài ‘khổng lồ’ giảm còn 3.000 đồng/kg, nông dân ở Khánh Hoà thua lỗ

Xu hướng - 3 ngày trước

Người dân trồng xoài Úc ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) đứng ngồi không yên vì hàng nghìn tấn xoài vào vụ thu hoạch nhưng giá giảm mạnh, không có người mua.

Điều gì khiến trái cây Thái Lan dần biến mất tại Việt Nam?

Điều gì khiến trái cây Thái Lan dần biến mất tại Việt Nam?

Xu hướng - 5 ngày trước

Dù đang vào mùa nhưng trái cây Thái Lan như: bòn bon, chôm chôm, măng cụt,… lại ít lạ thường

Loại sầu riêng mới giá lên tới gần 800.000 đồng/kg gây sốt

Loại sầu riêng mới giá lên tới gần 800.000 đồng/kg gây sốt

Xu hướng - 6 ngày trước

Loại sầu riêng này có màu vàng cam bắt mắt, vị đắng ngọt đặc trưng của Malaysia, đang trở thành hiện tượng trên thị trường trái cây cao cấp châu Á với mức giá lên tới 130 RM/kg.

Một loại cá bán đầy chợ Việt Nam, protein cao hơn cá hồi, vừa được nước giàu nhất Nam Mỹ nhập khẩu trở lại

Một loại cá bán đầy chợ Việt Nam, protein cao hơn cá hồi, vừa được nước giàu nhất Nam Mỹ nhập khẩu trở lại

Xu hướng - 1 tuần trước

Năm ngoái, xuất khẩu loại cá này giúp Việt Nam thu về 41 triệu USD.

Trung Quốc chi gấp 20 lần mua loại hải sản bán đầy chợ Việt

Trung Quốc chi gấp 20 lần mua loại hải sản bán đầy chợ Việt

Xu hướng - 1 tuần trước

Không chỉ tôm hùm, 3 tháng đầu năm nay, Trung Quốc còn chi tiền gấp 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái để mua một loại hải sản có bán đầy chợ Việt.

Giá xuất khẩu một loại hạt của Việt Nam tăng 1.300%, chợ bán 1,6 triệu đồng/kg

Giá xuất khẩu một loại hạt của Việt Nam tăng 1.300%, chợ bán 1,6 triệu đồng/kg

Xu hướng - 1 tuần trước

Một loại hạt màu xanh của Việt Nam vừa có giá xuất khẩu tăng đột biến 1.306%, cao gấp gần 4 lần so với hạt tiêu đen - loại vẫn được mệnh danh là ‘vàng đen’.

Biệt thự, liền kề Hà Nội dưới 20 tỷ đồng trở nên khan hiếm: Giới nhà giàu đang đổ tiền vào đâu?

Biệt thự, liền kề Hà Nội dưới 20 tỷ đồng trở nên khan hiếm: Giới nhà giàu đang đổ tiền vào đâu?

Xu hướng - 1 tuần trước

Theo Savills, cơ cấu giá biệt thự, liền kề tại Hà Nội tiếp tục dịch chuyển lên mức cao khi sản phẩm trên 30 tỷ đồng chiếm 36%, trong khi nhóm dưới 20 tỷ ngày càng khan hiếm. Trước thách thức về kỳ vọng lợi nhuận và giá cao, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng tìm kiếm cơ hội tại các tỉnh vệ tinh với mức giá dễ tiếp cận hơn.

Top