Mua hàng online khác xa với thực tế
Khi nhận chiếc váy mua qua mạng, Quế Chi thất vọng vì từ kiểu dáng đến chất liệu đều khác so với ảnh quảng cáo. Đây là điều không ít bạn trẻ gặp phải khi mua hàng online.
Quế Chi (28 tuổi, TP.HCM) mua chiếc váy của shop nước ngoài thông qua ứng dụng mua sắm trực tuyến. Khi nhận hàng, ngoài họa tiết hoa đen trắng, cô thấy sản phẩm không hề giống với hình được đăng trên mạng.
“Chất y chang vải trải bàn, xấu, mỏng và dáng quá ngắn. Mình không thể mặc đầm đi ngủ hay ở nhà chứ chưa nói đến diện ra ngoài”, cô nói với Zing.
Tuy nhiên, khi gửi khiếu nại cho bên thứ 3 là sàn giao dịch thương mại điện tử, Chi nhận được phản hồi là “Nhìn không khác gì”. Cô thử nhấn hoàn lại lần 2 và chỉ rõ những điểm khác biệt nhưng vẫn không được chấp nhận.
Sau khi bị hủy yêu cầu trả hàng, Chi nhắn tin cho shop để trao đổi thì phát hiện bị chặn tin nhắn, không thể liên lạc.
“Mình khá thất vọng vì hình ảnh mình đưa lên hội nhóm mua hàng thì 95% nói rằng nhìn khác hoàn toàn, không được như ảnh shop”.


Chiếc váy mẫu mặc (trái) và đồ Quế Chi nhận về. Ảnh: NVCC.
Hên xui
Chi cho hay bản thân thường xuyên mua đồ online, đặc biệt từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Cô mua từ quần áo, giày, túi, mỹ phẩm, đồ ăn, văn phòng phẩm đến đồ dùng trong nhà.
Đa số lần nhận hàng thất vọng đến từ quần áo.
“Mình từng nhận nhiều đồ không như ý nhưng bỏ qua vì nghĩ mua đồ trên mạng cũng hên xui, mua giá rẻ thì không thể quá trông đợi”, cô nói.
Hơn một năm trước, Chi từng trả hàng vì shop giao thiếu món và được xử lý rất nhanh gọn, thỏa đáng. Tuy nhiên, lần gần nhất, dù đưa ra bằng chứng rõ ràng, cô chỉ nhận về sự thất vọng.
Với Chi, số tiền 160.000 đồng không đáng là bao, nhưng cách giải quyết không bảo vệ khách hàng chính đáng của sàn thương mại điện tử khiến cô quyết tâm trả hàng tới cùng.

Thu Hiền cũng không ít lần gặp phải trường hợp đồ mua online khác xa thực tế. Ảnh: NVCC.
Tương tự Quế Chi, Thu Hiền (24 tuổi), giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội, chủ yếu mua sắm online nên việc hàng về tay không đúng ý cũng không ít.
Đa phần trường hợp sản phẩm không giống hệt trên ảnh đều do khác chất liệu, kiểu dáng và là hàng cô mua từ các shop nước ngoài trên ứng dụng mua sắm trực tuyến.
Trước khi chốt đơn, Hiền thường khảo giá một sản phẩm ở nhiều nơi.
“Có lần, sau khi xem xét, mình mua chiếc váy maxi với giá 350.000 đồng dù sản phẩm chưa nhận đánh giá cũng như lượt mua nào. Tuy nhiên, hàng nhận về là chất thun nylon thay vì voan như ảnh. Do chất liệu khác biệt, độ lên dáng của váy cũng khác hẳn dù cùng một mẫu. Mình không chấp nhận nên đã hoàn trả. May mắn là được hoàn tiền vì chứng cứ đưa ra đầy đủ và rõ rệt. Cũng vài trường hợp khác chất vải nhưng khiếu nại không thành, mình phải mang đi cho ai thích chứ cũng không dùng đến”, cô kể.
Khi chuyển sang làm việc tại nhà vào nửa cuối năm ngoái, Thu An (27 tuổi), nhân viên văn phòng ở Hà Nội, tăng tần suất mua quần áo online dù trước đó không có thói quen này.

Thu An giảm bớt việc mua đồ online sau trải nghiệm không hài lòng. Ảnh: NVCC.
Cô cũng có trải nghiệm không hài lòng với chiếc váy mua từ shop quốc tế qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
“Giá sản phẩm giảm từ 550.000 đồng xuống còn hơn 300.000 đồng, mẫu lên đồ cũng khá đẹp nên mình chọn mua. Hơn nữa, shop cũng có nhiều lượt theo dõi cũng như đánh giá tốt. Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày chờ đợi, ngoài đúng màu sắc thì đồ mình nhận về quá rộng, chất vải mỏng, đường may xấu. Mình phải mang đi sửa lại mới tạm vừa. Diện được một lần thấy không thoải mái nên mình để yên trong góc tủ từ đó”, cô nói.
Thời điểm đó, vì không mấy quan tâm tới chính sách đổi trả hàng, An không khiếu nại và ít đặt đồ qua mạng hơn. Tuy nhiên, cô cho biết nếu gặp trường hợp tương tự lần nữa, cô chắc chắn sẽ đòi quyền lợi.
Chuộng mua sắm online
Dữ liệu từ báo cáo của DPD Group cho thấy khách hàng tại Việt Nam mua hàng trực tuyến 104 lần/năm, cao hơn con số trung bình 66 lần/năm của 6 nước được khảo sát trong khu vực.
“Các loại sản phẩm được người Việt lựa chọn nhiều là ngành hàng tiêu dùng nhanh, giày dép và thời trang”, báo cáo cho biết.
Phần lớn khách hàng lựa chọn mua sắm online vì tiết kiệm hơn các hình thức khác.
Tuy nhiên, ngoài lợi thế giá bán, trải nghiệm trên các nền tảng thương mại điện tử đang không được quan tâm đúng mức.
Các ứng dụng mua sắm trực tuyến hiện nay đều có chính sách trả hàng, hoàn tiền cho người mua.
Ví như Shopee, nền tảng trực tiếp ghi nhận và xử lý yêu cầu hoàn tiền, trả hàng, hỗ trợ giải quyết tình huống khó xử. Bộ chính sách mới được bổ sung thêm điều khoản nếu khách không có lịch sử vi phạm quy định sẽ được hoàn tiền ngay lập tức, không cần trả hàng và sự đồng ý của phía người bán.
Tuy nhiên, Shopee không nêu rõ các tài khoản dạng nào, hàng hóa ở mức tiền bao nhiêu sẽ được áp dụng chính sách hoàn tiền ngay lập tức.

So với mua hàng trực tiếp, đặt đồ online tiện lợi hơn nhưng cũng có rủi ro nhất định. Ảnh: ABC News.
Theo bà Lana Trần, trưởng nhóm Marketing tại Ngân hàng UOB (Singapore) tại Việt Nam, mua hàng online tự do, thoải mái, và đôi khi giúp tiết kiệm khá nhiều tiền nhờ các đợt khuyến mãi. Tuy nhiên, trước các chương trình kích cầu mua sắm, khách hàng càng cần bình tĩnh hơn.
Về thời trang, trừ những loại cơ bản như áo phông từ thương hiệu quen, còn lại mọi người nên mặc thử trước khi trả tiền cho món đồ nào đó. Bởi bộ quần áo đẹp là tổng thể của nhiều yếu tố như hợp màu, hợp dáng và thể hiện cá tính.
“Bạn có thể tìm thấy nhiều mẫu quần áo hợp gu trên mạng. Nhưng, nhiều khả năng vẻ ngoài của chúng ta không tương đồng với người mẫu. Bạn mua về, mặc lên người và cảm thấy không vừa vặn là đã tốn tiền vô ích, chưa kể việc hàng thật không chất lượng như hình”, bà nói.
Với Quế Chi, sau trải nghiệm mua sắm gần nhất, cô cho biết sẽ phải đọc review kỹ hơn, đặc biệt khi mua quần áo.
“Mình nghĩ sau này sẽ ưu tiên dùng thương hiệu trong nước hơn hoặc cửa hàng chính hãng”, cô nói.
Sau nhiều trải nghiệm mua hàng không như ý, Thu Hiền vẫn mua quần áo trên mạng vì tính đa dạng và số trường hợp hài lòng vẫn cao hơn.
“Giờ các sàn thương mại điện tử thường yêu cầu có video mở hàng khi phát sinh khiếu nại nên việc quay rõ quá trình mở hàng và kiểm tra là rất cần thiết. Nếu thấy sản phẩm không đúng ý, trước tiên, nên liên hệ shop để trao đổi và đưa ra hướng giải quyết. Nếu đôi bên không có tiếng nói chung, mọi người mới nên nhờ bên thứ 3 là sàn thương mại điện tử đưa ra giải pháp. Khi muốn khiếu nại, nên chỉ ra lỗi hợp lý từ hàng mình nhận và so sánh với sản phẩm shop đăng để giành ưu thế”, cô nói.
Ngoài ra, khi mua hàng, Hiền cho rằng nên lựa sản phẩm có đánh giá và nhận định món đồ này với giá tiền đó có phù hợp và đúng chất lượng mình đang tìm kiếm hay không để tránh mất thời gian.

Thiên Nhi

Thu hồi Giấy tiếp nhận đăng ký viên uống Nano IQ Mama Care dành cho mẹ bầu và hàng loạt sản phẩm chăm sóc sức khỏe
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 giờ trướcGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành hàng loạt quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký sản phẩm của một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Những khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân bắt buộc phải chịu thuế, người dân cần đặc biệt lưu ý
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 giờ trướcGĐXH - Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, tức là khoản tiền đó có phải là thu nhập chịu thuế hay không, chứ không đơn thuần dựa trên số tiền ra vào tài khoản.

Thông tin mới nhất vụ Công ty C.P. Việt Nam bị 'tố' dùng lợn bệnh
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Thông báo kết luận Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam không có dấu hiệu vi phạm quy định an toàn thực phẩm; không khởi tố vụ án hình sự Vi phạm an toàn thực phẩm.

Người dùng có bị mất tiền trong tài khoản không khi thẻ từ ATM ngừng giao dịch từ 1/7?
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Người dùng đang sở hữu thẻ từ ATM cần thực hiện ngay biện pháp này để giao dịch không bị gián đoạn.

Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc kem massage nhập khẩu Hàn Quốc
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Kem Désembre Derma Science High Frequency được quảng cáo là sản phẩm massage tần sóng cao, giúp phân giải mỡ, giải tỏa cơ căng cứng, thúc đẩy tuần hoàn máu… tuy nhiên, sản phẩm thuộc diện buộc thu hồi trên phạm vi toàn quốc.

Từ 1/7, điểm mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), người làm xuất nhập khẩu cần 'nằm lòng'
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Bộ Công thương ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Ngân hàng BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank thông báo khẩn sẽ ngừng giao dịch với khách hàng nếu chưa thực hiện đúng những quy định này từ hôm nay
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), nhiều ngân hàng tại Việt Nam áp dụng chính sách mới nhằm nâng cao bảo mật, chuẩn hóa hệ thống và tối ưu chi phí vận hành.

5 giao dịch cá nhân phải nộp thuế và 9 giao dịch không bị 'đánh thuế' qua tài khoản ngân hàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, không chỉ dựa vào số tiền ra/vào tài khoản.

Dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn gia đình: Bộ Công Thương nói gì?
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Theo đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương chưa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food - đơn vị có hành vi sản xuất dầu ăn từ dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Loại quả giá rẻ tại Việt Nam, sang Nhật nửa triệu đồng/kg: Hóa ra là "kho" dược liệu quý
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcĐây là loại quả đang vào mùa ở Việt Nam, có giá chỉ từ 11.000 -18.000đ/kg. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, quả được bán với giá đắt đỏ.

Ngân hàng BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank thông báo khẩn sẽ ngừng giao dịch với khách hàng nếu chưa thực hiện đúng những quy định này từ hôm nay
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), nhiều ngân hàng tại Việt Nam áp dụng chính sách mới nhằm nâng cao bảo mật, chuẩn hóa hệ thống và tối ưu chi phí vận hành.