Căn bệnh dễ bùng phát thành dịch tấn công trẻ nhỏ trong thời điểm hiện tại, dắt túi ngay 4 bài thuốc chữa bệnh cho con
Nếu phát hiện sớm theo các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ, bố mẹ hãy bình tĩnh và áp dụng một trong những bài thuốc cho con ngay dưới đây!
Thời tiết giao mùa, cẩn trọng nguy cơ trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết
Vào thời điểm giao mùa hiện nay, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng. Cụ thể, tại TP.HCM, nhiều ca bệnh sốt xuất huyết có xu hướng chuyển nặng do phát hiện chậm được đưa vào cấp cứu tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Trong khi đó, thời gian qua tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc, mưa kéo dài cũng dấy lên nỗi lo dịch sốt xuất huyết bùng phát. Nhất là tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ rất đáng lo ngại vì trẻ có sức đề kháng kém, chưa có vắc-xin tiêm phòng, trong khi dịch bệnh Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp, việc đi thăm khám tại bệnh viện ít nhiều khiến chúng ta e dè hơn xưa.

Trước tình hình đó, cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) khuyên, mọi người nên chú ý mặc quần áo dài tay, khi ngủ cho trẻ ngủ trong màn, không cho trẻ ở nơi ẩm thấp, tối tăm để tránh muỗi đốt. Thường xuyên diệt muỗi bằng các liệu pháp như phun diệt muỗi quanh nhà, dùng vợt điện bắt muỗi...
"Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết . Do đó, để phòng tránh bệnh cho trẻ, bố mẹ cần chú ý kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường để loại bỏ các ổ chứa nước đọng, phun thuốc diệt muỗi... để bảo vệ sức khỏe cho con trẻ cũng như mọi thành viên trong gia đình", lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo.
Trong trường hợp trẻ chẳng may bị bệnh sốt xuất huyết (nhất là khi trong nhà hoặc xung quanh có người bị sốt xuất huyết hãy lưu tâm đến điều này) với các dấu hiệu nhận biết như lên cơn sốt cao, xuất hiện xuất huyết dưới da, niêm mạc, tay, chân, mí mắt, cổ..., cha mẹ có thể cho con sử dụng một trong những bài thuốc dưới đây để điều trị bệnh sốt xuất huyết.

Cha mẹ có thể cho con sử dụng một trong những bài thuốc dưới đây để điều trị bệnh sốt xuất huyết.
Bài thuốc trị bệnh sốt xuất huyết cho trẻ ngay tại nhà, cha mẹ có thể áp dụng kịp thời khi con có dấu hiệu bệnh
Theo lương y Bùi Hồng Minh, khi nhận thấy dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ, cha mẹ có thể thực hiện một trong những bài thuốc dưới đây để điều trị kịp thời:
Bài 1
- Lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 16g, mã đề 16g, sắn dây củ 20g, trắc bách diệp (sao đen) 16g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát. Nếu không có lá trắc bách diệp có thể thay thế bằng lá sen sao đen 12g hoặc kinh giới sao đen 12g. Không có sắn dây thay bằng lá dâu 16g.
- Cách dùng: Toàn bộ số thuốc trên rửa sạch (trừ thuốc được sao) cho vào ấm, đổ 600ml nước đun sôi 30 phút sau đó đổ vào phích để ấm, ngày uống 3 lần.

Những bài thuốc này chỉ phù hợp với trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết độ I, II (nhiệt tà độc xâm phạm phần vệ khí).
Bài 2
- Cỏ nhọ nồi 20g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, hòe hoa sao vàng 12g, cối xay sao vàng 8g, kim ngân (hoa, lá, cuống) 12g, hạ khô thảo 12g, gừng tươi 3 lát. Nếu không có hạ khô thảo thì thay bằng bồ công anh 12g.
- Cách dùng: Toàn bộ thuốc trên rửa sạch (trừ hòe hoa) cho vào ấm, đổ 600ml nước, đun sôi 30 phút, để ấm uống 3 lần trong ngày.
Bài 3
- Cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g, mã đề 16g, gừng tươi 3 lát. Nếu không có hoạt thạch thay bằng lá cối xay 12g. Không có mã đề thay bằng lá tre 16g.
- Cách dùng: Tất cả rửa sạch trừ cam thảo, hoạt thạch, cho vào ấm đổ 600ml nước, đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần.

Nên căn cứ tình trạng cây thuốc ở địa phương mà mua thuốc dùng cho hợp lý.
Bài 4:
- Hoạt thạch 240g, cam thảo 40g.
- Tất cả đều tán bột, sắc với 1,5 lít nước, đun sôi 30 phút để lắng, chắt ra chia 4 lần uống trong ngày. Uống thấy hết sốt thì dừng ngay.
Lưu ý: Nên căn cứ tình trạng cây thuốc ở địa phương mà mua thuốc dùng cho hợp lý. Lương y Bùi Hồng Minh cũng khuyến cáo, những bài thuốc trên chỉ phù hợp với trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết độ I, II (nhiệt tà độc xâm phạm phần vệ khí).
Tuy nhiên cần lưu ý, trẻ tùy từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe... sẽ được tư vấn cụ thể số lượng thuốc mỗi bài giảm đi bao nhiêu để phù hợp nhất. Tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ Đông y trong trường hợp cụ thể của con. Nếu trẻ bị sốt xuất huyết xuất hiện chuyển biến nặng như hạ huyết áp, vật vã li bì... cần nhanh chóng đưa trẻ nhập viện và điều trị kịp thời.
Theo Nhịp Sống Việt

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D
Sống khỏe - 1 giờ trướcVitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 14 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.