Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn bệnh khiến ca sĩ Như Quỳnh khốn khổ 20 năm, hàng triệu người Việt mắc phải

Thứ hai, 19:45 25/03/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nam danh hài Trấn Thành tiết lộ nữ ca sĩ sinh năm 1970 gặp tình trạng này đã 20 năm, phải thường xuyên sử dụng thuốc hỗ trợ, do đó giọng của chị cũng thường có vấn đề.

Mới đây, MC Trấn Thành bày tỏ sự ngưỡng mộ ca sĩ Như Quỳnh khi livestream (phát trực tiếp) giao lưu cùng người hâm mộ. Đồng thời, Trấn Thành cũng tiết lộ tình hình sức khỏe của giọng ca Duyên phận khiến khán giả bất ngờ trong phần chia sẻ của mình.

20 năm "làm bạn" với mất ngủ

Nam danh hài tiết lộ nữ ca sĩ sinh năm 1970 đang gặp tình trạng mất ngủ và phải thường xuyên sử dụng thuốc hỗ trợ. MC sinh năm 1987 cũng cho biết, ca sĩ Như Quỳnh uống thuốc ngủ quá nhiều "nên giọng của chị thường có vấn đề. Và chị cũng thường bị căng thẳng, tuột can-xi nên bị giật động kinh”.


Nữ ca sĩ Như Quỳnh đã mắc chứng mất ngủ 20 năm qua.

Nữ ca sĩ Như Quỳnh đã mắc chứng mất ngủ 20 năm qua.

Trước đó, khi trả lời phỏng vấn báo chí vào đầu năm 2018, nữ ca sĩ Như Quỳnh cũng chia sẻ thông tin về tình trạng sức khỏe của mình. Cô tiết lộ mình bị mất ngủ suốt 20 năm nay vì lịch trình diễn dày đặc, phải di chuyển nhiều nơi với những múi giờ khác nhau. Nữ ca sĩ cũng đã tìm đến bác sĩ và được yêu cầu phải uống thuốc.

Người bị mất ngủ sẽ mệt mỏi, dễ nóng giận, quên, hay do dự, ảo giác

Theo ThS Phạm Tiến Phương, Khoa Nội thần kinh - Đột quỵ, Bệnh viện Gia An 115 (TP HCM), giấc ngủ là một hành vi quan trọng của cuộc sống, chiếm 1/3 cuộc sống. Tuy nhiên, các thống kê y khoa cho thấy có khoảng 30% người lớn có rối loạn giấc ngủ.

Mất ngủ là một trong bốn triệu chứng chính đặc trưng nhất của các rối loạn giấc ngủ. BS Trịnh Tất Thắng, Gíam đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM nói nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ rất đa dạng. Trong đó, tỷ lệ mất ngủ chiếm khoảng 10-15% trong dân số (nghĩa là khoảng 9,5 - 14 triệu người Việt mất ngủ).

Mất ngủ tạm thời thường gặp nhất, chứng này xuất hiện vài đêm hoặc trong thời gian ngắn một vài tuần, ở những người bình thường. Mất ngủ tạm thời là rối loạn hay gặp nhất chiếm 30 - 40% dân số.

Người khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, chập chờn trong giấc ngủ, thời gian ngủ không đủ,… khiến sáng hôm sau cảm thấy mệt mỏi, uể oải, tinh thần suy nhược thì đó chính là những dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ.

Những biến cố trong cuộc sống như: tang tóc, khó khăn về kinh tế, gia đình, nghề nghiệp... Sinh hoạt không điều độ: Ngủ trưa quá nhiều, lạm dụng các chất kích thích, đi ngủ, thức dậy thất thường, chơi thể thao buổi tối, công việc quá nhiều. Các bệnh cơ thể: Đau cấp, ho, sốt, mẩn ngứa dị ứng… hay môi trường: Tiếng ồn, độ cao, phòng ngủ không thích hợp… là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ tạm thời.

Người bị mất ngủ sẽ mệt mỏi, dễ nóng giận, quên, hay do dự, ảo giác. Nghiêm trọng hơn, rối loạn giấc ngủ dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng 83%; suy giảm hệ thống miễn dịch, suy nhược cơ thể, thần kinh; suy giảm trí nhớ; nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, cơ xương khớp, gan mật…

Mất ngủ lâu dài sẽ dẫn đến hội chứng quên, rối loạn trí nhớ, đặc biệt là những bệnh tâm thần bùng phát như bệnh trầm cảm, tâm thần phân liệt. Trong thực tế, nhiều người mất ngủ thường có tình trạng lạm dụng thuốc ngủ mà không có chỉ định của bác sĩ hoặc lạm dụng các chất kích thích như rượu bia để tìm đến giấc ngủ.

Ngoài những người mất ngủ (tạm thời hoặc mất ngủ thứ phát do bệnh tâm thần hay bệnh thực thể gây ra), lại có những người không tìm thấy nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào. Biểu hiện duy nhất là mất ngủ.

BSCKI Thiều Quang Hùng, Phó Giám đốc BV Tâm thần TP Cần Thơ cho biết, phần lớn bệnh nhân trầm cảm thường có rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, mất ngủ còn làm nặng thêm các bệnh lý khác.

Theo bác sĩ Hùng, mất ngủ có thể khiến tình trạng trầm cảm trầm trọng thêm, là nguyên nhân dẫn đến tự sát. Theo một số kết quả nghiên cứu về vấn đề tự sát, cho thấy, 1% bệnh nhân trầm cảm ở giai đoạn đầu tiên trong 12 tháng có nguy cơ tự sát và 15% bệnh nhân chết do tự sát nếu bệnh tái phát lần thứ hai. Có thể thấy, giữa mất ngủ, trầm cảm và tự sát có mối liên hệ với nhau. Do vậy, người có rối loạn giấc ngủ, cần được xác định nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp.

Vệ sinh giấc ngủ, rất quan trọng

Các bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần “vệ sinh giấc ngủ”, là yêu cầu cần thiết trong việc điều trị rối loạn giấc ngủ, để chuẩn bị những bước để giấc ngủ thuận lợi, ngon hơn.

Trước hết, cần làm sạch trí óc, bỏ ra ngoài những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi hay gây gổ trong gia đình, công việc... Có thể trò chuyện vui với người thân, đi dạo, đọc vài trang sách hay làm việc nhẹ nhàng trước khi ngủ. Không nên ngủ ngay sau khi vừa kết thúc một công việc trí óc hoặc chân tay căng thẳng, nặng nhọc.

Ngoài ra, cần làm sạch bụng, không nên ngủ ngay sau khi ăn no, uống quá nhiều nước trước lúc ngủ. Cùng đó, hãy làm sạch thân thể trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, tắm nước ấm giúp dễ chịu, thư thái dễ ngủ. Phòng ngủ cũng cần được làm sạch, nhiệt độ phòng mát vừa phải.

Một yếu tố cần làm sạch khác là tiếng ồn. Hãy tắt tất cả các âm báo điện thoại, đồng hồ, ti vi...

T. Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 25 phút trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 27 phút trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 18 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 19 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 21 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 23 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Top