Cần biết điều này khi bị rắn độc cắn
GiadinhNet - Tại Trung tâm Nuôi trồng – Nghiên cứu- Chế biến dược liệu Quân khu 9 (Trại rắn Đồng Tâm) Châu Thành, Tiền Giang, mỗi năm tiếp nhận từ 1.500- 2.000 ca bị rắn độc cắn đến điều trị. Những tình huống khi bị rắn cắn thường xảy ra rất nhanh và bất ngờ, khiến nạn nhân và gia đình lúng túng, nhất là nếu không biết cách xử lý, sơ cấp cứu ban đầu, sẽ dễ dẫn đến tình trạng nguy kịch, vì nọc rắn bộc phát rất nhanh. Vậy, làm thế nào để sơ cứu đúng cách khi bị rắn cắn?
Khi bị rắn cắn cần phân biệt rắn có nọc độc và rắn không có nọc độc bằng vết cắn.
Nhận diện rắn độc, rắn thường qua vết cắn
Để xác định điều này, có thể dựa vào dấu răng ngay tại hiện trường và những dấu hiệu triệu chứng tại chỗ:
Đối với rắn độc cắn: Thường có hai dấu răng, hay dân gian thường gọi đó là hai dấu móc độc. Khi rắn cắn xong, sẽ để lại ngay trên da, kèm theo những triệu chứng rõ rệt như đau nhức, tê buốt, sung nề, chảy máu. Nếu phát hiện muộn, sẽ xuất hiện các triệu chứng toàn thân. Như đối với họ rắn hổ, sẽ làm tổn thương hệ thần kinh, làm bệnh nhân liệt chi, sụp mi mắt, nói ngọng, suy thở, gây hôn mê.
Đối với họ rắn lục, thường làm tổn thương về máu như rối loạn cơ chế đông máu, gây xuất huyết tại chỗ, xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, hay xuất huyết nội tạng, suy thận. Bệnh nhân cũng có thể tiểu tiện, đại tiện ra máu.
Đối với rắn lành: Không có hai dấu răng, mà sẽ là cả hàm răng hình cung ngay trên da, gây tổn thương nông, có thể gây rớm máu, dấu răng sẽ mất sau 2-3 giờ đồng hồ, ít có triệu chứng tại chỗ như sưng nề, đau nhức, nóng, đỏ như rắn hổ và rắn lục cắn.
Cách xử lý khi bị rắn cắn
Đa số các nạn nhân bị rắn cắn chủ yếu là về đêm. Thường nạn nhân không xác định được có phải rắn hay không, rắn thường hay rắn độc, có người bắt được rắn mang đến nhận diện. Tuy nhiên, phần lớn là do các bác sĩ ở trung tâm, bằng kinh nghiệm của mình sẽ biết là rắn loại nào và cần sử dụng huyết thanh nào để điều trị. Sau đây là các bước xử lý khi rắn cắn.
Bước 1: Băng ép (thắt garo tĩnh mạch) trên chỗ cắn từ 3-5cm, càng sớm càng tốt, băng bằng cuộc băng to bản, hay dây cao su hoặc dây tự tạo như dây nilon, dây vải… giúp máu ở động mạch có thể xuống được, nhưng máu tĩnh mạch thì không lên được. Cách này áp dụng cho những trường hợp rắn cắn ở chi, nhằm hạn chế nọc độc theo máu tĩnh mạch về tim khuếch tán đi toàn cơ thể.
Bước 2: Dùng các loại thuốc sát khuẩn nếu có như Povidine, nước muối hoặc nước xà bông hay nước sạch, rửa sạch vết thương. Nếu không có thì có thể dùng các lá cây có vị chua, vị chát, chà xát lên vùng vết thương, nhằm làm sạch lượng nọc còn bám dính trên da chỗ cắn.
Bước 3: Nếu không phải là rắn lục cắn, ta có thể dùng các dụng cụ trích rạch nặn máu ở phần chi phía dưới ga rô, ngay dấu cắn, để đưa bớt nọc độc ra ngoài. Vì khi băng ép (ga rô tĩnh mạch) lượng máu tĩnh mạch có nọc độc sẽ bị ứ lại ở phần dưới ga rô.
Bước 4: Băng vết thương, cố định chi bị cắn và vận chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế gần nhất.
Điều lưu ý: Không được đến các thầy lang, thầy vườn để điều trị. Trên đường đi chưa tới bệnh viện thì không được nới hoặc tháo băng ép, trường hợp bị cắn ở gần bệnh viện lớn thì không cần ga rô và trích rạch, chỉ rửa sạch băng bó vết thương đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Không được chườm đá vì có thể gây hại cho nạn nhân bị rắn độc cắn, điều này đã được khoa học chứng minh.
Cách hạn chế, phòng ngừa rắn cắn
Không được đùa nghịch với các loại rắn, nhất là trẻ em với bản tính thích khám phá và thường hay nghịch ngợm.
Không nên đi vào bụi rậm, ẩm thấp, nơi có rắn dễ trú ngụ. Nếu vì công việc bắt buộc phải vào các khu vực này, phải có đèn pin. Cần dùng các dụng cụ xua đuổi rắn trước khi vào. Mang dụng cụ bảo hộ như găng tay, ủng và một đoạn dây cao su để nếu không may bị rắn cắn có thể xử lý ngay.
Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Hạn chế đến gần các đống gạch, bụi rậm, bãi rác, nơi nhiều chuột, tổ mối…
Cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, lũ lụt, mùa thu hoạch và ban đêm.
Đội mũ rộng vành nếu đi trong rừng, khu vực nhiều cây cỏ.
Những người tắm hoặc giặt ở các vùng nước đục ở cửa sông hoặc một số vùng bờ biển cũng có thể dễ bị rắn cắn.
Đối với ở nhà, cần phát quang xung quanh, vệ sinh sạch sẽ để hạn chế rắn trú ngụ.
Trước đây, Việt Nam chưa sản xuất được huyết thanh, vì vậy tỉ lệ bị rắn cắn dẫn đến tình trạng tử vong rất cao. Nhưng từ năm 2004, huyết thanh được sử dụng rộng rãi hơn. Do vậy, tỉ lệ người chết do rắn cắn đã giảm đáng kể. Tại các khoa chống độc của các bệnh viện đều có các huyết thanh để xử lý hiệu quả những trường hợp bị rắn độc cắn. Đặc biệt điều trị rắn cắn tại Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến dược liệu Quân khu 9 được hoàn toàn miễn phí.
Hoa Quỳnh (T/h)
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 16 phút trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 59 phút trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 17 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 21 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.