Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần làm gì để giúp trẻ ổn định tinh thần sau những cú sốc, khủng hoảng tâm lý?

Thứ tư, 21:09 31/08/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, sau khi gặp sự cố, trẻ có thể bị sang chấn tâm lý, vì vậy cần có người thân túc trực bên cạnh để can thiệp kịp thời nếu trẻ có những biểu hiện bất thường.

Thời gian qua, các câu chuyện đau lòng về việc trẻ em bị bạo hành đã khiến nhiều người xót xa. Nạn nhân là những đứa trẻ ở mọi lứa tuổi. Dù bị bạo hành dưới nhiều hình thức khác nhau song các nạn nhân đều bị chung một hậu quả đó là bị sang chấn tâm lý, khủng hoảng về mặt tinh thần hoặc nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác về sau.

Mới đây nhất là vụ bé trai 3 tuổi ở Hà Nam bị hàng xóm bạo hành, nhốt vào tủ đông đã khiến dư luận phẫn nộ. Dù may mắn không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên, nhận định về vấn đề sức khỏe tinh thần của cháu bé, các bác sĩ cho biết, sau sự cố này, chắc chắn vấn đề tâm lý của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

Theo Trung tâm Tư vấn và Chăm sóc rối nhiễu tâm trí – Trung ương Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, trẻ bị bạo hành không chỉ chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe thể chất, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của trẻ.

Cần làm gì để giúp trẻ ổn định tinh thần sau những cú sốc, khủng hoảng tâm lý? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngoài việc bị bạo hành, một số yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ gồm: Bị lạm dụng tình dục, bị cướp trói, nhốt trong hầm tối, trong rừng, bị tra tấn, khủng bố, bị bắt cóc, thoát chết sau tai nạn lật xe, chìm tàu, cháy nổ, ngã từ trên cao, bị đuối nước, bị xe cán, hoặc chứng kiến các sự kiện khủng khiếp như: Người thân qua đời, bị tai nạn, chứng kiến người thân, bạn bè tự tử; mất đột ngột một phần cơ thể...

Theo BSCKI Thành Ngọc Minh - Trưởng Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, thông thường, trẻ giao tiếp bằng cả lời nói và cử chỉ. Tuy nhiên, sau khi gặp phải các sang chấn, trẻ có thể bị rối loạn tâm lý, từ đó không giao tiếp bằng cả hai. Một số trường hợp khác, trẻ chỉ giao tiếp bằng các ám hiệu.

Mặt khác, sau những sự cố khủng hoảng, trẻ hay có biểu hiện cảnh giác quá mức; trẻ dễ giật mình; mệt mỏi, kiệt sức; ngủ không yên giấc. Cùng với đó, trong nhận thức, trẻ thường có những suy nghĩ và ký ức về sự cố đã xảy ra (dù không muốn), hình dung về sự kiện cùng những cơn ác mộng; mất định hướng, nhầm lẫn…

Hơn nữa, trẻ thường có xu hướng né tránh những địa điểm và hoạt động gợi nhớ đến sự kiện gây sang chấn, né tránh tiếp xúc hoặc cách ly về mặt xã hội, mất hứng thú trong các hoạt động thường nhật.

Làm gì để giúp trẻ ổn định tâm lý?

BS Thành Ngọc Minh cho biết, so với người lớn, hầu hết trẻ em gặp rối loạn stress sau sang chấn sẽ có những biểu hiện nhẹ hơn, thời gian để "chữa lành" cũng nhanh hơn. Song, trẻ cần được điều trị và phát hiện kịp thời.

Nếu để tình trạng này kéo dài, bên cạnh việc hạn chế ngôn ngữ còn có thể gây ra các xung đột quá mức, khiến trẻ lầm lì, cục cằn trong ứng xử. Khi rơi vào trạng thái rối loạn ngôn ngữ có thể dẫn đến rối loạn tâm lý, từ đó trở thành các bệnh lý, khiến trẻ nghiện game, trầm cảm…

Do đó, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, sau khi gặp sự cố, trẻ cần có người thân túc trực bên cạnh để can thiệp kịp thời nếu trẻ có những biểu hiện bất thường. Đối với trẻ nhỏ, người lớn cần động viên cho bé bình tĩnh lại, gần gũi, an ủi, vuốt ve âu yếm trẻ. Luôn động viên và làm cho bé hiểu rằng bố mẹ luôn yêu thương quan tâm đến bé, luôn ở bên cạnh để bé cảm thấy an lòng và tin cậy, giúp trẻ cảm thấy không bơ vơ, đơn độc đối phó với sang chấn.

Bên cạnh đó, tránh bắt trẻ kể lại sự việc khủng khiếp đã xảy ra, trừ khi trẻ tự mình kể lại chuyện đó. Điều cần thiết nhất là cần tôn trọng phản ứng của trẻ. Người nhà, bè bạn, thầy cô, xã hội cần tránh nhắc lại hay vô tình "làm mới" ký ức đau buồn của trẻ, tránh ruồng bỏ, khinh thường trẻ.

Ngoài những việc trên, sau khi trải qua sự cố, người lớn cố gắng giúp trẻ duy trì nề nếp sinh hoạt hàng ngày như trước. Giúp trẻ giảm dần nỗi sợ hãi bằng cách tạo điều kiện đưa trẻ đi du lịch, giải trí, nghe nhạc vui tươi, tập thể dục, tham gia các công việc hàng ngày.

Trường hợp trẻ có nhiều biểu hiện sang chấn tâm lý, sợ hãi tăng dần, người lớn có thể tìm đến sự hỗ trợ chăm sóc từ các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia tâm lý để giúp trẻ sớm có thể ổn định tinh thần, thích nghi và hòa nhập cuộc sống bình thường.

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Mít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Đi bộ mà có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cholesterol đang 'chạm đỉnh nóc', muốn tuổi thọ cao hay trẻ lâu cũng khó

Đi bộ mà có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cholesterol đang 'chạm đỉnh nóc', muốn tuổi thọ cao hay trẻ lâu cũng khó

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Khi cholesterol đang cao bất thường, cơ thể sẽ phản ứng thông qua 5 dấu hiệu này khi đi bộ mà ít người biết.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh suy thận, người trẻ cũng cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh suy thận, người trẻ cũng cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Những biến chứng của bệnh suy thận vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết.

3 loại rau dễ 'ngậm thuốc trừ sâu' nhất chợ, nhất là cái số 1

3 loại rau dễ 'ngậm thuốc trừ sâu' nhất chợ, nhất là cái số 1

Sống khỏe - 10 giờ trước

Rau là nguồn thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề "rau bẩn" với lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất tồn dư trong rau củ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ăn nhiều thứ này, một loại ung thư phổ biến dễ di căn hơn

Ăn nhiều thứ này, một loại ung thư phổ biến dễ di căn hơn

Sống khỏe - 11 giờ trước

Các nhà khoa học Tây Ban Nha cảnh báo về một kiểu ăn có thể kích hoạt các cơ chế tạo điều kiện cho ung thư di căn.

Loại quả giúp chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con lại ngăn ngừa tới 6 loại ung thư: Việt Nam bán vừa nhiều vừa rẻ

Loại quả giúp chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con lại ngăn ngừa tới 6 loại ung thư: Việt Nam bán vừa nhiều vừa rẻ

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Ngoài tác dụng chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con và ngăn ngừa tới 6 loại ung thư, chị em ép loại quả này lấy nước uống còn mang đến hiệu quả chống lão hóa rất tốt.

10 cách cải thiện đau bụng kinh tại nhà có thể bạn chưa biết

10 cách cải thiện đau bụng kinh tại nhà có thể bạn chưa biết

Sống khỏe - 16 giờ trước

Đau bụng kinh có thể khiến chị em mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng với các cách đơn giản sau, bạn có thể cải thiện đau bụng khi đến tháng hiệu quả.

5 thói quen dùng mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sinh độc nhưng nhiều người vẫn làm

5 thói quen dùng mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sinh độc nhưng nhiều người vẫn làm

Sống khỏe - 18 giờ trước

Mì chính hay bột ngọt là gia vị quen thuộc trong căn bếp của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nêm nếm mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sản sinh độc tố bên trong món ăn.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

Top